--> -->

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết hợp khai thác không gian ngầm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.

Đánh giá hiệu quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, về lĩnh vực quy hoạch, giao thông, Dự thảo Báo cáo nêu rõ, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị tiếp tục được ưu tiên chú trọng và đã có những chuyển biến tích cực theo hướng thông minh, xanh và bền vững.

Phát triển hạ tầng giao thông được chú trọng. Hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm trong khu vực nội đô, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Thành phố quyết liệt triển khai thủ tục đầu tư, khởi công và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường vành đai, quốc lộ (đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3...), các cầu lớn vượt sông Hồng.

Đến nay, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt khoảng 12,13%, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh thấp, chưa đến 1%.

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, đưa vào vận hành đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao); mở mới các tuyến buýt, đưa vào vận hành một số tuyến buýt chạy điện.

Năm 2024, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu, còn khá thấp so với mục tiêu đến năm 2025 đạt 30-35%. Công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng, phân luồng giao thông, giải quyết các điểm ùn tắc, điểm đen về tai nạn giao thông được thực hiện thường xuyên...

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Anh Nguyễn Quốc Hoàn, trú tại phường Hồng Hà, thành phố Hà Nội chia sẻ, thời gian gần đây, anh thấy mừng vì Thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường vành đai, quốc lộ như đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3, giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn,

Qua đọc Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, anh Hoàn đồng tình với việc Thành phố xác định nghiên cứu quy hoạch vùng phát triển đô thị, mở rộng không gian phát triển, tạo ra những dư địa phát triển mới nhằm bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết hợp khai thác không gian ngầm cho dịch vụ thương mại, giao thông tĩnh; hạ tầng năng lượng; hạ tầng số hiện đại và hệ thống dữ liệu lớn dùng chung, đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật, đồng bộ trong toàn hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp và hệ thống chính trị của Thành phố.

“Đảng bộ Thành phố xác định 5 lĩnh vực ưu tiên cần tập trung thực hiện nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong đó, thứ nhất là ưu tiên lĩnh vực giao thông. Tôi thấy ưu tiên tháo gỡ vướng mắc, phát triển hạ tầng giao thông trước tiên là rất cần thiết, bởi giao thông được thông thoáng, sẽ là điều kiện để phát triển kinh tế cũng như tạo thuận lợi cho sinh hoạt của người dân”, theo anh Hoàn.

Định hướng rõ nét về phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông

Theo Dự thảo Báo cáo, trong lĩnh vực giao thông, sẽ định hướng rõ nét về phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông nhằm tăng cường kết nối vùng, kết nối giao thông với các tỉnh, tạo nên mạng lưới phát triển kinh tế cho vùng Thủ đô, tạo nên hành lang thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ góp phần hình thành hệ thống hạ tầng quy mô, các trung tâm kinh tế, tài chính sôi động, đặt nền móng để kiến tạo một hệ sinh thái giao thông công cộng hấp dẫn, ưu việt.

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm
Thành phố sẽ thát triển hệ thống giao thông kết nối nhanh, lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi. Ảnh: Phương Ngân

Thành phố sẽ phát triển hệ thống giao thông kết nối nhanh, lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi, góp phần khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông. Ưu tiên các tuyến kết nối nội đô lịch sử với sân bay, Khu công nghệ cao Hoà Lạc... Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; đưa sân bay Gia Lâm, Hòa Lạc vào khai thác lưỡng dụng.

Đồng thời đầu tư, cải tạo, phát huy giá trị không gian văn hóa Hồ Gươm, Hồ Tây; khai thác không gian ngầm khu vực đô thị trung tâm. Phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, tích hợp giữa các loại hình gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh, kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia.

Đầu tư khép kín 7 tuyến đường Vành đai 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5); hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và khởi công đường Vành đai 5 quý IV/2027; hoàn thành đường Vành đai 3 phía Bắc, Đường nối Sân bay Gia Bình.

Chị Nguyễn Thị Điệp trú tại xã Phúc Thịnh, Hà Nội, nhưng làm việc tại phố Tràng Tiền, phường Cửa Nam phấn khởi khi biết, Thành phố xây dựng 7 cầu qua sông Hồng (Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Thượng Cát, Hồng Hà, Mễ Sở, Ngọc Hồi, Vân Phúc).

“Hàng ngày vợ chồng tôi phải đi hơn 10km đến cơ quan đi làm, nếu Thành phố làm thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng thì tốt quá, sẽ giảm ùn tắc, việc đi lại thuận lợi, nhanh chóng hơn”, chị Điệp chia sẻ.

Chị Điệp cũng bày tỏ quan tâm, đồng tình với các mục tiêu, giải pháp nêu trong Dự thảo Báo cáo chính trị như: Hoàn thành đầu tư mới thay thế, cải tạo sửa chữa toàn bộ hệ thống cầu yếu, cầu tạm trên địa bàn Thành phố. Hình thành hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.

