--> -->

Doanh nghiệp mời chào… tìm công nhân

Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 quét qua nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nặng nề nhất là các tỉnh phía Nam. Các biện pháp về giãn cách xã hội được thực hiện và kéo dài nhiều tháng, khiến nhiều người lao động ồ ạt về quê, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng tại các khu công nghiệp.
Nhà tuyển dụng đánh giá cao nhân sự trẻ Đảm bảo an sinh xã hội cho lái xe công nghệ "Đón sóng" tuyển dụng sau mùa dịch Covid-19

Thiếu lao động trầm trọng

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê về đánh giá tác động của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc cho thấy, trong số 22.764 doanh nghiệp có 17,8% doanh nghiệp bị thiếu lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp thiếu hụt lao động cao nhất được ghi nhận ở vùng Đông Nam Bộ, với 30,6%. Trong đó, những tỉnh thiếu hụt cao là Bình Dương (36,9%), Bình Phước (34,4%) và thành phố Hồ Chí Minh là 31,8%.

Doanh nghiệp mời chào… tìm công nhân
Công ty Tấn Phát đang nhận cung ứng lao động cho 3 công ty lớn với số lượng 10.000 người, nhưng đến nay chỉ mới đáp ứng được 5%.

Thời điểm cuối năm, các đơn đặt hàng nhiều hơn, nhưng lại thiếu lao động sản xuất, khiến các công ty rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, hiện nay rất nhiều công ty đã dùng rất nhiều biện pháp để tuyển dụng người lao động, kể cả ra tận lề đường để mời chào…

Ngồi bên lề đường sát khu công nghiệp Nam Tân Uyên (thị xã Tân Uyên, Bình Dương), anh Võ Thanh Được (36 tuổi, quê Cần Thơ) – nhân viên tuyển dụng của Công ty sản xuất gỗ Tân Nhật, cho biết, công ty của anh hiện đang cần tuyển dụng khoảng 500 công nhân, nhưng từ hơn 1 tháng nay chỉ có hơn 50 công nhân tới ứng tuyển làm việc.

“Đợt dịch vừa rồi công nhân về quê tránh dịch hết, bây giờ đâu có được bao nhiêu người quay trở lại đâu. Thi thoảng cũng có người tới đăng ký làm việc, nhưng làm thử được vài ngày họ không thích lại nghỉ qua công ty khác làm”, anh Được chia sẻ.

Anh Được cũng cho biết thêm, tình trạng thiếu lao động tại công ty của anh trầm trọng đến mức, anh là một công nhân sản xuất trong xưởng nhưng vì bộ phận nhân sự nghỉ việc hết, nên phải bất đắc dĩ làm công tác tuyển dụng, dù anh chưa từng làm việc này bao giờ.

“Dịch này thiếu người làm quá, công ty bữa nay khi tuyển mới cũng cho nhiều ưu đãi lắm, mà lương lại cao hơn trước nữa. Nhưng mà không có người thì chịu thôi chứ biết làm sao. Mong là sang năm tình hình khá hơn, chứ cứ như vậy thì không biết công ty có trụ nổi không”, anh Được cho hay.

Ngồi cách đó không xa, anh Ngôn Luân (36 tuổi, quê Tây Ninh) – nhân viên tuyển dụng của Công ty cung ứng lao động Human Power, cho biết, tình trạng thiếu lao động của công ty kéo dài được vài tháng nay. Khi làn sóng người dân từ miền Nam đổ về quê bắt đầu xuất hiện thì đó cũng là lúc nguồn lao động ở các khu công nghiệp bị thất thoát.

“Công ty hiện tại đang cần tuyển dụng rất nhiều lao động để làm việc tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: May mặc, thực phẩm, sản xuất gỗ, bốc vác, điện tử… Nhưng đến nay chỉ mới tuyển được vài chục người, không thấm vào đâu cả”, anh Luân cho biết.

