-->

Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ

Đã nhiều năm nay, các làng nghề gốm truyền thống đã trở thành một địa chỉ thân quen của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trong đó, gốm Bát Tràng, gốm Chi… luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, trong sáng, thắm tươi hồn dân tộc qua sự phong phú về chủng loại, hoa văn nhưng rất độc đáo và ngày càng đa dạng hơn, bắt mắt hơn.
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm”

Nghệ nhân “kể chuyện của gốm”

Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nghề truyền thống năm 2021 do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức mới đây, một số làng nghề gốm tiêu biểu đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật độc đáo cũng như trực tiếp chứng kiến các nghệ nhân biểu diễn và giới thiệu về gốm Việt. Tại chuỗi hoạt động văn hóa nghề truyền thống lần này, làng gốm Bát Tràng, gốm Chi (Hà Nội) cũng đã mang những tác phẩm độc đáo của mình đến với du khách.

Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ
Gốm truyền thống có sức sống bền bỉ. Ảnh: K.Tiến

Có mặt tại chuỗi hoạt động văn hóa “Chuyện của gốm”, nghệ nhân Phạm Ngọc Huy (Bát Tràng) cho biết, làng nghề gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, nằm trên một gò đất sét cao, lại ở gần sông nên rất thuận tiện cho việc làm gốm. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Gốm Bát Tràng với nguyên liệu là đất sét trắng, được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ dấu ấn sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ và có một màu men đặc trưng được kết hợp từ các chất có sẵn trong thiên nhiên, không dùng hóa chất. Với những nét riêng đó, du khách, người tiêu dùng trong và ngoài nước tìm đến với các sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng nhiều hơn.

Trong giới nghệ nhân, nhắc tới cái tên Phạm Ngọc Huy chắc không còn ai xa lạ bởi tính đến nay, ông là một trong số ít người vẫn giữ được phương pháp làm gốm cổ xưa của làng gốm cổ Bát Tràng. Nghệ nhân Phạm Ngọc Huy khiến nhiều người nhớ đến không chỉ nhờ khả năng “hô biến” tạo ra các màu men cổ xưa… mà còn bởi cuộc sống đời thường giản dị và nội tâm của ông hết sức đáng ngưỡng mộ. Mong mỏi của nghệ nhân đã ngoài 70 tuổi này là những sản phẩm gốm của quê hương sẽ ngày càng được nhiều người Việt Nam yêu mến và sử dụng. Với ông, ấy mới là tạo cho gốm truyền thống có sức sống bền bỉ và được bảo tồn đến muôn đời sau.

Đây cũng chính là lí do, trong khi người ta đang chạy theo xu hướng làm gốm công nghiệp bằng khuôn có sẵn và bằng ga để thu nhập cao hơn, đến nay gia đình ông Huy vẫn giữ nghề gốm vuốt tay. “Trong cái thế giới xô bồ này ai cũng chạy theo đồng tiền như ngày nay thì làm sao tồn tại được những sản phẩm như thế này nữa, cái cốt lõi ở đây chính là cái tâm yêu nghề”, ông Huy chia sẻ.

Bên cạnh gốm Bát Tràng, sản phẩm gốm Chi cũng nhận được sự quan tâm và thích thú của công chúng. Xuất phát từ một xưởng gốm gia đình với các sản phẩm như ấm chén, lọ hoa nhưng với sự đam mê và học hỏi không ngừng, nghệ nhân Nguyễn Văn Chi đã nhận được hưởng ứng của khách hàng cũng như sự ghi nhận của các nghệ sĩ và giới yêu gốm Hà thành.

Thành công lớn nhất của xưởng gốm Chi là tham gia phục chế di tích Cột Cờ trong mảng “gạch Bát” hay như tham gia trùng tu di tích Hoàng thành Huế dưới hình thức phục chế ngói Thanh Lưu Ly, Hoàng Lưu Ly và một số loại gạch men, gạch mộc hiện vẫn đang được sử dụng. Từ những năm 2000 trở đi, gốm Chi được biết đến rộng rãi tại Hà Nội qua các sản phẩm gốm đặc sắc, phong phú về chủng loại, tạo dấu ấn tại nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc.

Phát huy giá trị văn hóa nghề

Những năm gần đây, gốm Việt nói chung, các làng nghề gốm ở Hà Nội nói riêng đang phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước, nhiều thương hiệu nổi tiếng ra đời. Tuy nhiên, để có sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển; các sản phẩm gốm có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo. Trong suốt quá trình phát triển, các làng nghề gốm truyền thống cũng có nhiều biến cố, thăng trầm, nhưng những nét tinh hoa vẫn được bảo tồn, gìn giữ đan xen với tiếp biến và đổi mới.

