-->

Tò he nét đẹp xưa

(LĐTĐ) Những ký ức về tuổi thơ của đa số người dân Việt Nam đều gắn liền với món đồ chơi mang tên tò he. Đến nay, tuy món đồ chơi dân gian này đã không còn thịnh hành, những vẫn có những nghệ nhân đang miệt mài lưu giữ và bảo tồn nét đẹp ấy ngay trong lòng Hà Nội.
Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ… Tái hiện Hà Nội văn hiến qua nghệ thuật dân gian tò he

“Tò he xanh đỏ tím vàng/ Mẹ mua mỗi độ chợ làng vào phiên/ Chim cò ngũ quả cô tiên/ Nhỏ xinh đánh đổi nỗi niềm tuổi thơ” (Trích Tò he, Hoàng Anh Tuấn (II)). Tò he, hay còn gọi là con giống bột, là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Nhắc đến tò he, là người ta nghĩ ngay đến món đồ chơi mang đậm ký ức tuổi thơ, với những tạo hình quen thuộc và đầy màu sắc. Không ai biết chính xác tò he có từ bao giờ, nhưng trong tiềm thức của các bậc cao niên, tò he đã có từ rất lâu và là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt.

Tò he nét đẹp xưa
Tò he - món đồ chơi mang đậm ký ức của tuổi thơ

Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột để cúng lễ nên chúng thường được tạo hình thành các con vật như công, gà, trâu, bò,..nên ngoài cái tên tò he hay con giống bột, nó còn được gọi với cái tên “bánh chim cò”. Cũng có nơi lại gọi là “con bánh” bởi những tạo hình đĩa xôi, nải chuối,.. để mang đi lễ chùa. Con giống bột gồm có ba loại là con giống của Đồng Xuân, của Phố Khách và của Phú Xuyên. Tuy nhiên, vào đầu năm 90, con giống bột của Đồng Xuân và Phố Khách gần như đã thất truyền, còn con giống Phú Xuyên thì chỉ thịnh hành nặn các nhân vật trong phim và được gắn vào que tre.

Nguyên liệu làm ra tò he cũng vô cùng đặc biệt. Tò he thường được làm bằng bột tẻ pha chút nếp, đem xay nhuyễn, luộc chín, pha thêm chút đường để có thể ăn được, tò he không phải là món đồ chơi sản xuất máy móc rồi mới mang ra bán. Mọi nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn ở nhà, sau đó đến nơi, nghệ nhân mới luộc bột, pha màu (ngày xưa thường sử dụng màu từ các nguyên liệu tự nhiên như dầu gấc, lá trầu,…nhưng hiện nay dùng phẩm màu để tiện hơn cho việc tạo hình) để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm…

Những năm gần đây, món đồ chơi dân gian này dường như đã ít xuất hiện, cũng gần như bị bỏ quên giữa muôn vàn các loại trò chơi hiện đại, nhưng những con tò he nhỏ xinh vẫn luôn thu hút ánh nhìn của trẻ em. Và ngay giữa Hà Nội, cũng có một làng nghề truyền thống lưu giữ nét đẹp này.

Cách trung tâm Hà Nội 30km, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời lên đến 300 năm, làng Xuân La cũng đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu, góp phần lưu giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Cùng đất nước đi qua bao lần chuyển mình, tưởng chừng như nghề làm tò he rồi sẽ không còn được bền vững, nhưng những người dân làng Xuân La vẫn quyết tâm bám trụ với nghề. Ở Xuân La, không ai là không biết làm tò he, từ các cụ già cho tới các em nhỏ.

Và nhắc đến làng nghề này, không ai là không biết đến anh Đặng Văn Hậu - nghệ nhân 34 tuổi với 16 năm gắn bó với nghề nặn tò he. Trong quá trình giữ gìn nghề nặn tò he truyền thống, tuy gặp phải không ít khó khăn, nhưng anh may mắn được gặp nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh - người duy nhất còn làm được con giống Đồng Xuân.

Kết hợp từ kỹ thuật của nghệ nhân Nguyệt Ánh cùng những ký ức và phác họa của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, anh Hậu đã học và phục hồi được những con giống cổ như ngày xưa. Từ con giống chợ Đồng Xuân đến con giống Phố Khách, con giống Phú Xuyên đều đã được phục hồi từ năm 2017. Và thế là từ đó đến nay, những người dân Hà Nội lại được nhìn thấy những con nghê hý châu, sư tử hý cầu, con cá vàng, bộ lục súc và cả con giống ở Huế cũng được phục hồi lại gần như đầy đủ.

Không chỉ cố gắng mang nét đẹp về món đồ chơi tuổi thơ này quay lại, các nghệ nhân làng Xuân La còn mong muốn được mang tò he ra nước ngoài, để khẳng định với bạn bè quốc tế một nét văn hóa lâu đời và đặc sắc của người dân Việt Nam.

Mốc đánh dấu mang tò he đi “xuất ngoại” là ngày nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận nhận được giấy mời sang Nhật Bản tham dự hội chợ Quốc tế Expo - Aichi năm 2005 và sang Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Hay vào năm 2012, nghệ nhân Nguyễn Văn Định được Hội di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Việt nam tại Nhật Bản mời tham gia biểu diễn nặn tò he trong chương trình “Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản”.

Và ngày nay, để tiếp tục giữ lửa cho một làng nghề truyền thống, không chỉ anh Hậu mà các nghệ nhân tại làng Xuân La vẫn đang từng ngày đổi mới trong cách nặn tò he, đồng thời tìm ra nguồn nguyên liệu có thể bảo quản tò he trong thời hạn vài năm, cập nhật các nhân vật hoạt hình cho phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ Việt Nam, thổi hồn vào món đồ chơi mang đậm những ký ức tuổi thơ này. Cũng với mục tiêu ấy, mà những nghệ nhân làng Xuân La đã biến tấu sản phẩm mới lạ như: Tò he trên tranh, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ…

Đối với người dân Việt Nam, tò he không chỉ là một món đồ chơi dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mà đó còn là món ăn tinh thần gần gũi, tích lũy trí tuệ nhân dân qua nhiều đời./.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động