-->

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Đưa áo dài trở thành “đại sứ du lịch” của Thủ đô Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trở thành 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước.

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
Người dân trải nghiệm công đoạn lấy tơ tằm tại Hội chợ triển lãm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để hiện thực hóa chiến lược trên, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa.

Luật Thủ đô năm 2024 đã bổ sung nhiều điểm mới, tiến bộ; trong đó, đã dành riêng Điều 21 cho lĩnh vực văn hóa, thể thao. Đồng thời, ở Điều 39, 41, 43 có những chính sách đặc thù, ưu đãi cho lĩnh vực văn hoá.

Trong đó, điểm nổi trội là Luật Thủ đô năm 2024 quy định Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa. Đây cũng là quy định đặc thù nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng về dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa.

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
Công đoạn dệt lụa tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông.

Trong quá trình lấy ý kiến, đa số người dân bày tỏ quan điểm về việc ban hành Nghị quyết là cần thiết. Nhiều người bày tỏ việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa, trung tâm công nghiệp văn hóa dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tích cực như tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại, văn hóa, du lịch; nâng cao cảnh quan, môi trường sống cho người dân; phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các ngành nghề truyền thống; tăng nguồn thu từ du lịch và các hoạt động thương mại; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân,…

Tạo nhiều kỳ vọng phát triển cho làng nghề truyền thống

Là một trong những người say mê với nghề làm nón, bà Tạ Thu Hương, nghệ nhân nón lá làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ “giữ hồn” giá trị văn hóa truyền thống của nón lá mà còn góp phần đưa nón làng Chuông tiếp tục vươn ra thế giới mang theo những nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Mỗi năm cơ sở của gia đình nghệ nhân xuất khẩu vài chục nghìn sản phẩm nón lá sang nhiều nước ở khu vực Châu Âu, Châu Á.

Trong quá trình gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bên cạnh những thuận lợi, nón làng Chuông nói chung, các nghệ nhân nói riêng đã trải qua một số khó khăn như nguồn vốn, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch tại làng nghề đã xuất hiện nhưng đa phần phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, thiếu liên kết nên hiệu quả mang lại chưa cao,…

Theo đó, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; khu phát triển thương mại và văn hóa mang đến nhiều kỳ vọng phát triển hơn nữa cho làng nghề truyền thống.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Tạ Thu Hương cho biết: “Luật Thủ đô đã tạo cho Hà Nội những thuận lợi, những ưu thế để phát triển công nghiệp văn hóa. Đối với các nghệ nhân đang từng ngày giữ và phát triển làng nghề như chúng tôi, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa thực sự đã mang đến một cánh cửa mới, hy vọng mới cho làng nghề. Qua đó tạo điều kiện cho làng nghề được phát triển vươn xa hơn nữa, tỏa sáng và tham gia sâu rộng hơn nữa vào lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô và đất nước.

Với sự hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa cũng như khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ kết nối được thật nhiều các di sản văn hóa của làng nghề nói chung và các nghệ nhân nói riêng để đông đảo người dân và du khách biết đến nét đẹp của di sản làng nghề truyền thống”.

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô
Ông Đỗ Văn Hiển thiết kế mẫu hoa văn cho các sản phẩm lụa của làng dệt Vạn Phúc.

Những khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh không chỉ là câu chuyện riêng của nón làng Chuông, đó cũng là câu chuyện mà nhiều nghệ nhân tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông đang băn khoăn.

Ông Đỗ Văn Hiển, nghệ nhân dệt lụa Vạn Phúc cho biết để phục vụ sự phát triển của làng nghề, bắt nhịp công nghệ mới, tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao của khách trong nước và quốc tế, ông đang định hướng đầu tư hệ thống máy hiện đại hơn. Tuy nhiên nơi sản xuất, kinh doanh nghề dệt hiện tại gia đình đang thuê khu vực đất của Hợp tác xã, theo quy hoạch làng nghề khu vực này có thể lấy ra để phục vụ cho quy hoạch khác. Nếu đồng tư hàng trăm triệu đồng để sản xuất nhưng khi nơi sản xuất không còn, gia đình sẽ gặp khó khăn về thu hồi vốn đầu tư, điều đó khiến ông Hiển còn một số băn khoăn.

Khi tiếp cận được các thông tin trong dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa; dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, ông Hiển bày tỏ sự phấn khởi: “Khi thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa, các làng nghề, các nghệ nhân sẽ có không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa; tiếp cận được nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài.

Hiện tại làng nghề dệt Vạn Phúc đã phát triển du lịch làng nghề, hàng năm làng nghề đã đón số lượng lớn khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm các công đoạn, tuy nhiên mặt bằng sản xuất vẫn đang gặp khó khăn, chúng tôi rất mong chờ những chính sách để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh có mặt bằng sản xuất ổn định để yên tâm gắn bó, phát triển nghề truyền thống vươn tầm hơn nữa trên thị trường quốc tế”.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động