-->

Công đoàn Y tế Việt Nam: Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, song được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Bộ Y tế, sự phối hợp của các Công đoàn cơ sở, cùng với sự nỗ lực của đoàn viên, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn Y tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Vai trò, vị thế của Tổ chức Công đoàn ngày càng được khẳng định, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của ngành Y tế trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Công đoàn Y tế Việt Nam phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam dự kiến diễn ra từ ngày 19-20/7/2023 Biểu dương 178 đoàn viên, người lao động tiêu biểu ngành Y tế

Trước thềm Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình đã có cuộc trao đổi với báo chí để chia sẻ về phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn.

Công đoàn Y tế Việt Nam: Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động
Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình.

Phóng viên: Nhìn lại nhiệm kỳ 2018 - 2023 vừa qua, với vai trò là nữ “thủ lĩnh” Công đoàn Y tế Việt Nam, bà tâm huyết với những hoạt động nào mà Ban chấp hành Công đoàn Ngành đã làm được nhằm bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ngành Y?

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình: Nhìn lại chặng đường 5 năm qua với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, đại dịch chưa từng có trong lịch sử, áp lực đè nặng lên toàn bộ hệ thống y tế, do đó các cấp Công đoàn ngành Y tế cũng chịu áp lực không kém để đồng hành đảm bảo công tác chăm lo, tham mưu chế độ chính sách bảo vệ đoàn viên trên tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, vượt qua mọi thách thức, Ban Chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam luôn hướng về tương lai, tìm cách khắc phục khó khăn, nghĩ ra nhiều biện pháp, tổ chức nhiều hoạt động để đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ.

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, nhằm chăm sóc và bảo vệ cho cán bộ, nhân viên y tế bị bệnh hiểm nghèo, bạo hành… Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Viện chiến lược Chính sách y tế, Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) xây dựng Quy trình hướng dẫn phòng và xử lý khi có bạo hành; đồng thời đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng với Tạp chí Lao động và Công đoàn xây dựng Chương trình Bảo vệ Blouse trắng.

Công đoàn Y tế Việt Nam: Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động
Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, hỗ trợ các đơn vị tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Theo đó, trong Chương trình Bảo vệ Blouse trắng, Công đoàn ngành đã tập huấn cho cán bộ y tế thực hiện 5S ở cơ sở y tế, nhằm tránh xảy ra sai sót khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp khi làm việc, làm tốt nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Với chương trình này ngoài tập huấn 5S, tập huấn quy trình phòng và xử lý khi bạo hành, Công đoàn ngành còn kết hợp huy động các nguồn xã hội hóa từ các nhà tài trợ để hỗ trợ cho cán bộ bị ung thư, mắc bệnh nghề nghiệp.

Kết quả, thời gian qua, Công đoàn ngành đã động viên được 2.685 đoàn viên, NLĐ tại 108 Công đoàn cơ sở trực thuộc và Công đoàn ngành Y tế tại 63 tỉnh, thành phố, với số tiền lên tới 7.190 tỷ đồng; phối hợp với các cơ quan báo chí lên tiếng bảo vệ kịp thời 19 cán bộ y tế bị bạo hành.

Đồng thời, Công đoàn ngành đã đề xuất Bộ Y tế thành lập tổ công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế làm tổ trưởng, Công đoàn Y tế Việt Nam làm tổ phó đề xuất sửa đổi Thông tư để bổ sung danh mục nghề độc hại nguy hiểm cho cán bộ y tế.

Cũng trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn Y tế Việt Nam luôn chú trọng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác kiểm tra và khen thưởng. Công đoàn ngành đề xuất phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Hướng dẫn liên tịch số 800 (HD 800/CĐYT-BYT) để yêu cầu, hướng dẫn chi tiết việc tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức. Nhờ có hướng dẫn này, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ngành Y tế đạt kết quả cao, 98% Công đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

Công tác kiểm tra và khen thưởng được xác định là mấu chốt để động viên cũng như đưa hoạt động công đoàn vào nền nếp, nên Công đoàn Ngành đã xây dựng quy trình hướng dẫn bài bản, dể hiểu, dễ làm để cơ sở đề xuất kịp thời. Đây là nguồn đồng viên lớn nên trong nhiệm kỳ đã có trên 800 cuộc kiểm tra, giám sát và gần 10. 000 đoàn viên và tập thể được nhận cờ, bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Công đoàn Y tế Việt Nam.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2018 - 2023 của Công đoàn Y tế Việt Nam là nhiệm kỳ đặc biệt, vì có 3/5 năm tập trung công tác chống dịch Covid-19. Là cán bộ Công đoàn, chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của cán bộ y tế phải đi tăng cường chống dịch, họ khó khăn gì, họ cần gì… để có thể chăm lo cho đoàn viên, NLĐ được tốt và kịp thời nhất. Theo đó, Công đoàn ngành đã chăm lo cho đoàn viên với nhiều hoạt động đa dạng như: Thuốc, trang thiết bị, thực phẩm; thăm hỏi, trợ cấp kịp thời với đối tượng đoàn viên, NLĐ khó khăn, gia đình có người thân mất; hỗ trợ kinh phí, tặng phần mềm học trực tuyến cho con cán bộ, nhân viên y tế tham gia chống dịch…

