--> -->

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, môi trường sống của người dân đô thị đang chịu nhiều sức ép, tôi cho rằng việc đặt mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố xanh, sạch, hiện đại, thích ứng hiệu quả với tương lai là hết sức cần thiết.

Tôi đồng tình với các nội dung trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII và mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm cùng chung tay xây dựng Thủ đô phát triển hài hòa giữa kinh tế - môi trường - chất lượng sống.

Dự thảo cũng nêu rõ, thời gian quan, Thành ủy ban hành và chỉ đạo quyết liệt Chương trình số 05-CTr/TU, tập trung nâng cao hiệu lực quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó thiên tai, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, rà soát, lập danh mục 81 cơ sở công nghiệp cần di dời khỏi nội thành theo quy hoạch. Công tác kiểm tra, giám sát khai thác khoáng sản được siết chặt, đảm bảo sử dụng tài nguyên bền vững.

Hà Nội thực hiện đồng bộ các chương trình chống úng ngập khu vực nội thành, bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm sông Cầu Bây - Bắc Hưng Hải, xây dựng và triển khai quyết liệt Đề án phục hồi chất lượng nước 4 sông nội đô (Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét);

Xử lý ô nhiễm tại 90 hồ nội thành và 44 hồ ngoại thành, từng bước cải thiện chất lượng nước, nâng cao cảnh quan đô thị. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí đến năm 2030, định hướng 2035 được đẩy mạnh, kết hợp phong trào “Sáng - xanh - sạch - đẹp” lan tỏa sâu rộng, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Thành phố luôn chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là chỉ đạo hiệu quả các giải pháp ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão Yagi năm 2024, giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ đời sống của nhân dân.

Từ các kết quả trên tại Dự thảo, tôi đánh giá cao những kết quả Thành phố đã đạt được, thể hiện sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và đồng bộ trong hành động: từ việc xử lý ô nhiễm các sông, hồ nội thành, kiểm soát chất lượng không khí, đến các chương trình chống úng ngập, quản lý tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Bắc Hưng Hải… đều cho thấy nỗ lực của Hà Nội trong việc xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại.

Đồng thời, tôi cũng nhất trí cao với nội dung được nêu tại mục tiêu “Bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị xanh, thông minh, bền vững” trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.

Cụ thể tại Dự thảo đã nêu rõ mục tiêu: Xây dựng Hà Nội trở thành thành phố xanh, sạch, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị xanh, kinh tế xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết trong tiến trình phát triển Thủ đô Hà Nội hiện đại và bền vững. Việc phát triển kinh tế - xã hội phải gắn chặt với gìn giữ hệ sinh thái đô thị, bảo đảm chất lượng sống cho người dân, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về phát thải ròng bằng “0” và tăng trưởng xanh.

Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải Yên Xá giai đoạn 2 vào quý IV/2026, xử lý 70% nước thải đô thị (1 triệu m³/ngày), giải quyết 80% ngập úng nội đô. Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Sóc Sơn, đạt 100% chất thải xử lý chuẩn (5.000 tấn/ngày), chôn lấp dưới 10%. Đạt diện tích cây xanh đô thị 10-12 m²/người, cải tạo sông Tô Lịch (hoàn thành năm 2025), Kim Ngưu, Lừ, Sét, hoàn thành trong năm 2026, tạo các không gian xanh công cộng.

Đảm bảo toàn bộ các cụm khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn vào cuối năm 2030. Chuyển đổi các tuyến xe buýt sang năng lượng sạch, sử dụng điện trước quý IV/2027, phấn đấu đạt 100% vào năm 2030, thực thi vùng phát thải thấp trọng tâm tại đô thị trung tâm.

Theo tôi, các mục tiêu đặt ra mang tính chiến lược, thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ của thành phố trong việc hướng tới phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và cải thiện chất lượng sống cho người dân. Những nhiệm vụ cụ thể như hoàn thành xử lý nước thải, giảm ngập úng, phát triển diện tích cây xanh, chuyển đổi phương tiện giao thông sang năng lượng sạch... là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của các đô thị lớn trên thế giới.

Bên cạnh các chỉ tiêu cụ thể, Thành phố cần nhấn mạnh thêm các giải pháp về nâng cao năng lực giám sát cộng đồng, ứng dụng công nghệ số trong quản lý môi trường (như cảnh báo chất lượng không khí, hệ thống cảm biến đo nước, theo dõi chất thải), đồng thời đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi, xây dựng nếp sống đô thị thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, cần có định hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tái chế, năng lượng sạch, giao thông thông minh, gắn với phát triển thị trường carbon và thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0”.

Tôi tin rằng, với quyết tâm chính trị cao, sự đồng thuận của nhân dân và sự đồng bộ trong thực thi, Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành đô thị xanh, hiện đại, bền vững - xứng đáng là Thủ đô văn hiến, thông minh, dẫn đầu cả nước về chất lượng sống và khả năng thích ứng với tương lai.

Trịnh Thanh Huyền

(Đảng viên Chi bộ Trường THCS Hoàn Kiếm, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Là những người dân đang trực tiếp sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ấp ủ mong muốn về một không gian đô thị không chỉ hiện đại mà còn thực sự đáng sống. Do đó, khi xem xét Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng quy hoạch các khu đô thị mới.
Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Việc phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương là một trong những kỳ vọng lớn lao của người dân gửi gắm vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ

Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ

Các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội cần có tính định lượng; đột phá, mới mẻ; không lặp lại những gì đã làm nhưng chưa hiệu quả và đặc biệt là cần có tính liên kết, đồng bộ, đảm bảo các giải pháp có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tạo sức mạnh tổng hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động