Song song với đó, Thành phố cũng sẽ đầu tư các tuyến tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn; khởi công và phấn đấu hoàn thành thi công xây dựng khoảng 100 km đường sắt đô thị (gồm các tuyển số 2, số 3, số 5). Phối hợp triển khai 2 dự án trọng điểm quốc gia triển khai trên địa bàn (đường sắt cao tốc Bắc - Nam và đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng). Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Wipha (bão số 3) là cơn bão có tốc độ di chuyển khá nhanh, trung bình khoảng 20km/h. Mưa giông trước bão có thể xảy ra ngay trong khoảng ngày 20 - 21/7, khi bão vẫn còn ở ngoài khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Đông của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7/2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin “Hà Nội sẽ hỗ trợ mỗi người dân 3 - 5 triệu đồng để chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện”. Thông tin này lan truyền trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi khu vực nội đô, bắt đầu từ Vành đai 1 vào ngày 1/7/2026.
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội yêu cầu hai tuyến đường sắt đô thị cần được khởi công đúng tiến độ gồm Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự kiến khởi công vào ngày 10/10/2025 và Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến khởi công vào ngày 19/12/2025.
Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tại xã Quảng Oai

Lan tỏa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tại xã Quảng Oai

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 19/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Quảng Oai đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần tri ân đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nội dung quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hợp nhất sẽ phải điều chỉnh đảm bảo đúng theo quy định nhưng đồng thời phát huy thế mạnh của từng khu vực.

Tin khác

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ

Chú trọng các giải pháp có tính đột phá, mới mẻ

Các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong Dự thảo báo cáo Chính trị trình Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội cần có tính định lượng; đột phá, mới mẻ; không lặp lại những gì đã làm nhưng chưa hiệu quả và đặc biệt là cần có tính liên kết, đồng bộ, đảm bảo các giải pháp có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tạo sức mạnh tổng hợp.
Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Là người dân đang sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, từ thực tiễn và những bài học trong quá trình phát triển đô thị, chúng tôi tin rằng việc thu hút này phải thực sự có chọn lọc và mang lại giá trị bền vững cho Thành phố. Đây là một trong những kỳ vọng quan trọng mà chúng tôi muốn gửi gắm vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Việc định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII là một hướng đi rất đúng đắn và tiềm năng. Tuy nhiên, bên cạnh sự kỳ vọng, người dân chúng tôi cũng có một mối quan tâm sâu sắc: Làm sao để du lịch, dù phát triển mạnh mẽ và sáng tạo đến đâu, vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, tránh nguy cơ thương mại hóa quá mức làm mất đi cái "chất" riêng, sự thanh lịch, tinh tế vốn có của Thủ đô.
Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Là một đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ cụm Thọ, phường Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tôi đặc biệt quan tâm tới Dự thảo văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố. Qua nghiên cứu Dự thảo văn kiện trình Đại hội, tôi xin có một số ý kiến đóng góp về lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII xác định 8 nhóm giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đây được xem là định hướng xuyên suốt, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của sự phát triển.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao

Trong các nội dung của Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, người dân đặc biệt quan tâm và bày tỏ mong muốn thời gian tới Thành phố sẽ tập trung và chú trọng hơn vào công tác giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đầu tư cơ sở vật chất, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu trường, thiếu lớp

Đầu tư cơ sở vật chất, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu trường, thiếu lớp

Thành phố sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp cho hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Đưa giáo dục âm nhạc vào trường học để các em phát triển toàn diện

Đưa giáo dục âm nhạc vào trường học để các em phát triển toàn diện

Âm nhạc không phải là hoạt động phụ trong trường mầm non mà cần được xem là một nội dung cốt lõi giúp hình thành nhân cách và cảm xúc đầu đời cho trẻ em. Tôi mong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII sẽ quan tâm sâu sắc hơn đến vấn đề này.
Phát triển kinh tế số phải tích hợp sâu rộng tác động vào mọi lĩnh vực, mọi đối tượng

Phát triển kinh tế số phải tích hợp sâu rộng tác động vào mọi lĩnh vực, mọi đối tượng

Người dân chúng tôi thấy công nghệ số đang len lỏi vào mọi mặt đời sống. Nếu Hà Nội thực sự trở thành trung tâm kinh tế số, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm mới, chất lượng cao hơn cho con em mình, đồng thời các dịch vụ công và đời sống sinh hoạt cũng sẽ tiện lợi, thông minh hơn rất nhiều. Điều quan trọng là làm sao để mọi người dân, dù lớn tuổi hay ở vùng nông thôn, cũng không bị bỏ lại phía sau trong làn sóng số này.
Xem thêm
Phiên bản di động