Công đoàn ngành còn đề xuất và huy động nguồn để mua bảo hiểm an toàn cho cán bộ y tế. Khi cán bộ, nhân viên y tế đi hỗ trợ chống dịch trở về, Công đoàn ngành còn tiếp tục hỗ trợ cho họ có chỗ cách ly, điều trị tâm lý… Tổng kinh phí tiền và hàng huy động lên tới vài trăm tỷ đồng.

Nhằm đảm bảo phúc lợi cho đoàn viên, NLĐ, trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành để cộng hưởng vai trò và tăng nguồn lực hỗ trợ. Công đoàn ngành đã ký quy chế phối hợp với LĐLĐ 63 tỉnh thành phố; ký 15 chương trình phối hợp với với các hội, tổ chức trung ương, đơn vị nghiên cứu; ký kết hợp tác với 45 đơn vị để đem lại ưu đãi, giảm giá từ 10 - 70% sản phẩm… giúp gần 20.000 đoàn viên được hưởng phúc lợi, lên tới trên 14 tỷ đồng.

Công đoàn Y tế Việt Nam: Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động
Lãnh đạo Công đoàn Y tế Việt Nam và Công ty CP Tập đoàn Công nghệ máy lọc nước Hydrogen Aquashi ký thỏa thuận hợp tác.

Song song với các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng luôn chú trọng công tác truyền thông và có nhiều bước đột phá. Công đoàn ngành đã sử dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ. Nhiệm kỳ qua có trên 3.000 tin bài do Công đoàn cơ sở viết và chia sẻ với hàng trăm triệu lượt người xem…

Phóng viên: Với những hoạt động của Công đoàn Y tế Việt Nam đã làm được trong nhiệm kỳ vừa qua, bà cho rằng đây là một hành trình “tiếp lửa”, xin bà có thể chia sẻ thêm về nhận định này?

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình: “Tiếp lửa” ở đây là duy trì, tiếp nối sự nhiệt huyết của cán bộ Công đoàn trong hoạt động chuyên môn. Thực sự là phải có nhiệt huyết, cũng như như niềm đam mê không mệt mỏi mới có thể duy trì được tốt các hoạt động của Công đoàn ngành Y tế, nhằm chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, NLĐ. Ban Chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam nhiệm kỳ qua là thế hệ tiếp nối nhiệt huyết của những người làm hoạt động công đoàn các thế hệ trước.

Thứ hai, để giữ được “ngọn lửa” này truyền tiếp thì mỗi cán bộ Công đoàn phải tiếp tục tham mưu giỏi, cải tiến nhiều, trách nhiệm cao với nhiệm vụ và đoàn viên của mình. Chúng tôi mong thông điệp này tiếp tục được truyền cho các thế hệ làm công đoàn tiếp theo, để giúp tổ chức Công đoàn ngành Y tế luôn đổi mới, sáng tạo và là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, NLĐ, là cầu nối đảm bảo sự hài hòa, ổn định và phát triển của mỗi đơn vị trong ngành.

Thứ ba, trong khi ngành Y tế, nhân viên y tế vừa phải trải qua thời gian khó khăn do dịch bệnh gây ra, thì những hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ thiết thực, hiệu quả và gắn với đặc thù ngành nghề là những “ngọn lửa” để “giữ lửa” nhiệt huyết của cán bộ ngành Y. Những cán bộ Công đoàn chúng tôi mong rằng, những hoạt động chăm lo từ bảo vệ quyền lợi đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao… sẽ là sợi dây kết nối, đoàn kết nội bộ, chia sẻ và xây dựng một văn hóa công sở lành mạnh, giữ chân cán bộ y tế, giúp họ thêm yêu và nhiệt huyết với nghề.

Công đoàn Y tế Việt Nam: Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động
Cuộc thi phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm thu hút được nhiều đoàn viên tham gia.

Phóng viên: Xin bà chia sẻ một số hoạt động trọng tâm của các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam sẽ triển khai trong thời gian tới?

