Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập |
Văn hóa và con người là 1 trong 5 trụ cột phát triển Thủ đô
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của Nhân dân.
Dự thảo Báo cáo chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất, đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam; Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực, góp phần quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Trong đó, về phát triển văn hóa, Dự thảo Báo cáo xác định đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa; tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa chủ lực; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển hạ tầng văn hóa; thu hút, hỗ trợ đầu tư; mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa; tập trung xây dựng, phát triển, định vị thương hiệu "Thành phố sáng tạo" của UNESCO.
![]() |
Lễ hội bơi Đăm truyền thống của làng Tây Tựu (phường Tây Tựu, thành phố Hà Nội). (Ảnh: Lê Thắm) |
Xây dựng con người Hà Nội thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị quốc gia, dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn giá trị truyền thống với giá trị thời đại, được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa, nâng cao nhận thức, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng, thực hiện giá trị, chuẩn mực, đặc trưng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ mới, coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Bảo tồn và phát huy các công trình có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc; bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp Thành phố đã được xếp hạng. Phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long; di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa; di tích thành cổ Sơn Tây, không gian văn hóa làng cổ Đường Lâm, khu vực Ba Vì, Hương Sơn, Sóc Sơn, phố cổ Hoàn Kiếm...
Hoàn thiện cơ chế, chính sách tháo gỡ rào cản
Về các giải pháp, Thành phố xác định phát triển văn hóa bền vững, đặt văn hóa làm nền tảng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tháo gỡ rào cản, huy động nguồn lực văn hóa, con người, phát huy tinh thần cống hiến của trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo.
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng; xây dựng môi trường giáo dục, môi trường xã hội lành mạnh; quan tâm giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá ứng xử cho thế hệ trẻ, góp phần phát triển thế hệ tương lai của Thủ đô có đức, có tài.
Xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý; tạo lập môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, nhân văn, sáng tạo; xây dựng, phát huy hiệu quả văn hóa trên môi trường số, khai thác tốt các giá trị truyền thống; xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, nhất là văn hoá ứng xử; nêu cao tinh thần tự chủ, tự quản của Nhân dân; tiếp tục triển khai sâu rộng các quy tắc ứng xử trong cơ quan và nơi công cộng.
Phát triển công nghiệp văn hóa đa dạng trên các lĩnh vực có thế mạnh của Thủ đô. Tập trung phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực, định vị sản phẩm đặc sắc như: thiết kế, du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh, xuất bản, quảng cáo, phần mềm và trò chơi giải trí.
![]() |
Lễ hội Tổng Nam Phù (xã Thanh Trì, Hà Nội). |
Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá, phát huy bản sắc văn hoá của Thủ đô trên nền tảng công nghệ số; triển khai các dự án bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long và khu vực lõi Thành Cổ Loa. Ưu tiên phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa như không gian làng cổ ở Đường Lâm, không gian Phố cổ kết nối cầu Long Biên, không gian một số làng nghề truyền thống...
Cần thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá rõ ràng
Nhiều ý kiến cho rằng, Thành phố xác định 1 trong 5 trụ cột phát triển Thủ đô là văn hóa và con người, đã thể hiện được vai trò vô cùng quan trọng của văn hóa với việc việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
50 năm sinh sống ở Thủ đô, bà Nguyễn Thị Tương (trú tại phường Đồng Xuân, nay thuộc phường Ba Đình, thành phố Hà Nội) mong muốn, khi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII, cơ sở hạ tầng văn hóa sẽ được cải thiện và mở rộng, trong đó có việc cải thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch, như khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông kết nối các điểm đến văn hóa... để thu hút khách du lịch.
Là một giáo viên, chị Nguyễn Thùy Dung, trú tại phường Hoàng Mai, thành phố Hà Nội bày tỏ đồng tình cao với mục tiêu xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch, và giải pháp “xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng; quan tâm giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá ứng xử cho thế hệ trẻ”. Chị Dung cho hay, hầu hết các học sinh cá biệt, có hành vi bạo lực học đường... đều có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, các em không được quan tâm, giáo dục đầy đủ.
Vì vậy, theo chị Dung, việc Thành phố xác định “bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng” rất quan trọng, bởi mỗi gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình với các thành viên sống có trách nhiệm, lương thiện, được giáo dục tốt... sẽ góp phần tạo nên một xã hội văn minh, nhân văn.
Nói về quản lý nhà nước về văn hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận, thành phố Hà Nội cần thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá rõ ràng để đảm bảo rằng các chính sách văn hóa được thực hiện đúng mục tiêu. Các đơn vị quản lý văn hóa, từ cấp thành phố đến các quận, huyện, cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ để tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Cơ chế phối hợp liên ngành cũng cần được nâng cao để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý di sản, bảo tồn và phát triển văn hóa... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dễ dàng nhận diện thương hiệu ngành điện Thủ đô qua cuộc gọi định danh - Voice Brandname

Messi rực sáng với cú đúp, Inter Miami vùi dập New York Red Bulls 5-1

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Xã Phú Nghĩa: Tăng cường xây dựng Đảng gắn với phục vụ nhân dân hiệu quả

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh
Tin khác

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 19/07/2025 14:24

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 18/07/2025 20:21

Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 18/07/2025 18:20

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 18/07/2025 15:56

Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 18/07/2025 15:56

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 18/07/2025 09:25

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 18/07/2025 07:48

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 17/07/2025 14:11

Đầu tư cơ sở vật chất, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu trường, thiếu lớp
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 17/07/2025 11:00

Đưa giáo dục âm nhạc vào trường học để các em phát triển toàn diện
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 17/07/2025 06:50