--> -->

Đưa áo dài trở thành “đại sứ du lịch” của Thủ đô

Cuối tuần qua, đông đảo người dân Thủ đô và du khách đã chứng kiến một Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 được đầu tư tổ chức công phu, với các hoạt động quy mô lớn và đa dạng, diễn ra liên tục trong 3 ngày. Áo dài từ “đại sứ văn hóa” dần trở thành “đại sứ du lịch”, tiến tới là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Thủ đô và đất nước.
Màn đồng diễn áo dài ấn tượng của hơn 1.000 phụ nữ Thủ đô Bế mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2022: Lan toả giá trị văn hoá qua tà áo dài

Là 1 trong 50 gian hàng trưng bày những chiếc áo dài dân tộc được sắp đặt trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, gian áo dài của Nhà thiết kế Xuân Thu luôn đông khách ra vào chiêm ngưỡng, nhất là du khách nước ngoài. Là nhà thiết kế áo dài nổi tiếng, chị luôn biết cách kết nối yếu tố nghệ thuật truyền thống xưa với nay nhờ chất liệu, mầu sắc và kỹ thuật thể hiện.

Đưa áo dài trở thành “đại sứ du lịch” của Thủ đô
Nhà thiết kế trẻ Nguyên Khanh với bộ sưu tập “Begin” trong Lễ hội.

Tham gia Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022, Nhà thiết kế Xuân Thu cho biết: “Với tôi, một nhà thiết kế luôn tâm huyết với văn hoá truyền thống, tôi đánh giá cao Lễ hội Áo dài du lịch là một hướng đi đúng đắn, sáng tạo, thể hiện thông điệp mới của ngành Du lịch Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Lễ hội đã tạo ra một làn sóng, đề cao vẻ đẹp trang phục truyền thống vốn chỉ mặc trong các dịp nghi lễ cổ truyền. Lễ hội còn như lời động viên, thôi thúc một thế hệ trẻ là những sinh viên của các trường đang theo học khoa thiết kế thời trang bởi các bạn thường có các bài tốt nghiệp mà đề tài chỉ nói về sáng tạo trang phục hiện đại. Áo dài muốn phát triển phải có sự tiếp biến, chứa đựng yếu tố đương đại bởi ngoài biểu tượng thì nó vẫn là một sản phẩm thời trang, càng nhiều người thích mặc áo dài càng làm cho sự lan tỏa mạnh mẽ vẻ đẹp trang phục của quốc gia”.

Trong khuôn khổ Lễ hội, ngoài hoạt động trưng bày và biểu diễn áo dài là Cuộc thi sáng tạo kiểu dáng và hình thức trang trí mới trên nền áo dài với sự tham gia của 7 đội nhóm đến từ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp và Trường Đại học Hòa Bình. Đây là hoạt động hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, chờ đợi sản phẩm tinh thần độc đáo, sáng tạo của các sinh viên - Nhà thiết kế trẻ trong tương lai. Là Ban giám khảo của Cuộc thi, Nhà thiết kế Xuân Thu nhận định: “Tôi cho rằng các bạn sinh viên khá thông minh biết vận dụng kiến thức đã học tạo nên hình ảnh mới như: Tạo hình mới, biến đổi vai, cổ áo mà vẫn giữ 2 tà dài, hoặc màu sắc hiện đại từ chất vải dệt công nghiệp, tạo bề mặt vải nhờ các kỹ thuật vẽ nghệ thuật, đính kết, tẩy sắc độ trên vải jean...để chiếc áo dài gần hơn với đời thường. Sự sáng tạo này cho thấy thành công của Lễ hội và tôi mong tiếp tục có thêm nhiều hoạt động với các chủ đề khác nhau về áo dài bởi đây là sản phẩm văn hóa đặc sắc để quảng bá hình ảnh quốc gia”.

Với mục tiêu đưa áo dài trở thành một sản phẩm đặc trưng của du lịch, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 có chương trình nghệ thuật với sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng sự tham gia của các nhà thiết kế như Nghệ nhân áo dài Lan Hương, Nhà thiết kế Xuân Thu, Viết Bảo, Năm Tuyền, Quang Hòa, Hà Duy, Chula Fahion House, Cao Minh Tiến và nhiều thương hiệu áo dài như Hương Queen, OZ Design House, áo dài thêu tay Tulip, Kiên Anh, một số nhà thiết kế trẻ như Thảo Giang, Nhật Thực.

