--> -->

Phấn đấu tất cả các công viên, vườn hoa sẽ là không gian mở "sáng, xanh, sạch, đẹp"

Sáng 4/6, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quản lý, đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại phiên họp, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, Thành phố sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng công viên, vườn hoa trong thời gian tới.
Hà Nội: Điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 39 dự án với tổng diện tích đất 72,60ha Hà Nội sẽ xem xét về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong tháng 6/2025

Cải tạo, xây mới 70 công viên, vườn hoa

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phi Thường, ngay sau khi Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 03-Ctr/TU ngày 17/3/2021 về chỉnh trang, phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2025, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 1/9/2021, Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 với mục tiêu cải tạo, nâng cấp 45 công viên, vườn hoa và xây dựng mới 6 công viên. Thành phố cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo đầu tư xây dựng, cải tạo công viên, vườn hoa, tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề để tháo gỡ vướng mắc kéo dài tại các dự án lớn, ban hành 8 Quyết định về quy trình, định mức, đơn giá và lựa chọn nhà thầu quản lý duy trì hệ thống công viên. Đồng thời, giao Sở Xây dựng nghiên cứu xây dựng Đề án quản lý, phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa để trình UBND Thành phố xem xét quyết định trong tháng 8/2025.

Sở Xây dựng - cơ quan thường trực đã thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các nhà đầu tư, Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành và UBND các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện; đồng thời đã tham mưu UBND Thành phố thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý hạ tầng công viên, vườn hoa theo Nghị quyết số 21/2022/NO-HĐND của HĐND Thành phố (Thành phố thực hiện quản lý công viên Thủ Lệ, các địa phương thực hiện quản lý công viên, vườn hoa còn lại trên địa bàn).

Phấn đấu tất cả các công viên, vườn hoa sẽ là không gian mở
Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội phát biểu tại phiên họp giải trình.

Với những chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, tính đến quý I/2025, Thành phố đã hoàn thành việc cải tạo, xây mới 70 công viên, vườn hoa (10 công viên, 60 vườn hoa), đạt 140% chỉ tiêu giao tại Chương trình 03-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy. Đặc biệt, nhiều vướng mắc kéo dài tại một số dự án công viên có quy mô lớn như: CV1, Phùng Khoang, Thiên Văn học, Âm nhạc đã được tháo gỡ và đang bàn giao đưa vào sử dụng.

Công tác rà soát, cập nhật quy hoạch được các sở, ngành phối hợp triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp thời. Sở Xây dựng đã rà soát, tổng hợp 219 khu đất quy hoạch công viên mới trong Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên vườn hoa và hồ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của UBND Thành phố; Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đề xuất lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để làm cơ sở kêu gọi đầu tư khoảng 60 công viên. Đến nay, nhiều vị trí, quy mô, tính chất các công viên chuyên đề đã được cập nhật vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Việc cập nhật, điều chỉnh quy hoạch chung nêu trên là cơ sở để điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án đầu tư xây dựng công viên, vườn hoa trong giai đoạn tiếp theo.

Trong công tác quản lý, duy trì sau đầu tư, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý duy trì công viên, vườn hoa. Riêng đối với 2 công viên Thống Nhất và Thủ Lệ, đang tiếp tục thực hiện theo phương thức đặt hàng để duy tu, duy trì theo quy định.

Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phi Thường cũng thông tin, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường. Nhiều vi phạm kéo dài tại một số công viên như: Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, Công viên Thiên Văn học, Công viên Hồ Điều hòa KĐT Tây Nam Hà Nội, Công viên hồ Phùng Khoang đã được tập trung chỉ đạo, từng bước khắc phục, xử lý theo quy định (hiện đã mở cửa công viên Thiên Văn học, Phùng Khoang, Âm nhạc...).

Khuyến khích xã hội hóa tham gia đầu tư phát triển công viên, vườn hoa

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phi Thường, vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Một số dự án còn chậm tiến độ do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, chủ trương đầu tư, thủ tục pháp lý; một số vi phạm tại các công viên vẫn chưa được xử lý dứt điểm, còn tái diễn, gây bức xúc dư luận; việc huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư công viên, vườn hoa còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu là do quy định pháp luật còn một số bật cập, thiếu cơ chế đặc thù khuyến khích đầu tư công viên, cây xanh; công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương có lúc, có nơi chưa thực sự chặt chẽ, đồng bộ; năng lực tổ chức thực hiện của một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu.

UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm, chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục trong thời gian tới.

Phấn đấu tất cả các công viên, vườn hoa sẽ là không gian mở
Quang cảnh phiên họp giải trình.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phi Thường thông tin, để tiếp tục phát huy hiệu quả, thay mặt UBND Thành phố đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, rà soát, phân định rõ nhiệm vụ giữa các sở, ngành và các địa phương (xã, phường) trong quản lý, duy tu duy trì, đầu tư xây dựng hệ thống công viên, vườn hoa khi triển khai thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Tiếp tục rà soát, cập nhật quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết các công viên, vườn hoa phù hợp với định hướng phát triển đô thị, đảm bảo quỹ đất, vị trí, quy mô hợp lý, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Đẩy mạnh công tác phối hợp trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch, đầu tư, nhất là đối với các dự án công viên lớn.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án quản lý, phát triển cây xanh, công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố. Tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, khuyến khích nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư phát triển công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng công viên, vườn hoa; đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý, duy trì sau đầu tư, đảm bảo các công viên, vườn hoa thực sự phát huy hiệu quả phục vụ cộng đồng.

Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng, góp phần xây dựng môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7

Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7

Chiều 16/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 Tổ công tác đặc biệt.
Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Ông Bá Văn Thắng (sinh năm 1968), Trưởng phòng Phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.
Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

UBND thành phố Hà Nội ban hành đã Quyết định số 3763/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm tham mưu UBND Thành phố triển khai các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày 2/8

Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày 2/8

Theo kế hoạch, lễ ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn Hà Nội diễn ra từ 7 - 9 giờ sáng 2/8/2025, trong đó điểm cầu chính tại phường Tràng Tiền sẽ được truyền hình trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 126 xã, phường. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng, nhằm lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và tạo chuyển biến thực chất trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động