--> -->

Giữ nghề gốm Biên Hòa

Theo dòng lịch sử, các làng gốm Biên Hòa đã có hơn 300 tuổi và từng tạo ra những sản phẩm vang danh vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Dù qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay các thế hệ vẫn nối tiếp nhau giữ nghề cha ông để lại.
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm” Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ

Qua biến thiên thời gian, các làng gốm Biên Hòa từ hàng trăm cơ sở, hiện chỉ còn vài chục đơn vị lớn nhỏ. Các đơn vị này tập trung tại các phường Bửu Long, Tân Vạn, Tân Hạnh và Hóa An thuộc thành phố Biên Hòa. Gần đây, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch di dời các cơ sở sản xuất gốm trên địa bàn thành phố Biên Hòa vào Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (thành phố Biên Hòa).

Theo Thạc sĩ Lê Văn Nghĩa - Trường Chính trị Đồng Nai, tại làng Hiệp Hòa (phường Hiệp Hòa - cù lao Phố, thành phố Biên Hòa) từng là nơi có nhiều nghề thủ công phát triển. Trong lịch sử phát triển của xứ Đồng Nai, cù lao Phố là nơi phát triển nhiều ngành nghề như dệt chiếu, trồng dâu nuôi tằm, gốm, đúc đồng, làm mộc, trồng mía nấu đường… Qua thời gian mai một, ở đây hiện còn để lại nhiều dấu ấn với nhiều kiểu dáng, chủng loại, phong cách. Ngày nay, tại phường Hiệp Hòa còn có các địa danh như rạch Lò Gốm, bến Miểng Sành. Trong khi đó, tại phường Bửu Long - nơi có di tích cấp Quốc gia Văn miếu Trấn Biên, có xóm Lò Nồi, thôn Bạch Khôi, núi Lò Gạch.

Giữ nghề gốm Biên Hòa
Một nghệ nhân tại làng gốm Biên Hòa.

Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)), Biên Hòa là nơi duy nhất trong cả nước mà thương hiệu gốm trùng khớp hoàn toàn với danh xưng địa phương, di sản văn hóa gốm Biên Hòa thật sự xứng đáng như một biểu tượng quan trọng góp phần nhận diện danh tiếng địa phương.

Nghề gốm Biên Hòa vang danh một thời là thế, có tính bản địa đặc sắc, tuy nhiên, đã dần mai một, hiện nay đang được vực dậy. Các chuyên gia mỹ thuật cho rằng, trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai cần chú ý tới giải pháp kết nối du lịch với làng nghề, xây dựng điểm du lịch làng nghề sẽ mở ra thị trường tiêu thụ cho sản phẩm truyền thống. Việc gắn kết làng nghề sản xuất gốm với phát triển du lịch là một trong những giải pháp tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn.

Gốm Biên Hòa có lịch sử hơn 300 năm gắn liền với sự phát triển của con người, vùng đất nơi đây với những nét đặc sắc riêng, kết tinh của nét đẹp văn hóa, lịch sử của địa phương qua nhiều giai đoạn. Trước nguy cơ mai một, tỉnh Đồng Nai đã quyết tâm gìn giữ, bảo tồn và đầu tư phát triển, vực dậy nghề gốm truyền thống này. Bên cạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì việc đi tìm không gian chung để quảng bá, giới thiệu văn hóa, lịch sử làng nghề được đánh giá là những bước đầu tiên phải làm.

Nhằm xây dựng làng nghề gốm Biên Hòa ngày càng phát triển nhưng vẫn không đánh mất bản sắc vốn có, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển gốm Biên Hòa - Đồng Nai kết hợp khai thác, phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa. Tại đây, một vấn đề xuyên suốt được đặt ra làm sao kết hợp được nghề gốm lâu đời với tiềm năng du lịch của địa phương để phát triển kinh tế.

Trình bày tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (Tổng Thư ký Hội Lịch sử TP. HCM) cho biết, hiện nay cần có cách gọi cụ thể cho ba vùng gốm cổ nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tại Đông Nam Bộ là vùng gốm Biên Hòa, gốm Sài Gòn (TP.HCM) và gốm Lái Thiêu (Bình Dương). Bởi, mỗi vùng gốm cổ có đặc trưng riêng và thịnh đạt vào những thời điểm khác nhau, nhưng đồng thời cũng có nét riêng biệt như những dòng chảy riêng hòa vào dòng “Gốm cổ Nam Bộ”. Để rồi dòng gốm cổ Nam Bộ có thể đối sánh với những vùng sản xuất gốm nổi tiếng khác trên cả nước.

Nghề gốm là một tài nguyên văn hóa bản địa, là di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, nên cần thiết phải được quan tâm bảo tồn, thực tế cho thấy nó hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế rất mạnh mẽ. Còn theo Tiến sĩ Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Du lịch, việc hình thành không gian thực hành du lịch di sản gắn liền với hệ sinh thái gốm tại thành phố Biên Hòa lúc này là việc nên làm!

Giữ nghề gốm Biên Hòa
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, để làng gốm Biên Hòa ngày càng phát triển thì phải gắn với du lịch.

Cũng tại hội thảo nói trên, tổng cộng 24 tham luận có chất lượng của các nhà khoa học đã đề cập những vấn đề liên quan như phát triển du lịch dựa trên di sản văn hóa gốm sứ hướng tới xây dựng thành phố sáng tạo; bảo tồn và phát triển gốm Biên Hòa nhìn từ khảo cổ học; tri thức bản địa trong kiến tạo di sản; bảo tồn và phát triển gốm Biên Hòa, Đồng Nai kết hợp với phát triển du lịch - kinh nghiệm từ quốc tế; chiến lược, định hướng liên kết phát triển du lịch Biên Hòa trong bối cảnh mới...