Đặc biệt là hoạt động biểu diễn và diễu hành quy mô lớn, ấn tượng bằng trang phục áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch triển khai tổ chức với sự tham gia của 700 phụ nữ đến từ các khối, các tổ chức, các gia đình với nhiều thế hệ. Chương trình được biên đạo dàn dựng với các bài đồng diễn múa nón, múa quạt cùng áo dài. Ngoài ra là chương trình đồng diễn áo dài đường phố của 300 nữ doanh nhân và 200 em bé toàn quốc; biểu diễn nghệ thuật kết hợp trình diễn của trên 100 sinh viên trên địa bàn Thành phố...

Phát biểu tại Lễ bế mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: “Trong 3 ngày diễn ra, Lễ hội đã thu hút hơn 30 nghìn lượt người đến, bao gồm người dân Hà Nội, du khách trong nước và khách quốc tế, với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng cùng chung tình yêu với tà áo dài Việt Nam. Với mục tiêu kích cầu du lịch, bảo tồn, tôn vinh và khai thác các giá trị của tà áo dài gắn với du lịch.

Lễ hội đã thực sự thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân Hà Nội, du khách trong nước và khách quốc tế, lan tỏa tình yêu áo dài đến mọi lứa tuổi, từ người già đến trẻ nhỏ, với nhiều ngành nghề khác nhau. Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 chính thức khép lại, nhưng câu chuyện về tà áo dài sẽ còn mãi. Thông qua tà áo dài, các sự kiện tại Lễ hội này đã viết tiếp câu chuyện về văn hoá, con người Hà Nội, Việt Nam truyền đi thông điệp về một Hà Nội là điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.

Đây được coi là sự kiện du lịch khép lại năm 2022 với rất nhiều nỗ lực trong việc phục hồi hoạt động du lịch và mở ra cánh cửa tươi sáng, triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho ngành Du lịch nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung trong năm mới 2023.

Tại Lễ bế mạc, Sở Du lịch Hà Nội cũng tri ân và tặng hoa các nghệ nhân, nhà thiết kế, các đơn vị tham gia Lễ hội. Bên cạnh đó là trao giải cho Cuộc thi sáng tạo thiết kế áo dài của sinh viên; trao giải cho gian hàng sáng tạo nhất, gian hàng ấn tượng nhất và gian hàng thân thiện nhất; trao giải Cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch và ảnh du lịch Hà Nội năm 2022 và phát động Cuộc thi thiết kế Logo cho Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Xã Thiên Lộc xây dựng chính quyền 2 cấp hiệu quả, phục vụ nhân dân

Xã Thiên Lộc xây dựng chính quyền 2 cấp hiệu quả, phục vụ nhân dân

Sau nửa tháng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, bộ máy chính quyền xã Thiên Lộc, Hà Nội từng bước vận hành hiệu quả. Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm phục vụ, chính quyền xã đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tiễn, bước đầu phát huy hiệu quả, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ.
Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Xã Đại Thanh: Phát huy cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo

Vừa qua, tại xã Đại Thanh đã diễn ra Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng xã Đại Thanh và Đại hội Đảng bộ Uỷ ban nhân dân xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Các đại hội đã diễn ra thành công tốt đẹp, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của chính quyền địa phương 2 cấp hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.
Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Phường Thanh Liệt: Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, hành động vì nhân dân

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Thanh Liệt và Chi bộ các cơ quan trực thuộc Đảng bộ Uỷ ban nhân dân phường vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Chỉ sau hơn nửa tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội, đặc biệt ở các địa phương ngoại thành đã thắp lên luồng sinh khí mới. Dẫu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng tinh thần đoàn kết, chủ động và kỷ cương đã nhanh chóng lan tỏa. Một diện mạo hành chính đổi mới, quyết liệt vì dân đang dần hình thành, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động