Nói về sức sống bền bỉ của các làng nghề gốm truyền thống ở Hà Nội, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ trăm nghề, 36 phố phường với những phố hàng nổi tiếng bậc nhất kinh kỳ. Và quận Hoàn Kiếm – khu phố cổ Hà Nội chính là khu 36 phố phường xưa, nơi tập trung nhiều phố nghề cũng như đền thờ nhiều tổ nghề còn tồn tại tới ngày nay. Đây chính là đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Trong số rất nhiều nghề truyền thống của cha ông, nghề gốm đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Các sản phẩm gốm của các làng nghề có vai trò rất quan trọng phục vụ chủ yếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, đồng thời thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Cũng theo ông Dần, Hà Nội hiện có nhiều làng nghề truyền thống nhất. Cả nước có 52 làng nghề thì Hà Nội chúng ta có đến 51 nghề, không thiếu gì hết. Sau khi hội nhập Hà Tây vào thì Hà Nội đã đầy đủ, phong phú các nghề và đang phát triển rất tốt. Trong dịch Covid-19, các làng nghề vẫn sản xuất bình thường, bởi vì sản xuất theo đơn vị nhỏ. Tại các làng nghề truyền thống, đội ngũ nhà khoa học, nhà văn hóa rất nhiều và am hiểu rất tường tận về văn hóa truyền thống.

“Nếu Hà Nội biết chăm lo, quảng bá, đặc biệt là quan tâm đến đời sống của các nghệ nhân thì làng nghề sẽ phát triển rất tốt. Tôi cho rằng, hiện nay tổ chức của chúng ta với làng nghề truyền thống còn hơi lơ là. Chúng ta vẫn quảng đại thành ngành nghề nông thôn, nhưng không phải. Thủ công mỹ nghệ trong dịch Covid này thì các ngành nghề cũng có thể sản xuất được bình thường, đảm bảo đời sống cho người thợ. Tại sao chúng ta không có chính sách cụ thể để phát triển hơn nữa các làng nghề”, ông Dần chia sẻ thêm.

Để phát triển các làng nghề, nhất là nghề gốm tại Hà Nội hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, chúng ta cần chú ý tới văn hóa nghề. Ví dụ văn hóa truyền thống của gốm đều thể hiện một cách cụ thể, chắt lọc thời kì văn hóa khác nhau của thời Lý, Trần, Lê chẳng hạn…Do vậy chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa nghề. Ngoài ra, cũng cần có các chính sách động viên, khuyến khích các nghệ nhân trong quá trình giữ gìn và phát huy làng nghề./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Bình Dương: Nhiều hoạt động chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tỉnh Bình Dương đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

Công an Bình Dương triệt xoá chuyên án, thu giữ gần 25kg ma túy

Mặc dù có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhưng Đào Thị Như Quỳnh xuống tỉnh Bình Dương thuê căn hộ để cất giữ ma túy với số lượng lớn, sau đó phân ra bán cho các đối tượng khác qua ứng dụng telegram, wechat, zangi…
TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 chuyên đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (17/4): Đồng USD tiếp tục giảm

Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,94%, xuống ở mức 99,28.
Nhận định trận Lazio vs Bodo Glimt: Thành Rome chờ phép màu

Nhận định trận Lazio vs Bodo Glimt: Thành Rome chờ phép màu

Trận đấu giữa Lazio vs Bodo Glimt trong khuôn khổ lượt về vòng tứ kết Europa League sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 18/4. Với thất bại 0 - 2 ở lượt đi, Lazio cần một phép màu mới có thể tiến vào bán kết.
Nhận định trận Frankfurt vs Tottenham: "Đại bàng" sẵn sàng tung cánh

Nhận định trận Frankfurt vs Tottenham: "Đại bàng" sẵn sàng tung cánh

Trận đấu giữa Frankfurt vs Tottenham diễn ra vào lúc 02h00 ngày 18/4 trong khuôn khổ tứ kết lượt về giải Europa League 2024/25. “Đại bàng” tung cánh trên đất Đức có thể là kịch bản dễ xảy ra khi Frankfurt tiếp đón Tottenham trong trận tứ kết lượt về.

Tin khác

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động