--> -->

Bỏ phố về quê làm giàu từ nông nghiệp sạch

Từ bỏ thu nhập hấp dẫn từ việc làm trong ngành Du lịch, chàng trai trẻ Nguyễn Thế Lâm (xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh) đã có suy nghĩ táo bạo về quê khởi nghiệp với nông nghiệp sạch. Nhờ định hướng phương thức sản xuất phù hợp gắn với liên kết chuỗi, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã tạo ra hàng chục héc ta cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là ổi Đài Loan.
Chuyện những nông dân làm giàu từ nông nghiệp sạch Sản xuất rau an toàn, nan giải bài toán giá

Thành công nhờ dám nghĩ, dám làm

Là một xã thuần nông nằm ở phía Tây Nam của huyện Mê Linh (thành phố Hà Nội), trong những năm qua, xã Tiến Thịnh đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ những vùng đất hoang hóa, dưới đôi bàn tay sáng tạo, chăm chỉ của người nông dân đã biến thành những vùng cây ăn quả tươi tốt, cho năng suất và thu nhập cao.

Bỏ phố về quê làm giàu từ nông nghiệp sạch
Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong thu hoạch ổi lê Đài Loan.

Có thể nói, khởi nghiệp từ nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với một chàng thanh niên trẻ tuổi. Bằng sự quyết tâm, bản lĩnh kiên cường, dưới sự động viên của vợ và người thân, anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã chứng minh cho mọi người thấy con đường anh lựa chọn là hoàn toàn chính xác.

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình, anh Lâm kể, anh bắt đầu trồng cây ăn quả hữu cơ từ đầu năm 2015. Cánh đồng cây ăn quả trù phú này trước đây là đồng trũng. Mỗi khi tới mùa mưa là nước mưa ngập trắng đồng. Bằng những hiểu biết về nghề nông và tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng cây ăn quả, anh cùng vợ đã cải tạo khu đất trên để ngăn tình trạng ngập úng vào mùa mưa và cung cấp nước cho cây vào mùa khô. Song song quá trình cải tạo đất, vợ chồng anh cũng tiến hành trồng cây ăn quả. Chỉ sau khoảng 2 năm, các loại cây ăn quả như đu đủ, táo, bưởi… đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.

Nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, anh Lâm kêu gọi người dân xung quanh thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong để đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Ngay từ khi thành lập, anh Lâm đã định hướng cho các xã viên canh tác bằng phương pháp hữu cơ thay vì sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật. Đặc biệt, với sản phẩm chủ lực là giống ổi lê Đài Loan, Hợp tác xã áp dụng kỹ thuật cắt cành theo tỷ lệ 1/3 (3 phần cắt 2, lấy 1). Cứ sau mỗi đợt cây ổi ra quả non, những cành không ra quả lại được cắt để có thể đậu quả cho đợt sau.

Để có nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây, anh Lâm cùng các xã viên phát triển thêm mô hình chăn nuôi vịt. “Toàn bộ diện tích ổi của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai và các loại thuốc trừ sâu sinh học. Ổi khi đạt kích thước tiêu chuẩn được bọc bằng túi nilon, túi lưới để tránh các tác nhân gây hại” - anh Lâm cho biết.

Chia sẻ về ưu điểm nổi trội của giống ổi lê Đài Loan so với các loại ổi khác, anh Nguyễn Thế Lâm cho hay: “Khác với các giống ổi trên thị trường, ổi lê Đài Loan có độ giòn, ngọt và cho năng suất rất cao. Một cây ổi trưởng thành sẽ cho năng suất từ 100 đến 120 kg/cây/năm. Hơn nữa, giống ổi này có thể điều chỉnh cho ra quanh năm và cũng có thể điều chỉnh được thời vụ dựa trên tác động kỹ thuật, do đó, trong Hợp tác xã có thể lựa chọn thời điểm ra quả thích hợp để đưa lại giá trị kinh tế cao cho quả ổi”.

Với những cách làm sáng tạo, đổi mới, phù hợp với xu hướng của thị trường, mỗi năm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong mang lại doanh thu từ 600 tới 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động địa phương. Từ 7 xã viên tham gia vào mô hình sản xuất ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có 16 thành viên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, diện tích trồng cây ăn quả của Hợp tác xã ngày càng được mở rộng.

Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, anh Lâm đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Việc tạo mã truy xuất nguồn gốc đã tạo thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Thông qua mã truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và tin tưởng sử dụng. Để hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, anh Lâm đã tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP). Trong năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của huyện Mê Linh và được Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đánh giá cao về chất lượng.

Theo anh Lâm, nhờ sự tin tưởng của khách hàng, hiện nay các sản phẩm của Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã có chỗ đứng, thị trường ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm của Hợp tác xã đến với khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch của thành phố Hà Nội và tiêu thụ tại các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên,… Với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, Hợp tác xã cũng đã lên phương án sản xuất để nâng cao giá trị của cây ổi, giúp các thành viên trong Hợp tác xã bao tiêu sản phẩm, không để tình trạng ùn ứ xảy ra.

Đánh giá về mô hình kinh tế của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong, ông Trần Anh Tân - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Thịnh cho biết, mô hình kinh tế trồng trọt theo hướng hữu cơ của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong là một trong những mô hình tiêu biểu của xã Tiến Thịnh. Do được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn VietGap nên các loại hoa quả đều an toàn và được người tiêu dùng tin dùng, đánh giá cao về chất lượng. Mô hình trên không chỉ đưa lại hiệu quả kinh tế lớn cho gia đình anh Lâm mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã.

“Xã Tiến Thịnh đánh giá cao những người dân dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư phát triển kinh tế. Để nâng cao hiệu quả của các mô hình kinh tế, xã sẽ tiếp tục động viên, hỗ trợ các hộ sản xuất và Hợp tác xã để người dân có điều kiện mở rộng sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả tại các thôn lân cận sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng quỹ đất của địa phương”- ông Tân cho hay./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green - mẫu MPV điện đầu tiên của hãng xe Việt nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng Việt trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” đang diễn ra tại Hà Nội.
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.
Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Do làm tốt công tác tuyên truyền, đời sống Nhân dân ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao nên tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải toàn Thành phố giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, đồng thời tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể
chủ quan

Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể chủ quan

Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm. Tinh thần “từ sớm, từ xa, không để khi xảy ra dịch mới triển khai” đã được cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nói tục, chửi bậy không còn là hiện tượng cá biệt trong trường học mà đang dần trở thành "thói quen" của nhiều học sinh. Từ sân trường đến mạng xã hội, ngôn ngữ lệch chuẩn len lỏi và lây lan như một căn bệnh khó kiểm soát, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chấn chỉnh văn hóa giao tiếp học đường ngay từ những điều nhỏ nhất.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.

Tin khác

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Giữa nhịp sống đô thị hóa của Hà Nội, tiếng bào gỗ, tiếng đục đẽo guốc mộc vẫn vang lên đều đặn trong góc nhỏ làng Yên Xá (xã Thanh Liệt). Nghệ nhân Trương Công Đức - người thợ cuối cùng vẫn ngày ngày níu giữ chút hồn xưa Hà Nội trên từng đôi guốc mộc giản dị.
Cô hiệu trưởng và hành trình “gieo những mầm xanh” hạnh phúc

Cô hiệu trưởng và hành trình “gieo những mầm xanh” hạnh phúc

Dưới sự dẫn dắt của cô Hoàng Tuyết Đông - Hiệu trưởng Trường Mầm non Vân Từ, một ngôi trường nhỏ nơi huyện ngoại thành Phú Xuyên (Hà Nội) đã vươn mình trở thành điểm sáng trong ngành giáo dục Thủ đô. Không chỉ là người truyền cảm hứng đổi mới giáo dục, cô còn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, lòng nhân hậu và sự tận tụy với nghề.
Nữ công nhân duy tu tận tụy