Anh Luân cũng chia sẻ thêm, đây là lần đầu tiên anh phải ra tận lề đường để “săn tìm” người lao động. Trước đây, khi đại dịch chưa bùng phát ở Việt Nam, nguồn lao động ở các vùng như miền Trung, miền Tây đổ về khu công nghiệp rất nhiều, việc tuyển dụng hết sức dễ dàng, kèm theo đó là những yêu cầu khắt khe về hồ sơ, giấy tờ.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, các công ty lại đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Vì vậy, các thủ tục giấy tờ hay các tiêu chí về độ tuổi, sức khoẻ cũng được giảm xuống mức thấp nhất có thể. Miễn làm đáp ứng đủ các yêu cầu để làm việc và không vi phạm pháp luật.

“Người lao động chỉ cần có căn cước công dân là bắt đầu vào làm việc được rồi, còn những giấy tờ khác thì sau này bổ sung cũng được”, anh Luân cho biết.

Còn thiếu khoảng 50.000 lao động

Đại diện Công ty TNHH cung ứng lao động Tấn Phát (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) cho biết, hiện tại công ty đang nhận tuyển dụng lao động cho 3 công ty lớn tại Bình Dương, với tổng số lượng lao động lên đến 10.000 người. Tuy nhiên, suốt hơn 1 tháng qua, số lượng lao động mà công ty tuyển dụng được chỉ mới được vài trăm người.

Ông Phạm Văn Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong 4 tháng dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, công ty đã thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, vì vậy có rất ít lao động về quê tránh dịch.

“Có ngày thì được 2, 3 người tới đăng ký tìm việc làm, nhưng cũng có khi cả tuần trời không có một bóng người tới để tìm việc. Dù hiện tại nhu cầu tuyển dụng lao động cao, nhưng lượng công nhân về quê trong đợt dịch thứ 4 là quá nhiều, dẫn đến việc thiếu hụt lao động như hôm nay”, đại diện Công ty Tấn Phát cho biết.

Ngoài ra, đơn vị này cho cho biết thêm, để thu hút người lao động quay trở lại làm việc, không ít công ty tại các khu công nghiệp ở Bình Dương sẵn sàng cung cấp nhiều ưu đãi đặc biệt mà những năm trước không có, ví dụ như: Thuê sẵn trọ, tặng tiền ăn tết, ứng trước tiền ăn, 2 tuần trả lương 1 lần, thuê xe đưa đón tận nhà…

“Khi công nhân ở quê gặp khó khăn trong việc thuê xe, các doanh nghiệp sẵn sàng tặng tiền xe cho công nhân để trở lại làm việc. Ngoài ra, lương của các công nhân hiện tại đang được trả cao hơn từ 1 – 2 triệu/tháng. Bây giờ công nhân tới chỉ cần làm việc thôi, không cần phải lo bất kỳ điều gì về ăn ở hay chi phí cả”, đại diện Công ty Tấn Phát chia sẻ thêm.

Với một số công ty có sự chuẩn bị từ trước và lên phương án ứng phó với dịch Covid-19, những vấn đề phát sinh sau đó như tình trạng thiếu lao động nhanh chóng được giải quyết.

Ông Phạm Văn Việt – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, trong 4 tháng dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, công ty đã thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, vì vậy có rất ít lao động về quê tránh dịch.

“Số lao động về quê trong đợt dịch vừa rồi cũng đã quay lại công ty từ đầu tháng 10, nên việc sản xuất vẫn diễn ra bình thường từ khi dịch bắt đầu tới bây giờ. Tuy nhiên, một số công ty khác vẫn còn gặp khó khăn do không thực hiện được 3 tại chỗ, nên vẫn còn tình trạng thiếu lao động như hiện nay”, ông Việt cho biết.

Trước đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Dương cho biết, các khu công nghiệp ở địa phương này có thể đang thiếu hụt từ 40.000 – 50.000 lao động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn đã bắt đầu hoạt động lại, vì thế trong thời gian tới để thực hiện tốt vấn đề cung ứng lao động cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Đến nay, Bình Dương đã chi hỗ trợ nhà trọ, nhu yếu phẩm cho người dân và công nhân lao động với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, chi hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với số tiền khoảng 900 tỷ đồng.

Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, Bình Dương sẽ triển khai Nghị quyết 68 về hỗ trợ và đào tạo lại tay nghề cho người lao động, đồng thời chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để kết nối người lao động nhanh chóng tìm được việc làm và giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho doanh nghiệp./.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Về tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các xã liên quan cần chủ động và trong tuần sau phải "chốt" được các điểm tái định cư trên địa bàn.
Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội đang xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết một số chính sách đặc thù nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu. Đây được xem là bước đi đột phá, góp phần tháo gỡ rào cản, thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn triển khai những nhiệm vụ khoa học có tính mới, tính sáng tạo và tiềm ẩn rủi ro cao.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Cục Bà mẹ và Trẻ em lên tiếng về vụ trẻ bị bạo hành ở Trường Mầm non Gia Thụy

Liên quan vụ việc nghi trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, phường Bồ Đề, Hà Nội, sáng 11/7, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc.
Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Giá bản quyền truyền hình World Cup 2026: Giá cao khiến áp lực lớn với các nhà đài

Cuộc đàm phán mua bản quyền phát sóng World Cup 2026 tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn đầy thử thách khi mức giá được phía đơn vị nắm giữ bản quyền đưa ra lên tới "hai con số" triệu USD. Đây là con số vượt ngưỡng 15 triệu USD mà các đài truyền hình trong nước từng chi trả để sở hữu bản quyền World Cup 2022 tại Qatar.
Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Grok 4, trí tuệ nhân tạo đa năng, mạnh mẽ từ xAI

Tối 10/7 (giờ Mỹ), tỷ phú Elon Musk cùng công ty xAI đã chính thức công bố Grok 4 - phiên bản mới nhất của chatbot AI đang phát triển trên nền tảng mạng xã hội X.
Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026 để trình Thủ tướng quyết định.

Tin khác

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, đạt 57,4% kế hoạch năm (mục tiêu của năm 2025 là đưa 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho cán bộ nghỉ việc, đảm bảo chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt

Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho cán bộ nghỉ việc, đảm bảo chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt

Sáng 8/7, tại Kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng đã trình bày báo cáo về Công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá

Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá

Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ số sẽ được thụ hưởng loạt chính sách ưu đãi vượt trội về thuế thu nhập cá nhân, cấp visa, hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo… theo quy định của Luật Công nghiệp Công nghệ số vừa được Quốc hội thông qua. Đây được xem là bước đột phá lớn trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài, góp phần đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong thời đại chuyển đổi số.
Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật

Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật

Trường hợp công chức chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tự giác nộp tài sản tham nhũng sẽ được giảm nhẹ mức kỷ luật.
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ

Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ

Vừa “lên sóng” chưa lâu, chương trình Vinamilk Graduate Talent Program (GTP) 2025 đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Thương hiệu sữa “quốc dân” tiếp tục thu hút nhân tài Gen Z với phiên bản hoàn toàn mới, với 25 vị trí tuyển dụng trải rộng trên 11 lĩnh vực nghề nghiệp đang là xu hướng hiện nay.
Quy định mới nhất về cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7

Quy định mới nhất về cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, trong đó làm rõ các điều kiện và cách tính hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, phù hợp với chủ trương quan trọng của Nhà nước về việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm, nhằm mở rộng độ bao phủ và đảm bảo quyền lợi an sinh cho người lao động.
Người lao động phải đăng ký thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Người lao động phải đăng ký thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) có bổ sung quan trọng về việc xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động.
Đề xuất phạt tù, phạt tiền tới 400 triệu đồng đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Đề xuất phạt tù, phạt tiền tới 400 triệu đồng đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Bộ Công an đề nghị nâng trần phạt tiền lên 400 triệu đồng, đồng thời giữ mức tù tối đa 3 năm đối với hành vi buộc thôi việc, sa thải người lao động trái pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động