Người lính xe tăng tận tâm trên “trận tuyến” đời thường
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương Tấm gương sáng giữa đời thường Người “gieo chữ” bằng trái tim yêu nghề |
Sinh năm 1952, lớn lên ở Nghệ An, vùng đất chắt chiu từ lửa và gió, chàng trai Ngô Sỹ Nguyên năm 19 tuổi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Gầy gò, chỉ nặng 40kg, ông từng bị loại vì không đủ sức khỏe. Thế nhưng, khát vọng được chiến đấu vì Tổ quốc mãnh liệt đến mức ông không ngừng năn nỉ, xin được ra trận. Và rồi, sau ba tháng huấn luyện bộ binh, ông được chọn vào lực lượng Tăng thiết giáp.
Tháng 12/1971, ông chính thức trở thành pháo thủ của chiếc xe tăng mang số hiệu 390 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2. Một chiếc xe - một đời binh nghiệp.
![]() |
Cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên. |
Trận đánh lịch sử mà cả dân tộc ghi nhớ cũng chính là khoảnh khắc không thể nào quên trong đời người lính trẻ. Ngày 30/4/1975, giữa trưa Sài Gòn, chiếc xe tăng 390 nhận lệnh tiến thẳng vào Dinh Độc Lập - cứ điểm cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên ngồi phía sau khẩu pháo, chứng kiến khoảnh khắc thép vỡ vụn và lịch sử bước sang trang mới.
“Tiếng động cơ gầm lên, xe lao về phía cổng sắt. Một cú húc, cổng sập. Xe tăng 390 trở thành chiếc xe đầu tiên tiến vào Dinh. Chỉ nửa giờ sau, chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng. Người dân Sài Gòn phất cờ đỏ sao vàng khắp nơi, rợp trời như sóng vỗ…”, ông nhớ lại.
Sau chiến thắng đó, ông Nguyên cùng đồng đội tiếp tục tham chiến tại biên giới Tây Nam, rồi lại về Bắc phục vụ biên giới phía Bắc trong suốt 10 năm. Gắn bó với chiếc xe tăng 390 từ những năm tháng tuổi trẻ, ông chứng kiến nó trở thành Bảo vật Quốc gia vào năm 2012 như một phần máu thịt của lịch sử.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông Ngô Sỹ Nguyên trở về Hà Nội, bắt đầu lại từ những công việc bình dị nhất. Năm 1982, ông về làm công nhân xếp dỡ hàng tại Cảng Phà Đen (nay là Cảng Hà Nội). Sau đó, rời cảng, ông mưu sinh bằng xe ba bánh, rồi học lái ô tô, lấy bằng E, chính thức lái xe buýt tuyến 28 và 37 cho Xí nghiệp xe buýt 10/10.
![]() |
Ông Ngô Sỹ Nguyên (người ngồi ngoài cùng bên trái) cùng kíp chiến đấu xe tăng 390 kể lại khoảnh khắc lịch sử 50 năm trước. |
Có người từng bảo, lái xe buýt là nghề vất vả, ít ai nghĩ một cựu binh từng lăn lộn chiến trường lại chọn con đường ấy. Nhưng với ông Nguyên, đó lại là “một trận tuyến khác” - nơi ông vẫn giữ kỷ luật, tính cẩn thận và tinh thần phụng sự như những ngày trận mạc.
“Người dân đi xe buýt là đồng bào, là nhân dân. Mình từng lái xe tăng bảo vệ họ, thì lái xe buýt cũng vậy, bảo vệ bằng sự an toàn, bằng từng vòng cua chắc tay”, ông chia sẻ mộc mạc.
Suốt 10 năm, ông luôn được đồng nghiệp quý mến, hành khách yêu mến. Với ông, cống hiến không cần danh xưng, chỉ cần tâm và trách nhiệm. Năm 2012, ông nghỉ hưu. Từ đó đến nay, ông sống điềm đạm bên vợ con, chăm nom cháu nhỏ, thỉnh thoảng đi họp hội cựu chiến binh, tìm về chiến trường xưa hoặc ngồi cùng đồng đội cũ, những người cùng ông húc đổ “cánh cổng cuối cùng” của chiến tranh.
Cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên vẫn được nhân dân xã Thanh Liệt nhắc đến với sự kính trọng đặc biệt. Không chỉ bởi hào quang của chiếc xe tăng năm xưa, mà bởi lối sống mẫu mực, khiêm nhường, trách nhiệm. Ông thường xuyên tham gia cùng Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã trong các hoạt động xã hội, chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ tinh thần cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh niên và học sinh.
![]() |
Cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên thăm đồng đội, kể chuyện ngày giải phóng. |
Tại địa phương, ông là người có tiếng nói uy tín, luôn khuyên nhủ con cháu sống tử tế, tuân thủ pháp luật, học hành chăm chỉ để góp phần xây dựng quê hương. Ông bảo: “Người lính không chỉ chiến đấu bằng súng, mà còn bằng lời nói và hành động sau hòa bình. Phải sống sao cho xứng với những người đã ngã xuống”.
Với nhiều người trẻ, ông Nguyên là biểu tượng của sự kiên định. Người đã từng gõ cửa nhiều lần để được ra trận, từng ngồi sau khẩu pháo chiến đấu đến tận ngày đất nước độc lập, giờ đây vẫn giữ cho mình ngọn lửa ấy, không phai.
Chiều xuống trên mảnh đất Thanh Liệt. Ánh nắng vàng nhạt soi nghiêng qua vòm cây, hắt vào tấm ảnh cũ chụp chiếc xe tăng 390. Trong bức ảnh ấy, người lính năm xưa - ông Ngô Sỹ Nguyên đang ngồi cạnh đồng đội, giữa trời Sài Gòn trưa 30/4/1975.
50 năm trôi qua, không phải chỉ là chuyện một chiếc xe húc đổ cổng sắt, mà là một đời người gắn bó với nghĩa vụ, với nhân dân. Câu chuyện của ông không chỉ để kể về chiến công, mà để nhắc rằng: Có những người lính, dẫu đã rời chiến trường, nhưng chưa từng rời trận tuyến của đời vẫn đang lặng lẽ giữ gìn những giá trị mà họ đã chiến đấu để giành lấy.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp

Tỷ giá USD hôm nay (28/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (28/7): Vàng trong nước ổn định

Giá xăng dầu hôm nay (28/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Không Messi, Inter Miami bất lực trước Cincinnati trên sân nhà

Lội ngược dòng ngoạn mục, cầu mây nữ Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng lịch sử
Tin khác

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm
Việc làm 27/07/2025 21:25

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính
Việc làm 27/07/2025 08:41

Công đoàn Việt Nam: Tự hào 96 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước
Hoạt động 27/07/2025 08:20

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
Hoạt động 26/07/2025 14:47

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu
Việc làm 26/07/2025 12:24

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương
Vì lợi ích đoàn viên 25/07/2025 20:39

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025
Chính sách 25/07/2025 20:10

Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia
Chính sách 25/07/2025 16:04

Gần 1.300 công nhân cùng dự “Bữa cơm Công đoàn”
Hoạt động 25/07/2025 15:41

Hội nghị Chi bộ Báo Lao động Thủ đô nhiệm kỳ 2025 - 2027
Hoạt động 25/07/2025 12:54