Nữ công nhân duy tu tận tụy

Giữa dòng xe cộ ngược xuôi trên cầu Thanh Trì - cây cầu huyết mạch nối đôi bờ sông Hồng, ít ai biết rằng, để mỗi nhịp cầu luôn vững chãi, an toàn, có những con người lặng thầm bám trụ nơi đây, ngày qua ngày. Họ gắn bó với từng con ốc, mối hàn như gắn với chính hơi thở của mình. Trong số đó, chị Đỗ Thị Hường, công nhân duy tu thuộc Xí nghiệp Quản lý cầu Thanh Trì (Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội) là một tấm gương sáng.
Vẹn nguyên ký ức một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Vẹn nguyên ký ức một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Cùng với các lực lượng chiến đấu chủ lực, những đội hình thanh niên xung phong (TNXP) huyện Thanh Trì, Hà Nội đã góp mặt tại các chiến dịch ác liệt, mở đường, bắc cầu, san lấp hố bom, nối dài mạch máu giao thông huyết mạch phục vụ chiến trường. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ trở về địa phương, tiếp tục sống chan hòa giữa cộng đồng, mang theo tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn” để vun đắp quê hương trong thời bình.
Người truyền lửa thầm lặng trong sự nghiệp “trồng người”

Người truyền lửa thầm lặng trong sự nghiệp “trồng người”

Dẫu không ồn ào, nổi bật, cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Tân (Phú Xuyên, Hà Nội), vẫn âm thầm gieo từng hạt mầm tri thức bằng tất cả đam mê, trách nhiệm và tình yêu nghề. Cô là tấm gương sáng trong sự nghiệp giáo dục mầm non, được đồng nghiệp kính trọng, phụ huynh tin yêu, học sinh quý mến.
Người lính xe tăng tận tâm trên “trận tuyến” đời thường

Người lính xe tăng tận tâm trên “trận tuyến” đời thường

Tháng Sáu, Hà Nội rực nắng. Gió đầu mùa hạ thổi qua những hàng xoan cũ trong thôn Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Trong căn nhà nhỏ giữa lòng quê, cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên, người từng tham gia húc đổ cổng Dinh Độc Lập trên chiếc xe tăng 390 huyền thoại vẫn lặng lẽ kể lại câu chuyện đời mình. Không hào nhoáng, không cần phô trương, ông sống như một chiến sĩ chưa từng hạ súng, chỉ là đổi chiến trường.
Bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc gia đình của nữ kỹ thuật viên xét nghiệm

Bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc gia đình của nữ kỹ thuật viên xét nghiệm

20 năm gắn bó với nghề y, chị Đặng Hoàng Ngân - kỹ thuật viên xét nghiệm (Khoa Vi sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) không ngại khó ngại khổ, luôn nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát huy vai trò của người phụ nữ “giữ lửa” hạnh phúc gia đình.
Thầy giáo thắp lửa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Thầy giáo thắp lửa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Thời gian qua, cùng với quá trình chuyển đổi số và cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục, vai trò của đội ngũ nhà giáo không còn dừng lại ở việc “truyền đạt kiến thức”, mà đã và đang phát triển thành vai trò của người dẫn dắt, truyền cảm hứng, tổ chức và kiến tạo tri thức cho học sinh. Ở Hà Nội, đã xuất hiện nhiều tấm gương giáo viên tiêu biểu, tiên phong đổi mới. Một trong số đó là thầy Cấn Văn Trường, giáo viên môn Toán Trường THCS Hữu Bằng, huyện Thạch Thất.
“Thủ lĩnh” Công đoàn luôn tận tâm vì người lao động

“Thủ lĩnh” Công đoàn luôn tận tâm vì người lao động

Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và hành động vì lợi ích thiết thực của đoàn viên, người lao động cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là “kim chỉ nam” trong hoạt động công đoàn của chị Khuất Thị Lợi - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Xây dựng Năm Thức (Phúc Thọ, Hà Nội). Chính vì thế, hoạt động công đoàn của Công ty luôn được đông đảo người lao động hưởng ứng và người sử dụng lao động đồng tình, ủng hộ.
Lan tỏa hành động đẹp đến cộng đồng từ tấm lòng nhân ái

Lan tỏa hành động đẹp đến cộng đồng từ tấm lòng nhân ái

Là người hiến máu nhiều nhất trong 100 gương mặt tiêu biểu được tôn vinh năm 2025, chị Huỳnh Thị Mỹ An, 50 tuổi (Công ty Điện lực Thanh Trì - Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) đã trở thành biểu tượng nhân ái, truyền cảm hứng sâu sắc đến cộng đồng bằng nghĩa cử cao đẹp và tinh thần thiện nguyện bền bỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động