Theo ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thì Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh mong muốn nghề gốm Biên Hòa, được “sống lại”, gắn kết với sự phát triển về du lịch của tỉnh. Do đó sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các tham luận tại Hội thảo là những tư liệu quý, những gợi mở dành cho thành phố Biên Hòa và cả Đồng Nai. Ông Nguyễn Sơn Hùng cũng nhấn mạnh, nghề gốm Biên Hoà là nét văn hoá lâu đời. Tỉnh Đồng Nai mong muốn nghề này không chỉ được vực dậy mà còn phát triển mạnh mẽ gắn với phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Làng chài Cái Bèo và hành trình trở lại nguyên sơ

Chúng tôi đến Cái Bèo trong một chiều muộn, mang theo mỏi mệt của thành thị và cả tò mò về một ngôi làng chài vẫn còn tồn tại giữa vùng vịnh nổi tiếng du lịch. Nằm ven thị trấn Cát Bà, nay trực thuộc thành phố Hải Phòng, làng chài Cái Bèo hiện ra như một lát cắt nguyên vẹn của ký ức Việt, nơi con người, biển cả và nhịp sống xưa cũ vẫn bền bỉ trôi qua theo thời gian.
Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Thời gian gần đây, trên TikTok và Facebook Việt Nam, người dùng rầm rộ chia sẻ các video “xuyên không”, sử dụng tính năng Street View trên Google Maps để nhìn lại quá khứ: ngôi nhà cũ thời thơ ấu, con hẻm xưa, hoặc khoảnh khắc bất ngờ bắt gặp hình ảnh người thân đã mất. Trào lưu nhanh chóng bùng nổ nhờ tính hoài niệm và khả năng chạm đến cảm xúc sâu thẳm nhất của con người.
Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Dầu ăn siêu rẻ và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Chỉ cần vài cú nhấp chuột trên các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp hàng loạt quảng cáo bán dầu ăn “giá rẻ bất ngờ”, chỉ bằng một nửa, thậm chí một phần ba so với giá thị trường. Tuy nhiên, ẩn sau những sản phẩm hấp dẫn đó là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng và sự yếu kém trong quản lý chất lượng thực phẩm trên môi trường mạng.
Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử

Trái Đất có thể sắp lập kỷ lục ngày ngắn nhất lịch sử

Giới khoa học quốc tế đang cảnh báo khả năng Trái Đất sẽ ghi nhận ngày ngắn nhất từ trước đến nay chỉ trong vài tuần tới, khi tốc độ tự quay quanh trục của hành tinh bất ngờ tăng mạnh và chưa rõ nguyên nhân.
Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới

Điều chỉnh biển chỉ dẫn giao thông trước ngày 15/7 để phù hợp với đơn vị hành chính mới

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các Khu Quản lý Đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố và các nhà đầu tư dự án giao thông phối hợp rà soát, cập nhật và điều chỉnh thông tin trên hệ thống biển chỉ dẫn đường bộ. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác sau khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được sắp xếp, sáp nhập theo quy định mới.
Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg

Nghệ An hủy thành công quả bom nặng khoảng 500 kg

Ngày 4/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An cùng Ban Chỉ huy Quân sự xã Thần Lĩnh tiến hành hủy nổ thành công quả bom phá nặng khoảng 500kg còn nguyên kíp nổ, sót lại sau chiến tranh.
Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội

Chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân tại Hà Nội

Công an thành phố Hà Nội đã công bố danh sách chi tiết 54 điểm cấp Căn cước công dân trên địa bàn, bao gồm địa chỉ tại 94 - 96 Tô Hiến Thành và 53 trụ sở công an cấp xã.
Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Nhật Anh (SBD A24) đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để trở thành Quán quân Bảng Đơn ngữ của Language Melody 2025, khép lại mùa thi thứ mười của cuộc thi âm nhạc đa ngôn ngữ này với không ít câu chuyện đáng nhớ.
Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp

Kỳ cuối: Lan tỏa văn hóa sống đẹp

Văn hóa thể dục thể thao của người Hà Nội không phải là điều gì cao siêu, mà nằm trong những điều giản dị như: Buổi sáng bên hồ, chiều muộn nơi sân tập, tiếng cười rộn rã mỗi trận bóng, ánh mắt lạc quan của người cao tuổi. Giữa Thủ đô nghìn năm tuổi đang không ngừng hiện đại hóa, những nếp sống tích cực đã và đang giữ gìn “hồn cốt” của đô thị, nơi con người hướng tới sức khỏe, sự gắn kết và nhân văn.
Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính

Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin VNeID sau cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7/2025, người dân cả nước có thể tra cứu thông tin quê quán, địa chỉ thường trú mới sau sáp nhập địa giới hành chính trên ứng dụng VNeID. Cùng thời điểm, ứng dụng cũng được cập nhật phần mềm mới để đồng bộ dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, thể hiện rõ ràng địa danh theo mô hình chính quyền hai cấp gồm tỉnh/thành phố và xã/phường/thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi và hứng khởi, một số người dùng lại vô tình đặt bản thân vào nguy cơ mất an toàn dữ liệu khi chia sẻ hình ảnh VNeID lên mạng xã hội mà không che chắn thông tin nhạy cảm.
Xem thêm
Phiên bản di động