-->

Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cận Tết, nhiều người lại nhớ về tuổi thơ, nhớ về cái thời còn khó khăn, mong đến Tết để được ăn ngon, được may quần áo đẹp. Vui nhất là được đi chợ Tết, được mẹ mua cho những con Tò He đủ sắc màu. Dù rằng cuộc sống hiện đại hối hả, bận rộn, nhưng những ký ức về những con Tò He thời thơ ấu thật khó phai nhạt.
Người dân háo hức mua tò he sặc sỡ hình gà trống

Từ một làng nghề nặn Tò He truyền thống

Trong thời đại của công nghệ, nhiều loại đồ chơi hiện đại, bắt mắt được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, ngay giữa Thủ đô vẫn có một làng nghề truyền thống đã tồn tại từ nhiều đời nay, vẫn lưu giữ những ký ức tuổi thơ mộc mạc, bình dị của rất nhiều người, đó là làng nghề Tò He Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên).

Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…
Nghệ nhân Đặng Văn Khương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tò He Xuân La tại Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại, tháng 12/2020. (Ảnh:Bảo Thoa)

Không ai biết chính xác nghề Tò He ở Xuân La có từ bao giờ, nhưng theo người dân ở đây, nghề này đã xuất hiện và tồn tại đến nay chừng 300 năm, nhiều gia đình có đến 4-5 đời theo nghề. Với đồ nghề giản đơn gồm nguyên liệu là bột gạo và các loại màu làm từ hoa quả, lá của các loài cây có trong tự nhiên.

Với những thứ nguyên liệu ấy, ban đầu Tò He được dùng để cúng lễ nên thường được nặn thành các con vật như gà, trâu, bò, lợn, cá... Cũng chính vì thế mà người ta gọi dân dã là “đồ chơi chim cò”. Một số nơi còn gọi là “con bánh” ngoài việc dùng để cúng lễ, làm đồ chơi, những con vật này còn có thể ăn được.

Các công đoạn làm tò he truyền thống khá công phu, để làm được Tò He, những người thợ thủ công phải xay bột gạo, sàng nhiều lần để lọc ra được thứ bột thật mịn, khi chạm tay vào thấy mịn, mát, đổ xuống mâm không bị trôi thì mới đạt yêu cầu. Thứ bột mịn ấy được đánh nhuyễn với nước nguội, đem hấp chín, để nguội rồi mới trộn từng mẻ bột với những loại màu khác nhau. Trước mỗi phiên chợ hay lễ, Tết, người làm Tò He sẽ nặn thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó đem hấp chín lại một lần nữa để có thể bảo quản được lâu.

Người làm nghề nặn Tò He thường bận rộn nhất vào mỗi dịp lễ, Tết hoặc vào các buổi họp chợ phiên ở các làng quê. Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường, nặn Tò He để bán. Dù các hình thù của Tò He được nặn khá đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Theo nghệ nhân Đặng Văn Khương, “Đây là một nghề đòi hỏi người làm phải có óc tưởng tượng tốt, có hoa tay và phải kiên trì, cần mẫn và có tình yêu thương con trẻ. Nặn ra hình thù các con vật không khó, nhưng làm cho con vật có hồn, cảm xúc thì không hề dễ”.

Dù đã có truyền thống lâu đời, với nhiều người theo nghề. Tuy nhiên, đã có một thời gian dài, nghề nặn Tò He cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu là gạo nếp, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Nhiều người buộc phải bỏ nghề, tìm công việc khác để mưu sinh. Tưởng chừng như sau thời đổi mới, làng nghề Tò He sẽ có bước phát triển mới khi nguyên liệu để làm Tò He đã sẵn hơn, nhưng sự bùng nổ của kinh tế thị trường khiến cho những loại đồ chơi công nghiệp xuất hiện ngày một nhiều, lấn át các món đồ chơi dân gian. Trong khi đó, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp cho thu nhập cao, phải là những người thực sự yêu nghề mới chọn theo nghề truyền thống như nghề nặn Tò He.

Tìm lại chỗ đứng trong cuộc sống hiện đại

Đứng trước nguy cơ làng nghề có truyền thống lâu đời đang dần bị mai một, những người thợ thủ công làng Xuân La, trong đó có ông Chu Tiến Công, ông Đặng Văn Khương và nhiều người khác tâm huyết với nghề đã rất trăn trở, cố gắng tìm nhiều hướng đi mới để có thể duy trì hoạt động và phát triển làng nghề. Cuối cùng Câu lạc bộ Tò He Xuân La đã ra đời sau rất nhiều trăn trở, bàn bạc. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 2009 với số hội viên ban đầu chỉ hơn 50 người, với nòng cốt là những người cao tuổi đã làm nghề từ nhiều năm nay, có cùng tâm huyết giữ gìn và phát triển làng nghề do cha ông để lại. Đến nay, số hội viên của Câu lạc bộ đã hơn 100 người và cũng đã đạt được những thành công bước đầu.

Nghệ nhân Đặng Văn Khương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tò He Xuân La, với gần 40 năm theo nghề tò he cho biết, cái khó nhất của nghề Tò He không phải là kỹ thuật nặn, mà chính là tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Bởi thứ đồ chơi làm bằng bột dù lắm công phu nhưng dễ hỏng và nhanh chán đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt, nhiều trẻ em được tiếp xúc với công nghệ sớm, vốn thích những hình thù dạng siêu nhân, người máy, siêu anh hùng hay những nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình hơn. Trong khi đó, những hình thù con lợn, con gà hay con cá, con trâu dù rất đẹp nhưng không hấp dẫn bằng. Hơn thế, người làm Tò He phải tự mang đến những điểm du lịch, vui chơi hay lễ hội mới có thể bán được.

Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…
Các sản phẩm Tò He của Câu lạc bộ Tò He Xuân La được tạo hình đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. (Ảnh: Bảo Thoa)

Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, Câu lạc bộ đã thường xuyên mở các đợt hội ý, tập huấn cho các nghệ nhân về những mẫu sản phẩm mới, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm nghề. Cứ định kỳ 3 tháng Câu lạc bộ họp rút kinh nghiệm, bồi dưỡng tay nghề và triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh làng nghề đến không chỉ Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác.

Bên cạnh đó, Câu lạc bộ Tò He Xuân La cũng nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ địa phương. Hằng năm, ngày 26/10, địa phương tổ chức vinh danh các làng nghề, trong đó có các cuộc thi tay nghề, nhằm khuyến khích động viên các nghệ nhân, những người thợ thủ công không ngừng sáng tạo, trao truyền nghề cho các thế hệ sau.

Đến nay, Câu lạc bộ làng nghề vẫn thường xuyên đem các sản phẩm của mình đến các lễ hội truyền thống, các danh lam thắng cảnh ở nhiều địa phương để quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với du khách. Nhờ đó, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, một phần giúp những người thợ thủ công ổn định cuộc sống để giữ gìn và phát triển văn hóa dân gian trong đời sống hiện đại.

Hiện tại, không chỉ thế hệ ông Khương mà nhiều thanh niên khác trong làng, giống hai người con của ông cũng quyết tâm theo nghề truyền thống ông cha để lại, cháu nội ông Khương hiện mới lên 10 tuổi cũng đã biết nặn Tò He theo những hình con vật đơn giản. Chính những đóng góp không ngừng nghỉ của những người thợ thủ công làng Xuân La đã và đang góp phần giữ cái hồn quê trong nghề nặn Tò He, bảo tồn một loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc./.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động