--> -->

Người giữ lửa nghề Tò he

Giữa nhịp sống hiện đại, khi những trò chơi truyền thống dần bị lãng quên, nghệ nhân Nguyễn Văn Thành, người con làng Xuân La (Phú Xuyên, Hà Nội), vẫn âm thầm giữ lửa nghề Tò he, đưa nét tinh hoa dân gian vươn xa ra thế giới.
Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La Hành trình “vượt lũy tre làng” của làng nghề tò he Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Hơi thở văn hóa từ đất và sắc màu

Nghề nặn Tò he vốn là một trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với ký ức tuổi thơ của bao thế hệ người Việt. Những con giống nhỏ xinh như con gà, con voi, ông bụt, cô tiên…được nặn từ bột gạo nhuộm màu thực phẩm không chỉ là món quà trẻ thơ, mà còn là kết tinh của sự khéo léo, óc thẩm mỹ và chiều sâu văn hóa dân gian.

Tuy nhiên, giữa những biến động của thời đại, làng nghề Tò he Xuân La, cái nôi duy nhất còn lưu giữ được nét tinh hoa cổ truyền ấy, từng đối mặt với nguy cơ mai một. Sự suy giảm về lượng nghệ nhân, sự thiếu mặn mà của thế hệ trẻ và áp lực kinh tế đã khiến nhiều người bỏ nghề, khiến nghề truyền thống đứng bên bờ vực lãng quên.

Người giữ lửa nghề Tò he
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành hơn 30 năm cống hiến không mỏi mệt cho nghệ thuật truyền thống.

Chính trong hoàn cảnh ấy, nghệ nhân Nguyễn Văn Thành đã đứng lên như một người thủ lĩnh văn hóa. Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của nghề, anh không chỉ chứng kiến sự hưng thịnh mà còn trăn trở khi thấy làng nghề dần mai một. Không chấp nhận để một di sản quý báu bị thất truyền, anh đã quy tụ các nghệ nhân và những người tâm huyết để thành lập Câu lạc bộ Làng nghề Tò he, giữ lửa đam mê và khơi nguồn sáng tạo.

Khi đó, trên cương vị Chủ nhiệm - Chủ tịch Chi hội Di sản Văn hóa câu lạc bộ làng nghề truyền thống Tò he thôn Xuân La, anh không ngừng thúc đẩy các hoạt động phục hồi, sáng tạo và quảng bá nghề nặn Tò he bằng tinh thần trách nhiệm và tầm nhìn xa rộng.

Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, Nguyễn Văn Thành còn mang trong mình khát vọng phát triển. Anh đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, hội thi, liên hoan văn hóa có quy mô lớn, góp mặt trong nhiều sự kiện trọng đại như Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các chương trình giao lưu văn hóa quốc tế tại Thái Lan, Trung Quốc...

Những sản phẩm kỷ lục như rồng thời Lý, rùa vàng, mâm ngũ quả hay bông sen Tò he không chỉ thể hiện tay nghề điêu luyện mà còn hàm chứa chiều sâu văn hóa, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Tò he từ chỗ là món quà chơi dân gian nay đã vươn lên thành hình thức nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ, giáo dục, du lịch và truyền thông sâu sắc.

Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Với tinh thần cầu thị và sáng tạo không ngừng, Nguyễn Văn Thành không ngại thử nghiệm các hình thức mới để đưa Tò he đến gần hơn với giới trẻ. Anh thường xuyên phối hợp với các trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, các trường mầm non và tiểu học… để truyền dạy kỹ năng nặn Tò he cho sinh viên, học sinh.

Qua những buổi trải nghiệm và thực hành, học sinh không chỉ được rèn luyện kỹ năng thủ công mà còn học cách trân trọng văn hóa truyền thống. Tò he nhờ đó trở thành một phần của giáo dục thẩm mỹ, nuôi dưỡng tâm hồn và tình yêu dân tộc cho thế hệ tương lai.

Người giữ lửa nghề Tò he
Nghệ nhân Nguyễn Văn Thành còn được xem là “người truyền lửa” cho thế hệ trẻ qua từng nắm bột, từng đường nét nhỏ bé của con giống dân gian.

Không khó để bắt gặp hình ảnh nghệ nhân Nguyễn Văn Thành xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV3, VTV4, VTV5... qua các chương trình thiếu nhi, phim tài liệu hay chuyên mục quảng bá văn hóa. Anh không chỉ nặn Tò he trên truyền hình, mà còn kể chuyện, lan tỏa tình yêu nghề, truyền cảm hứng về một hành trình gìn giữ và làm sống lại những giá trị dân gian. Nhờ vậy, hình ảnh người nghệ nhân dân gian đã vượt khỏi khuôn khổ làng nghề, trở thành biểu tượng của bản sắc văn hóa Việt trong thời đại mới.

Hơn 30 năm cống hiến không mỏi mệt cho nghệ thuật truyền thống, Nguyễn Văn Thành đã được Nhà nước và các cấp, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội (2013), Nghệ nhân ưu tú (2015) và đặc biệt là Nghệ nhân nhân dân (2022), danh hiệu cao quý nhất dành cho những người làm nghề thủ công truyền thống. Nhưng với anh, phần thưởng lớn nhất không phải là bằng khen, mà là ánh mắt háo hức của lũ trẻ, là tiếng vỗ tay của du khách, là ánh lên niềm tin rằng văn hóa dân tộc sẽ không bị lãng quên.

