--> -->

Thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Với mong muốn tạo thêm nhiều việc làm cho người khuyết tật cũng như có khuyến nghị xây dựng chính sách an sinh cho họ, sáng nay, 30/8, tại trụ sở, Báo Kinh tế & Đô thị hợp tác với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) cùng tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Quyền làm việc của người khuyết tật - Từ chính sách đến thực tiễn”.
Tăng cơ hội việc làm cho người khuyết tật Việc làm cho người khuyết tật nhiều nhưng không ít trở ngại Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả đến từ: Ủy ban Quốc gia Người khuyết tật Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, Hội Luật gia thành phố Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Hội Người khuyết tật Hà Nội và đại diện một số doanh nghiệp, Hợp tác xã sử dụng lao động là người khuyết tật.

Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn khi tìm việc

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị chia sẻ, chính sách chăm lo, trợ giúp cho người khuyết tật luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật, Chính phủ ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm bảo vệ, chăm lo, trợ giúp người khuyết tật. Nhờ vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, vị thế của người khuyết tật được nâng cao.

Thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị đồng chủ trì buổi tọa đàm.

Hiện cả nước có hơn 6,4 triệu người khuyết tật, trong đó có hàng triệu người khuyết tật, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở trợ giúp xã hội. Gần 1.000 người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề; 1.138 dự án của lao động là người khuyết tật được vay vốn, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động là người khuyết tật (năm 2021).

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, mặc dù có những thành tựu quan trọng trong công tác trợ giúp người khuyết tật, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, hạ tầng, cơ sở xã hội, vì vậy chưa thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật.

Vẫn còn nhiều người khuyết tật sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm và cuộc sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội. Trong số 6,4 triệu người khuyết tật nhưng chỉ có 31,7% trong số này nằm trong lực lượng lao động.

Riêng tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Xuân Khánh, hiện trên địa bàn Thành phố có trên 109.000 người khuyết tật, trong đó khoảng hơn 30.000 người có khả năng lao động và trên 9.600 người khuyết tật đã có việc làm. Con số này còn khiêm tốn so với lực lượng thanh niên khuyết tật và người khuyết tật còn khả năng lao động và tạo ra giá trị cho bản thân và gia đình cũng như mong muốn có việc làm để khẳng định mình.

Lao động là người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc vì thiếu kỹ năng, kiến thức; thậm chí nhiều người không biết khả năng hay sở thích của mình là gì. Không chỉ vậy, vấn đề người khuyết tật đang gặp phải đó chính là tâm lý của họ, của người thân trong gia đình bao bọc nhiều quá hoặc buông xuôi. Người khuyết tật gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm còn bởi không có nguồn tiếp tận cơ hội, như không có điện thoại thông minh để vào mạng, không biết sử dụng mạng xã hội.

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người khuyết tật nhưng các công ty lại không mặn mà vì thiếu những cơ chế. Trong khi đó, doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc đồng nghĩa với phải thay đổi cơ sở hạ tầng để người khuyết tật tiếp cận được...

Ông Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh, thông qua buổi tọa đàm trực tuyến lần này, Ban tổ chức mong muốn thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ rào cản trong việc tạo việc làm cho lao động là người khuyết tật, góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Tháo gỡ “rào cản” đối với người khuyết tật

Từ mục đích nói trên, tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về những vấn đề như: Các rào cản khi người khuyết tật đi tìm việc làm; những hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật; các giải pháp tăng quyền làm việc, có thêm nhiều người lao động khuyết tật tham gia bảo hiểm xã hội để đảm bảo chế độ an sinh xã hội…

Thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Quang cảnh buổi tọa đàm

Ông Lê Việt Cường - Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông, sáng lập Hợp tác xã Vụn Art chia sẻ: “Dạy nghề cho người khuyết tật không đơn giản là từ 3 đến 6 tháng, mà có khi phải lên tới 5 năm. Chúng tôi phải mời chuyên gia hỗ trợ dạy nghề, kỹ năng làm việc nhóm, tăng cường hòa nhập giữa những người khuyết tật, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phù hợp sức khỏe, trình độ, văn hóa, nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, để giải quyết được nhiều việc làm cho người khuyết tật, rất cần tạo điều kiện cho chính người khuyết tật được khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển; có chính sách hỗ trợ phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp của người khuyết tật được hỗ trợ về thuế, chậm nộp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ cơ sở hạ tầng tốt hơn, tiếp cận vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội diện tín chấp dễ dàng hơn, quan tâm bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật…".

