-->

Giữ nét độc đáo làng nghề tò he ở Xuân La

Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề truyền thống nặn tò he. Không chỉ là một nghề mưu sinh, nặn tò he ở làng Xuân La từ lâu đã trở thành một nét văn hóa dân gian hiếm có của người Hà Nội.  
giu net doc dao lang nghe to he o xuan la Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội
giu net doc dao lang nghe to he o xuan la Người dân háo hức mua tò he sặc sỡ hình gà trống
giu net doc dao lang nghe to he o xuan la Tò he, kẹo kéo kiếm “bạc triệu” ngày Tết

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, nghề nặn tò he của làng Xuân La đến nay đã xấp xỉ 300 năm tuổi.

Qua các thế hệ, nghề tò he được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Có thể nói, làng Xuân La là ngôi làng duy nhất ở Hà Nội cho đến nay vẫn giữ được nghề tò he truyền thống.

Tò he vốn là một loại đồ chơi dân gian làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể ăn được. Thủa đầu, tò he là sản phẩm dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là “đồ chơi chim cò”.

giu net doc dao lang nghe to he o xuan la
Làng Xuân La đến nay vẫn giữ được nghề làm tò he truyền thống. (Ảnh: K.Tiến)

Một số vùng quê ở Việt Nam, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi lễ chùa.

Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên người ta gọi là “tò te”, sau này nói chệch thành “tò he”.

Hiện tại tại Xuân La số lượng người biết làm tò he chiếm hơn một nửa, nhưng những người coi tò he là nguồn thu nhập chính thì chỉ chiếm một phần nhỏ.

Có những giai đoạn mà cả làng Xuân La, từ lớn đến bé, ai ai cũng biết nặn tò he. Họ tạo ra những con giống với niềm yêu thương hồn nhiên, bình dị, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến tới bắt kịp những thay đổi của thời đại mới.

Để làm ra những con tò he xinh xắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay.

Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi sùng sục để luộc chín. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm của người thực hiện.

Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa chín tới. Nếu bột nhão quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt.

Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho là khâu quan trọng, mang đậm tính thẩm mỹ và nhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La. Bởi những phẩm màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he.

Đó là màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ nghệ đen.

giu net doc dao lang nghe to he o xuan la
Những người con của làng Xuân La vẫn tỏa đi khắp đất nước, miệt mài bên những khối bột đủ màu sắc. (Ảnh: K.Tiến)

Sau các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he. Dưới bàn tay khéo léo, những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ ngác, chàng hiệp sĩ uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn rất sống động.

Ngày nay, bên cạnh phong cách truyền thống, tò he còn rất phong phú với Pikachu, Đôrêmon và những nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích.

Không chỉ là một món đồ chơi dân gian truyền thống, ẩn giấu bên trong là những giá trị về cuộc sống. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu (người dân làng Xuân La) tâm sự: “Nặn tò he cũng là một cách giáo dục trẻ con, hướng chúng đến cái chân, thiện, mỹ. Qua đó, con trẻ còn học được sự cần cù, tinh tế, sắc sảo, biết nâng niu quý trọng những hạt ngọc của đất, biết yêu thương và nâng niu những giá trị cuộc sống”.

Đã có những khoảnh khắc, tò he tưởng chừng bị quên lãng trước sự phát triển của các loại đồ chơi hiện đại và những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống. Nhưng cuối cùng, tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Một sự kiện đặc biệt, đánh dấu sự hoạt động chuyên nghiệp và có tổ chức là năm 2009, làng nghề Xuân La chính thức thành lập Câu lạc bộ làng nghề truyền thống tò he. Đến nay, câu lạc bộ đã có hơn 100 hội viên chính thức bao gồm các thợ nặn và nghệ nhân xuất sắc tiêu biểu vững vàng.

Những năm gần đây, với sự mở rộng thị trường sang các nước bạn như Mỹ, Nhật, Anh, Lào, Campuchia... thậm chí cả Trung Quốc, các nghệ nhân và các thợ nặn có tay nghề cao còn được mời sang nước ngoài để biểu diễn. Họ được hỗ trợ chi phí đi lại, sinh hoạt trong thời gian đi lưu diễn và có thu nhập rất cao sau mỗi chuyến đi.

Đến nay, những người con của Xuân La vẫn đang tiếp tục tỏa đi khắp các nẻo đường đất nước, vẫn miệt mài bên những khối bột đủ màu sắc.

Để rồi mỗi độ xuân về, tiết trung thu sáng trong, các lễ hội truyền thống hình ảnh những đứa trẻ đang tung tăng với con tò he đầy màu sắc trở thành nét chấm phá độc đáo, dễ thương.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.
Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Hiện nay việc đặt phòng đi du lịch trên mạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Nắm bắt nhu cầu đó, các đối tượng lừa đảo đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa nạn nhân chuyển tiền đặt cọc.

Tin khác

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Ngày 18/4, Công an thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hội nghị nhằm tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội đã không tiếc máu xương vì miền Nam thân yêu, vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến

Hà Nội tổ chức lại giao thông nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên phố Lê Duẩn và nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Khuyến - Hai Bà Trưng - Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm).
Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Xem thêm
Phiên bản di động