-->

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy

Là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024 - cô Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) có hơn 20 năm công tác trong ngành. Trước khi được bổ nhiệm quản lý vào năm 2022, cô đã gắn bó và giảng dạy tại Trường Tiểu học Lê Lợi 17 năm.

Đến với Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm, ai cũng đều ấn tượng bởi đội ngũ nhà giáo vững vàng về chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo và thân thiện, đặc biệt là cô Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng nhà trường. Dù ở bất kỳ cương vị nào, nữ nhà giáo luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng đổi mới, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Cô Phan Thị Thúy An được tuyên dương “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.

Với cô Thúy An, sự tâm huyết với nghề không chỉ là hết mình trong chuyên môn mà còn là tình yêu thương, lòng nhân ái với học trò. Trong những năm tháng giảng dạy, tại các lớp cô chủ nhiệm, có những học sinh hoàn cảnh khó khăn, nhiều em thiếu thốn tình cảm của gia đình, nên sinh ra tính bẳn gắt, sống khép mình với thầy cô, bạn bè.

Với những học trò có hoàn cảnh như vậy, ngoài sự quan tâm trong quá trình giảng dạy, cô luôn tự nhủ mình hãy là người mẹ thứ hai của các con, gần gũi, trò chuyện, hỏi han mỗi ngày để tạo động lực và chỗ dựa tinh thần cho học sinh.

Trên vai trò là một nhà quản lý, cô luôn trăn trở và suy nghĩ rất nhiều với mong muốn thay đổi để tạo điểm nhấn cho ngôi trường, không ngừng tích cực nâng cao chất lượng chuyên môn, đặc biệt là chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Cô luôn trực tiếp đồng hành cùng giáo viên trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa và làm tốt công tác truyền thông cho nhà trường.

Với trăn trở, suy nghĩ và mong muốn thay đổi để tạo điểm nhấn cho Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm, cô giáo Thúy An đã đưa ra 2 điểm đổi mới về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, đặc biệt là chất lượng đội ngũ nhà giáo, chú trọng nâng cao chất lượng các tiết dạy của giáo viên, giúp học sinh hứng thú trong các giờ học. Đồng thời, đề xuất những giải pháp hiệu quả, như: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng cho giáo viên; tổ chức các chương trình hoạt động “trải nghiệm”, “ngoại khóa”, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện các kỹ năng…

Sáng kiến của cô giáo Thúy An cũng đã được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận “Đạt tiêu chuẩn để xét các danh hiệu thi đua cấp Thành phố và cấp Nhà nước”, được phổ biến để đồng nghiệp cùng áp dụng.

Năm 2023, cô giáo Thúy An tiếp tục thực hiện công trình khoa học: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” và cũng là đề tài luận văn Thạc sĩ được cô giáo bảo vệ thành công trong tháng 4/2024 vừa qua.

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Bài “Vè khám phá” giúp học sinh thêm khắc ghi bài học.

Không ngừng vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực, tháng 5 và tháng 7/2024, cô giáo Thúy An có 2 tham luận: “Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội tại Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm, Sơn Tây, Hà Nội”; “Nâng cao chất lượng giáo dục môi trường Hà Nội cho học sinh tại Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội”, tham gia đóng góp tại các hội thảo khoa học do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức. Bài tham luận được in trong cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giáo dục địa lý và môi trường Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố”, dùng làm tài liệu trong các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học.

Lan toả những cách làm hay

Trong quá trình dự giờ thăm lớp, nhận thấy các tiết dạy của giáo viên còn khô khan, chưa thu hút được sự tập trung của học sinh, học sinh chưa khắc sâu ghi nhớ được kiến thức sau mỗi bài học, cô Thúy An đã rất trăn trở làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng các giờ học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức.

Bằng kinh nghiệm bản thân tích lũy được trong những năm tháng đứng trên bục giảng, cô Thúy An đã lan tỏa và đưa hình thức đặt vè vào hoạt động củng cố bài học, nhằm mục đích giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.

Mỗi dòng của bài vè thường có 4 tiếng với vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc nhưng quan trọng là bao hàm được các nội dung kiến thức của bài học. Một số bài vè đạt hiệu quả cao trong giảng dạy có thể kể đến như: Vè tích cực, Vè Làng Cổ, Vè chùa Mía, Vè ngăn nắp, Vè giao thông, Vè lời hứa, Vè khám phá, Vè cảm ơn, Vè xin lỗi... khiến học sinh rất thích thú.

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Từng câu vè đều mang những thông điệp bài học ý nghĩa giúp học sinh nhớ lâu.

“Khi đặt vè, chúng ta nên đặt các câu vè ngắn gọn, có vần điệu, dễ thuộc. Về câu từ, ý tứ câu vè cần phải rất rõ ràng, giản dị dễ nhớ. Tùy vào nội dung và chủ đề của từng bài học, từng môn học để lựa chọn cách đặt vè sao cho đạt hiệu quả tốt nhất”, cô Thúy An trao đổi thêm.

Cô đã lan tỏa được cách làm này tới nhiều bạn bè đồng nghiệp, khuyến khích học sinh biết tự đặt vè, cùng nhau xây dựng được một cẩm nang đồ dùng dạy học chính là các bài vè cho các khối lớp để có thể vận dụng hiệu quả trong giảng dạy. Lòng yêu nghề, sự tâm huyết, sáng tạo trong những năm tháng dạy học cô Thúy An đã dành trọn cho các em học sinh thân yêu.

Theo bà Phan Thị Thu Hương - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây, cô Phan Thị Thúy An là một cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, lối sống chan hòa và rất tận tâm trong công việc. Không chỉ vậy, cô có nhiều đổi mới, sáng tạo trong quản lý và giảng dạy. Tất cả những cống hiến đó đã và đang phát huy những hiệu quả tích cực được các cấp lãnh đạo ghi nhận; đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin yêu.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, với những nỗ lực, cố gắng, sáng tạo, tâm huyết trong quá trình giảng dạy và công tác, nhiều năm cô Phan Thị Thúy An đã được UBND thị xã Sơn Tây, UBND thành phố Hà Nội khen thưởng; năm 2022 được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng Băng khen. Tháng 11/2024, nhà trường vinh dự có cô giáo Thúy An đạt giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo” lần thứ VIII - năm 2024.

Được biết, ngoài những thành tích trên, năm học 2023 - 2024, cô Phan Thị Thúy An còn đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 3 năm tham gia Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố; 5 năm nhận giấy khen “Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; Bằng khen đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2021 - 2022; Giấy khen “Đã có thành tích trong phong trào “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo thị xã Sơn Tây năm 2022”; Giấy khen “Đã có thành tích trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” thị xã Sơn Tây năm 2023”.

H.Phong - Đ.Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty Cổ phần Trường quốc tế Sao Mai (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) đã thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Công đoàn phát động. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đoàn viên, người lao động là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm chính trị- hành chính của các tỉnh, thành là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân.
Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Chí Toàn (SN 1968, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và các đối tượng có liên quan cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án hình sự, xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

Vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tập thể LĐLĐ huyện Thạch Thất và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch LĐLĐ huyện, vinh dự được nhận Bằng khen vì có thành tích trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2024.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.

Tin khác

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động