-->

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La

Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) từ lâu nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tò he. Thế nhưng, giữa những biến thiên của thời cuộc, tò he đã từng có giai đoạn tưởng chừng mai một. May mắn thay, nơi đất nghề vẫn còn những nghệ nhân thuỷ chung, họ âm thầm gìn giữ và từng bước làm hồi sinh tò he.
Giữ nét độc đáo làng nghề tò he ở Xuân La Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch

Làng nghề độc nhất vô nhị

Nhắc đến nghề nặn tò he của làng, cho đến nay người dân Xuân La cũng chỉ mường tượng bằng mốc thời gian “rất lâu rồi” hoặc nghề áng chừng xuất hiện quãng thời gian 400-500 năm trước. Dù không khẳng định cụ thể, nhưng có một điểm chắc chắn là qua các thế hệ, nghề tò he đều được người Xuân La lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối.

Đau đáu “giữ hồn” nghề tò he Xuân La
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh chia sẻ về nghề làm tò he. Ảnh: Đinh Luyện

Ở làng nghề Xuân La, hầu như ai cũng biết nặn tò he. Nặn tò he đã ngấm vào đất, vào nước, vào máu mỗi người dân nơi đây. Từ những cụ già 70, 80 tuổi đến những em bé còn chưa đến tuổi vào lớp 1, đều mang trong mình niềm say mê, hứng khởi với những “con giống bột”.

Bằng khối óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, các nghệ nhân đã thổi hồn vào những thúng bột nếp ngũ sắc vô tri vô giác, biến chúng thành những con tò he có hồn cốt với đủ hình thù phong phú, truyền thống, từ các nhân vật cổ tích, những con cá chép cong mình vượt vũ môn, chú trâu thong dong gặm cỏ hay hình tượng Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc. Không chỉ vậy, đến nay, các nghệ nhân Xuân La cũng đã biết cập nhật sở thích, thị hiếu của các khách hàng trẻ và đáp ứng nhu cầu thị trường. Rất nhiều những hình tò he lạ mắt, phong phú như những nhân vật trong truyện cổ tích, truyện tranh được nặn ra như người nhện, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... đã thu hút thị hiếu khách hàng hơn.

Nhìn bề ngoài nhiều người nghĩ nặn tò he hết sức đơn giản, nhưng thực tế, đây như một môn nghệ thuật, đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết thì mới tạo ra sản phẩm bắt mắt. Nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh (66 tuổi) chia sẻ, người làng thường nặn tò he theo công thức nguyên liệu “2 phần gạo tẻ, 1 phần gạo nếp”. Với tò he, ngoài kỹ thuật vê bột, véo bột, tạo vân, làm màu… thì còn đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết.

Theo chia sẻ của nghệ nhân, tất cả khâu đoạn đều phải có bí quyết. Từ chọn gạo gì để làm bột, ngâm ủ ra sao, xay sát thế nào… đều là những công đoạn rất quan trọng. “Chúng tôi không thể chia sẻ bí quyết, nhất là cách làm bột. Ai cũng có thể nặn, nhưng không biết làm bột sẽ nát như cháo, không thể nặn được”, nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh cho biết.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Đĩnh, nghề truyền thống tò he Xuân La từng một thuở chịu cảnh mai một. Nghệ nhân của làng, người thì khuất núi, người phải đi hát chầu văn thuê; cả làng rục rịch chuyển nghề gia công màn tuyn, làm mộc… Cùng đó, sự bùng nổ của kinh tế thị trường đã khiến cho nguyên liệu phối màu từ thiên nhiên hiếm hơn, trong khi lớp trẻ chọn nhiều nghề có thu nhập cao để làm giàu và bắt đầu xuất hiện những loại đồ chơi công nghiệp lấn át các món đồ chơi dân gian.

Không chịu khoanh tay đứng nhìn làng nghề ngày càng mai một, những nghệ nhân và những người tâm huyết với nghề tò he Xuân La luôn ý thức được giá trị văn hóa tinh thần của những con tò he, đã tìm mọi cách để khôi phục lại nghề của làng. Bằng sự nỗ lực đáng kể, hơn 20 năm trở lại đây, tò he Xuân La về cơ bản đã được phục dựng và từng bước tìm được chỗ đứng trong đồ chơi Việt. Việc Câu lạc bộ nghệ nhân tò he Xuân La ra đời cũng là bước ngoặt góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề.

Để đến gần hơn với công chúng, Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc thi nặn tò he, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thường xuyên phối hợp biểu diễn tại các sự kiện văn hóa quốc tế, tại các lễ hội, triển lãm, đón tiếp các đoàn khách thăm quan du lịch làng nghề, liên kết giảng dạy môn nghệ thuật nặn tò he tại trường học giúp học sinh và sinh viên hiểu, làm quen với đồ chơi truyền thống.

Truyền lửa thầm lặng

Làng nghề tò he Xuân La là cái nôi sản sinh và hội tụ những nghệ nhân tò he hàng đầu đất nước. Trong số đó, nhiều nghệ nhân cũng đang thầm lặng giữ và phát triển tò he.