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình: Nhận định trong nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Y tế Việt Nam và các cấp Công đoàn trong ngành sẽ gặp nhiều cơ hội cũng như khó khăn, thách thức đan xen. Bởi vậy, nhiệm kỳ sắp tới, Công đoàn ngành đã đặt ra nhiệm vụ thực hiện tốt 8 chỉ tiêu nhiệm kỳ, 6 chỉ tiêu hằng năm và 3 đột phá để tiếp tục đồng hành với Bộ Y tế, lãnh đạo các đơn vị, để tham mưu, tham gia quản lý, giám sát các chế độ, chính sách; động viên, đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, NLĐ.

Đồng thời, Công đoàn ngành sẽ phát động các phong trào thi đua đặc thù của ngành như: Cuộc thi bác sĩ giỏi, điều dưỡng giỏi; các phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo... để phát huy sáng kiến, đổi mới, ứng dụng kỹ thuật cao để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Công đoàn Y tế Việt Nam: Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động
Công đoàn Y tế Việt Nam nhận Cờ thi đua xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2022.

Với những cố gắng và nỗ lực trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn Y tế Việt Nam đã được các cấp ghi nhận và tặng nhiều khen thưởng. Trong đó, Công đoàn ngành đã được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ và của Tổng LĐLĐ Việt Nam; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; cá nhân đồng chí Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 60 cá nhân nhận được Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Gần 10.000 tập thể cá nhân nhận được Cờ và Bằng khen của Công đoàn Y tế Việt Nam...

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Doanh nhân không chỉ là người làm kinh tế

Trong dòng chảy hiện đại hóa của đất nước, doanh nhân không chỉ là lực lượng phát triển kinh tế, mà cần vươn mình trở thành những kiến trúc sư xã hội, người truyền cảm hứng văn hóa, tri thức và đổi mới thể chế.
Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của MTTQ Việt Nam sau khi sắp xếp

Sáng 17/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ ba khóa X để thảo luận, cho ý kiến một số nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế cá thể và nền kinh tế số đang mang đến những cơ hội lớn cho cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, việc chưa nắm rõ các quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế khiến nhiều hộ, cá nhân rơi vào tình huống vi phạm pháp luật mà không hay biết.
Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Ra huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà không một lần đặt chân kính cẩn nghiêng mình trước tượng đài Hải đội Hoàng Sa rồi tới giếng Vua còn được người dân gọi là giếng Gia Long hay giếng Xó La, nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh thì chưa thể gọi là đến đảo tiền tiêu. Cạnh tượng đài vẫn còn ngôi mộ tụ hồn từ xa xưa như muốn nhắc nhở con cháu muôn đời sau rằng ông cha họ xưa kia bất chấp hiểm nguy, hy sinh tuổi xuân thẳng tiến Hoàng Sa để đánh dấu phần biển đảo thiêng liêng của đất nước.
Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An vừa có báo cáo về việc rà soát tình hình dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Tháng Công nhân không chỉ là chuỗi sự kiện thường niên, mà là hành trình lan tỏa tinh thần gắn kết, tri ân và nâng cao nhận thức về vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Với nhiều hoạt động thiết thực, Công đoàn các cấp huyện Thanh Trì đã hành động cụ thể, chăm lo sát sườn đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Tin khác

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực và ý nghĩa của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa dành cho đoàn viên, người lao động, nhất là lao động nữ đã mang lại niềm vui, hạnh phúc rất lớn cho họ, đồng thời càng khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn quận.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ, Công đoàn Trường THCS Đông Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”.
Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Những năm qua, Công đoàn Trường THCS Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn làm tốt công tác chỉ đạo và phối hợp, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn; chăm lo, giám sát bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên; người lao động...
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Thầm lặng góp sức làm nên thành công mùa giải

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã bước vào những vòng đấu gay cấn nhất. Nhưng phía sau những trận cầu kịch tính, sau ánh hào quang chiến thắng, còn có những người lặng lẽ góp sức - những “người hùng thầm lặng” góp phần làm nên thành công của giải đấu.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát ung thư miễn phí cho 100 lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát ung thư miễn phí cho 100 lao động nữ

Thiết thực tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân Tháng Công nhân năm 2025, mới đây, LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 nữ đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn huyện.
Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên mọi lĩnh vực, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) cũng không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt tại khối doanh nghiệp, nơi người lao động (NLĐ) đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ quá trình số hóa sản xuất và quản trị, các CĐCS đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm thích ứng với thời đại mới.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa trong doanh nghiệp

Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa trong doanh nghiệp

Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng doanh nghiệp văn hoá, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động quận Đống Đa) đã chủ động phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty quan tâm triển khai hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong đoàn viên, người lao động. Những nỗ lực của Công đoàn và tập thể Công ty đã được ghi nhận khi được nhận danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" giai đoạn 2023 - 2024 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trao tặng.
Xem thêm
Phiên bản di động