Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô
Tuyên dương 87 Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu 2024 Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô |
Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa là những không gian được quy hoạch để tích hợp các hoạt động kinh tế, thương mại với bảo tồn và phát triển văn hóa. Những khu vực này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp văn hóa, thúc đẩy du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.
![]() |
Hà Nội được mệnh danh là đất trăm nghề, vì thế, việc quy hoạch khu phát triển thương mại và văn hóa được coi là bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô. (Ảnh: Đỗ Đạt) |
Dự thảo quy định rõ về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, tiêu chí thành lập và cơ chế quản lý các khu này. Trong đó, các khu phát triển thương mại và văn hóa phải đáp ứng các yêu cầu về không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, môi trường kinh doanh và đặc biệt là khả năng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của Hà Nội.
Ngoài ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa cũng bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường tại khu phát triển thương mại và văn hóa cao hơn so với các quy định chung để thúc đẩy các hoạt động thương mại, sáng tạo gắn với phát triển văn hoá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và ngành, nghề truyền thống, thu hút, phát triển du lịch trên địa bàn…
Đánh giá về dự thảo trên nhiều ý kiến cho rằng, với thế mạnh về kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại; cùng những tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao… khi Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa được ban hành, chắc chắn sẽ là yếu tố then chốt cho Thủ đô phát triển nhanh, bền vững.
Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, Hà Nội vẫn luôn được mệnh danh là “đất trăm nghề”, các nghề truyền thống của Thủ đô thuộc 6/7 nhóm nghề trên cả nước, bao gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, hiện Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó hơn 300 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống đã được công nhận danh hiệu thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã. Trong những năm qua, công tác phát triển làng nghề của Hà Nội đạt được nhiều thành tựu quan trọng; tạo điều kiện để các địa phương, cộng đồng nông thôn tôn vinh, phát huy bản sắc văn hóa vùng, miền, dân tộc gắn với phát triển du lịch tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
Với sự thay đổi về chính sách, sự hỗ trợ kết nối giao thương, nhiều làng nghề truyền thống Thủ đô đã có bước phát triển mạnh và mang về thu nhập cao cho các nghệ nhân, người lao động, tiêu biểu phải kể đến như: Làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.200 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc thôn Hữu Bằng (Thạch Thất) đạt gần 1.000 tỷ đồng; làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng đạt 1.100 tỷ đồng (Đông Anh); làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng đạt trên 1.000 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù (Hoài Đức) đạt trên 1.300 tỷ đồng…
Đặc biệt, trên địa bàn Hà Nội hiện có 18 khu, điểm du lịch gắn với làng nghề. Một số làng nghề, hằng năm đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm, một số làng nghề đã và đang đầu tư hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch như làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), sinh vật cảnh xã Hồng Vân (huyện Thường Tín)…
ThS. Lê Xuân Mạnh - Giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chia sẻ, trước đây, Hà Nội từng nổi tiếng với 36 phố nghề và nhiều làng nghề ở các vùng ngoại ô, số lượng làng nghề lại càng tăng lên sau khi mở rộng địa giới hành chính. Tuy nhiên, các nghề và làng nghề phát triển một cách tự phát, manh mún. Nhiều sản phẩm thiếu sự độc đáo, chưa thể hiện rõ bản sắc văn hóa, mẫu mã chưa thực sự bắt mắt. Đặc biệt là thiếu sự liên kết giữa các vùng sản xuất, cơ sở sản xuất, các ngành nghề và làng nghề với nhau, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng...
Vì thế, để tạo động lực và bước đột phá cho Thủ đô, theo ThS. Lê Xuân Mạnh, Hà Nội cần phải có những bước đi kiên quyết, đảm bảo một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng, phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt hạn chế… Do đó, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) sẽ tạo đòn bẩy, là bước đi then chốt và quan trọng cho việc làng nghề phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn.
Cùng chung quan điểm với ThS. Lê Xuân Mạnh, nhiều ý kiến đưa ra cũng cho rằng, việc phát triển khu thương mại gắn với bảo tồn văn hóa không chỉ đơn thuần là một chiến lược kinh tế, mà còn là trách nhiệm trong việc gìn giữ bản sắc Hà Nội. Khi thương mại không còn chỉ là các trung tâm mua sắm đơn thuần, mà còn mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử, giá trị của Hà Nội trong mắt du khách và nhà đầu tư sẽ được nâng cao đáng kể.
Đặc biệt, nếu nhìn rộng ra, khi được triển khai hiệu quả, Nghị quyết này không chỉ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa - kinh tế hàng đầu khu vực, mà còn tạo ra một hình mẫu để các địa phương khác học hỏi và áp dụng. Đây chính là bước đi chiến lược giúp Thủ đô phát triển hiện đại, nhưng vẫn giữ được hồn cốt của một Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá vàng thế giới giảm, mất mốc 3.300 USD/ounce

Giá xăng dầu hôm nay (23/5): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc, trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

HANDICO: Trên 80% nữ cán bộ, công nhân viên, người lao động “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Real Madrid vs Sociedad: Dấu ấn cuối cùng của Ancelotti

Tổ chức thi, tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo an toàn, công bằng, khách quan, công khai

Milan vs Monza: Lời khẳng định về đẳng cấp
Tin khác

Chủ tịch thành phố Hà Nội biểu dương công tác giải phóng mặt bằng đường trục phía Nam của huyện Phú Xuyên
Chỉ đạo - Điều hành 20/05/2025 16:01

Định hướng công tác nhân sự đại biểu HĐND khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Chỉ đạo - Điều hành 20/05/2025 12:31

Hà Nội đưa 4 thủ tục hành chính của Đảng lên Cổng dịch vụ công quốc gia
Chỉ đạo - Điều hành 19/05/2025 21:28

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng
Chỉ đạo - Điều hành 16/05/2025 22:08

Hà Nội nghiêm cấm hành vi lấy số thứ tự "ảo" khi đăng ký làm dịch vụ công online
Chỉ đạo - Điều hành 16/05/2025 20:18

Thành phố Hà Nội yêu cầu huyện Hoài Đức xử lý dứt điểm di tích lịch sử quốc gia bị xâm hại trong tháng 5
Chỉ đạo - Điều hành 15/05/2025 15:55

Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 14/05/2025 18:06

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới
Chỉ đạo - Điều hành 13/05/2025 19:47

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII
Chỉ đạo - Điều hành 13/05/2025 14:17

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Chỉ đạo - Điều hành 12/05/2025 20:37