Chuyện giữ nghề và truyền lửa nghề của anh Đặng Văn Hậu, người Xuân La là ví dụ. Nghe kể, anh Đặng Văn Hậu đã được tiếp xúc với những con tò he ngay từ khi còn nhỏ.

Ban đầu chỉ xuất phát từ sở thích nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của ông ngoại - nghệ nhân tò he nổi tiếng Đặng Văn Hạ, dần những cục bột màu, những con tò he đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh

Anh Hậu chia sẻ, nghề nặn tò he là một nghề quý giá, nó đã nuôi sống cả làng vượt qua những năm tháng khốn khó, thời chiến tranh và cả hiện tại. Nhưng hơn thế, điều làm người con làng Xuân La tự hào là bởi bản thân anh đang giữ gìn nét đẹp văn hoá của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Anh Hậu cho biết, đã từng có thời điểm một mình lặng lẽ khăn gói vào Sài Gòn tìm cách học chế biến bột của cánh thợ làm hoa đất. Người Sài Gòn phóng khoáng khuyên Hậu sang Thái Lan, bởi đó mới thực sự là nơi đáng học. Quyết tâm hoàn thiện cho nghề làng, Hậu thuê một phiên dịch rồi cả hai sang Thái Lan ăn dầm ở dề suốt một tuần để học cách làm đất nặn.

Hiện anh Đặng Văn Hậu là một trong những nghệ nhân trẻ nhất làng Xuân La. Người ta biết đến anh ngoài việc nặn và bán tò he tại các hội chợ và trung tâm thương mại vào cuối tuần, anh còn mở thêm lớp dạy nghề tại nhà. Không chỉ vậy, để làng nghề lan tỏa rộng rãi cũng như “ngấm” vào lớp trẻ, mỗi khi nhận được lời mời đến biểu diễn và dạy tò he tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và một số nơi trên địa bàn Hà Nội, anh đều nhiệt tình tham gia.

Trong suốt cuộc trò chuyện, tôi thấy nghệ nhân Đặng Văn Hậu khá bận rộn khi điện thoại liên tục đổ chuông. Đó là những đơn đặt hàng chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu sắp tới. Người ta tìm đến anh như một địa chỉ quen thuộc không chỉ bởi tò he của anh đẹp mà còn bởi những giá trị văn hóa anh gửi gắm trong đó.

Anh Hậu bảo, khi đứng trước áp lực của cơ chế thị trường, phần đông những người thợ cũng dần trở nên “ăn xổi” hơn, họ làm qua loa mà ít chịu rèn luyện tay nghề. Anh mong những người đang làm công việc nặn tò he sẽ luôn làm với cái tâm yêu nghề để bên cạnh những loại đồ chơi công nghệ, tò he vẫn là cái tên được các em nhỏ thiếu nhi yêu mến.

Cứ thế, bằng những nỗ lực âm thầm, những nghệ nhân như anh Hậu, ông Đĩnh đã góp phần tích cực trong công cuộc bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của cha ông. Chẳng thế mà, tại Hà Nội, trong các sự kiện, công viên, hội chợ… tập trung đông người, đều có mặt thợ tò he làng Xuân La.

Gian tò he mỗi khi xuất hiện đều thực sự trở thành trung tâm, khơi gợi cảm xúc, ký ức và tuổi thơ của biết bao người Hà Nội. Những chú tò he ngộ nghĩnh hếch hếch cái “mặt” trên tay những người nghệ nhân như anh Hậu, ông Đĩnh như kiêu hãnh nói rằng: Giữa “kinh đô” đồ chơi thời hiện đại này, tò he Xuân La vẫn có những giá trị không gì so sánh được.

Nhìn những chú tò he lung linh nhiều màu sắc, tôi đồ rằng, mỗi người lựa chọn một nghề, và nghề nào cũng có thiện lương của nó, tôi luôn hỏi, giữa thách thức của làng nghề và sức cám dỗ của kim tiền hôm nay, có mấy ai dành trọn được yêu thương với công việc mà ông cha đã nhiều đời sáng tạo, dành trọn được cả tâm và trí của mình để thắp lên ngọn lửa nghề như Hậu.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai - Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian nhận định, bảo tồn văn hóa truyền thống không có nghĩa là giữ khư khư cái gì đã có. Bởi hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường là rất nhiều, nhất là đồ chơi hiện đại. Việc những người nghệ nhân hiện nay đang cố gắng làm thế nào để tò he được phát triển bền vững và để quảng bá đến nhiều nước trên thế giới là rất cần thiết.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá

Quá trình làm việc, phát hiện tài xế xe tải có biểu hiện sử dụng chất kích thích, Cảnh sát giao thông đã tiến hành test nhanh ma túy và ghi nhận lái xe kết quả dương tính. Tổ công tác cũng phát hiện một số dụng cụ sử dụng ma túy được tài xế giấu trên xe.
Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Trong dòng chảy hiện đại hóa của đất nước, doanh nhân không chỉ là lực lượng phát triển kinh tế, mà cần vươn mình trở thành những kiến trúc sư xã hội, người truyền cảm hứng văn hóa, tri thức và đổi mới thể chế.
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Sáng 17/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

Tin khác

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động