-->

Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch

Những năm trước, khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19, nhiều nghệ nhân Tò he ngoài việc duy trì nghề truyền thống của cha ông, tạo ra các sản phẩm đẹp, lạ thì còn trình diễn trực tiếp và bán hàng cho du khách tại các khu vui chơi giải trí, danh thắng, lễ hội nhưng do ảnh hưởng của đại dịch nên nhiều nghệ nhân Tò he đã chuyển mình bằng cách sáng tạo ra đất nặn có thể lưu giữ được 2 – 3 năm.
Tò he - đồ chơi đậm nét văn hóa dân gian Tò he nét đẹp xưa

Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn Tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, Tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá...

Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch
Nghệ nhân ưu tú Tò he Nguyễn Văn Thành

Một số vùng, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “Tò te” thế nên có lẽ người ta gọi là “Tò te”, sau này nói trại thành “Tò he”.

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn Tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Tính đến nay, làng nghề nặn Tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Đã có những khi, Tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, Tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Vào đầu năm tháng 1 – 2 – 3 các địa phương tổ chức lễ hội, nhiều nghệ nhân Tò he đã tham gia trình diễn rồi quảng bá, giới thiệu hình ảnh Tò he đến du khách, bán hàng cho du khách. Hết lễ hội, các nghệ nhân lại về các khu vui chơi giải trí, danh thắng ở các tỉnh thành để trình diễn, quảng bá Tò he đến du khách vào các ngày thường cũng như cuối tuần. Đặc biệt, từ khi tuyến phố đi bộ mở cửa, được sự quan tâm của UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, đã có 20 nghệ nhân lên tuyến phố đi bộ trình diễn, quảng bá văn hóa phục vụ du khách và hướng dẫn dạy nặn cho trẻ em, du khách có nhu cầu trải nghiệm. Bên cạnh đó, cũng có một số nghệ nhân đã đưa môn Tò he vào học đường, truyền dạy trực tiếp cho các em nhỏ ở tại các trường. Kết hợp với các trường mầm non đưa môn Tò he vào thành môn học tạo hình nghệ thuật Tò he, giúp các em tiếp cận đồ chơi truyền thống bên cạnh đồ chơi hiện đại ngày nay.

Hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nghệ nhân ở làng Xuân La gặp rất nhiều khó khăn, không có thu nhập, nhiều người đã phải chuyển sang làm việc khác để mưu sinh. Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành cho biết, tổng số các nghệ nhân thường xuyên đi nặn Tò he trước đây có khoảng 300 người và có khoảng 100 người tham gia CLB Tò he. Trong đó, làng có 2 nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng và một số nghệ nhân được UBND thành phố Hà Nội phong tặng, còn lại mọi người hay gọi là nghệ nhân làng nghề.

Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến các nghệ nhân làng nghề bởi các điểm vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh đã đóng cửa, cấm tập trung đông người do giãn cách xã hội, phòng ngừa Covid-19. Còn các trường học thì gần như tạm dừng cho trẻ đến trường nên các nghệ nhân cũng hạn chế, tạm dừng giảng dạy ở trong trường. Đối với các lễ hội truyền thống thì dừng, không còn địa phương nào tổ chức lễ hội, các khu vui chơi giải trí, danh thắng thì đa số đều đóng cửa, có mở thì cũng một thời gian ngắn sau đó do tình hình đại dịch bùng phát mạnh hơn nên các tổ chức cũng không thể thực hiện. Nghệ nhân phần lớn dựa vào các khu vui chơi, giải trí danh thắng, lễ hội truyền thống, trường học nên các khu vực này đóng cửa thì nghệ nhân đều ở nhà.

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn Tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Tính đến nay, làng nghề nặn Tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Đã có những khi, Tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, Tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Hiện tại, 99,9% các nghệ nhân đều ở nhà, từ khi có dịch bệnh. Một số nghệ nhân không đi làm ở các lễ hội, khu di tích, danh thắng và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đã phải tìm công việc khác để đảm bảo thu nhập. Bên cạnh đó, một số nghệ nhân đã nghiên cứu, sáng tạo ra những loại bột cao cấp có thể để được vài năm nên đã nặn sản phẩm để được lâu nên nhiều người ở nhà nhưng vẫn thường xuyên nặn các sản phẩm vừa là rèn luyện đôi bàn tay vừa là chuẩn bị sản phẩm để bày bán khi được mở lại.

Đối với làng nghề, trước đây có thời tưởng chừng như mai một nhưng từ năm 2009 được thành lập CLB làng nghề truyền thống, hội tụ người có tay nghề giỏi, tâm huyết tham gia tổ chức thì CLB vẫn duy trì hoạt động thường xuyên. Dịch bệnh thì hạn chế nhưng khi có sự kiện thì CLB vẫn tổ chức hội họp để tham gia dù rằng đến nơi đó không có đông người nhưng có cơ hội đến thì các nghệ nhân vẫn đến để tham gia quảng bá làm cho Tò he không bị mai một để trẻ thơ và mọi người biết đến thông qua các sự kiện đó.

Mặt khác, một số nghệ nhân đang có hướng phối hợp với các trường dạy online, dạy trực tuyến trải nghiệm Tò he, nghệ nhân giới thiệu về làng nghề, nguyên liệu, cách tạo ra sản phẩm, cho trẻ làm quen và tự tạo ra sản phẩm. Nguyên liệu nặn Tò he không cứ phải là của làng nghề mà trẻ có thể mua rất nhiều ở cửa hàng, các nghệ nhân sẽ giới thiệu và dạy trẻ online, trẻ sẽ nghe nghệ nhân giới thiệu và trải nghiệm nặn Tò he. Đây cũng là môn trải nghiệm giúp trẻ tuy ở nhà nhưng vẫn gây hứng thú trải nghiệm đồ chơi dân gian.

Những ngày này cũng là dịp để nghệ nhân Tò he dành thời gian nhiều nhất cho các con cháu trong nhà, hướng dẫn, dạy các cháu nặn Tò he với mục đích truyền nghề. Trong thời gian tới, Xuân La sẽ có hướng xây dựng điểm du lịch của làng nghề và trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm nặn cùng nghệ nhân Tò he./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Ngày 18/4, Công an thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hội nghị nhằm tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội đã không tiếc máu xương vì miền Nam thân yêu, vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến

Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Lê Duẩn và nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến - Hai Bà Trưng - Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm).
Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Xem thêm
Phiên bản di động