Ở nghệ nhân Nguyễn Văn Thành, người ta thấy rõ tinh thần “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Anh sống giản dị, khiêm nhường, làm việc tận tụy, luôn lấy lợi ích cộng đồng, gìn giữ truyền thống dân tộc làm kim chỉ nam. Sự kiên trì, óc sáng tạo và lòng yêu nghề của anh không chỉ góp phần giữ lửa cho nghề nặn Tò he, mà còn thắp lên niềm tin về sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian Việt Nam trong thời đại mới.

Nguyễn Văn Thành, một người thợ nặn đất bình dị nhưng mang trong mình tâm hồn của một nghệ sĩ lớn, một người Việt Nam tiêu biểu với trái tim hướng về cội nguồn.

Không chỉ là nghệ nhân nặn Tò he, nghệ nhân Nguyễn Văn Thành còn được xem là “người truyền lửa” cho thế hệ trẻ qua từng nắm bột, từng đường nét nhỏ bé của con giống dân gian. Anh đã dành hàng chục năm không mỏi mệt để đưa Tò he vào trường học, sân chơi thiếu nhi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giúp học sinh hiểu rằng di sản văn hóa không chỉ nằm trong sách vở, mà sống động ngay trong đôi tay mình. Với cách truyền đạt gần gũi, đậm chất truyền thống nhưng không kém phần sáng tạo, nghệ nhân Thành đã góp phần đưa nghệ thuật dân gian từ làng nghề vươn tới cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong từng thế hệ người Việt trẻ.

Phạm Thị Phượng - H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Quy định rõ đối tượng sau sắp xếp được mua nhà ở xã hội

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung thêm đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội (NOXH), tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng có điều kiện được thuê, mua NOXH với giá ưu đãi; đồng thời cần quy định rõ các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động khi đến làm việc ở đơn vị mới sau sắp xếp được thực hiện quyền lợi mua NOXH.
Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định khu vực bỏ phiếu

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong đó, nội dung được nhiều ĐBQH tham gia thảo luận là thẩm quyền xác định khu vực bỏ phiếu.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Sắp xét xử phúc thẩm cựu luật sư Trần Đình Triển

Sắp xét xử phúc thẩm cựu luật sư Trần Đình Triển

Sau bản án sơ thẩm, ông Trần Đình Triển có đơn kháng cáo kêu oan, đề nghị tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Giá vàng lại tăng cao, người dân xếp hàng dài chỉ mua được... 1, 2 chỉ!

Giá vàng lại tăng cao, người dân xếp hàng dài chỉ mua được... 1, 2 chỉ!

Chiều 21/5, giá vàng trong nước tăng trở lại, mức tăng nhiều nhất lên tới 1,7 triệu đồng/lượng so với giá hôm qua ở cả 2 chiều.
Dự kiến nơi đặt trụ sở 3 phường mới của quận Ba Đình sau sắp xếp

Dự kiến nơi đặt trụ sở 3 phường mới của quận Ba Đình sau sắp xếp

Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã thông tin về đề xuất địa điểm các cơ quan hành chính - chính trị 3 phường mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.

Tin khác

Tấm gương sáng giữa đời thường

Tấm gương sáng giữa đời thường

Trong đội ngũ giáo viên mầm non tận tâm và yêu nghề, cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên Trường Mầm non Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn được nhắc đến như một hình mẫu tiêu biểu. Gần 20 năm gắn bó với nghề và hơn 8 năm làm Chủ tịch Công đoàn, cô không chỉ gieo mầm yêu thương trong trái tim trẻ thơ mà còn vun đắp tinh thần đoàn kết trong tập thể sư phạm.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Cô hiệu trưởng "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà"

Cô hiệu trưởng "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà"

Những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” đã và đang thu hút đông đảo nữ đoàn viên công đoàn trong toàn ngành Giáo dục huyện Hoài Đức tham gia hưởng ứng. Qua các phong trào, nhiều tấm gương tiêu biểu được các cấp, các ngành tuyên dương, khen thưởng. Một trong số đó chính là đoàn viên Nguyễn Thị Ngọc Dung - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Dương Liễu.
Nữ y sĩ tâm huyết với nghề

Nữ y sĩ tâm huyết với nghề

Đã 24 năm gắn bó với ngành Y tế, gắn bó với Trạm Y tế phường Dương Nội (quận Hà Đông - TP.Hà Nội), y sĩ Dương Thị Nguyên luôn tận tâm, hết lòng với công việc. Sự giản dị, gần gũi, ân cần đối với mỗi người bệnh giúp chị Nguyên tạo dựng lòng tin đối với người dân và sự cảm phục, yêu mến của đồng nghiệp.
Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Trong quá trình chỉ huy chữa cháy tại khu nhà xưởng (số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), bị mảnh kính vỡ do tác động của nhiệt lượng lớn, làm bắn vào vai trái và gây thương tích.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động