Bà Đinh Thị Quỳnh Nga – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Trái Tim Hồng cũng nêu lên một số “rào cản” đối với cơ hội việc làm, an sinh xã hội của người khuyết tật chẳng hạn như: Chất lượng nguồn nhân lực là người khuyết tật rất hạn chế; những khâu sản xuất cần trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động (để hưởng lương cao) thì người khuyết tật không làm được. Bên cạnh đó, cũng do những khiếm khuyết của cơ thể, sức khỏe hạn chế, nên năng suất, chất lượng lao động của người khuyết tật không cao dẫn đến thu nhập của người khuyết tật thấp không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội.

Thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Đại biểu trao đổi tại buổi tọa đàm

Bà Quỳnh Nga đề nghị các ngành chức năng (đặc biệt là ngành Bảo hiểm xã hội), tham mưu với Đảng, nhà nước có chính sách đặc thù về thực hiện bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế - bảo hiểm thất nghiệp đối với người thu nhập thấp, trong đó có người khuyết tật, thu nhập dưới mức lương tối thiểu vùng, để họ có đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội, đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi, hợp pháp, chính đáng của người lao động, của chủ doanh nghiệp đang sử dụng lao động hiện nay.

Bà Chử Thanh Hương - sáng lập viên, Giám đốc Cty TNHH Vì người khiếm thính Việt Nam thì chia sẻ, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng do không tìm ra ứng viên đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân là phần lớn người khuyết tật có trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo nghề hoặc chưa được đào tạo nghề đúng với khả năng, các ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động, chủ yếu đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp... Việc học tập và đào tạo kỹ năng của người khuyết tật ở Việt Nam còn nhiều mặt chưa tốt chưa đồng bộ, chưa có nhiều dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật bao trùm về mặt việc làm sinh kế. Bà Hương cho rằng, người khuyết tật cần rất nhiều sự hỗ trợ, tập huấn, dịch vụ hỗ trợ hòa nhập, đào tạo hướng nghiệp và đào tạo các kỹ năng công việc để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp.

Còn bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam nhấn mạnh: “Hiện nay, còn nhiều khoảng trống về chính sách đối với người lao động là người khuyết tật, doanh nghiệp do người khuyết tật thành lập, doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật.

Thời gian tới, Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam sẽ phối hợp cùng các đơn vị hữu quan tăng cường rà soát các chính sách để có thể hỗ trợ lao động là người khuyết tật ngày càng tốt hơn, đơn cử như chính sách ưu đãi về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người khuyết tật, giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với người khuyết tật, đa dạng hóa sinh kế bền vững cho người khuyết tật...".

Nội dung trao đổi của các các diễn giả tại tọa đàm đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích; giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn xác thực hơn khi tuyển dụng lao động khuyết tật vào làm việc đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo quyền được làm việc của người khuyết tật cũng như chính sách hỗ trợ họ tham gia bảo hiểm xã hội để sau này có lương hưu…

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn toàn có thể tham khảo các khuyến nghị trong buổi tọa đàm này để xây dựng chính sách tạo việc làm và bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật một cách phù hợp. Đây không chỉ là thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, tăng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà từ đó góp phần đảm bảo an sinh cho người dân, trong đó có người khuyết tật.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Mercedes-AMG G63 độ Mansory: SUV "độc nhất vô nhị" với cửa mở ngược

Mercedes-AMG G63 độ Mansory: SUV "độc nhất vô nhị" với cửa mở ngược

Hãng độ danh tiếng Mansory một lần nữa khiến giới chơi xe phải ngỡ ngàng khi "lột xác" chiếc Mercedes-AMG G 63 thành một SUV siêu xa hoa, hầm hố và khác biệt chưa từng có - mang tên Grande Entrée.
Dự báo bất ngờ về giá xăng dầu tuần tới

Dự báo bất ngờ về giá xăng dầu tuần tới

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng hơn 4%. Giá xăng dầu trong nước đã lập cú đúp giảm trong tuần này. Chuyên gia dự báo trong kỳ điều hành giá tới, giá xăng dầu có thể sẽ được điều chỉnh trái chiều theo hướng xăng tăng, dầu giảm.
Hòa Iran, futsal nữ Việt Nam vào tứ kết châu Á 2025 với ngôi nhất bảng

Hòa Iran, futsal nữ Việt Nam vào tứ kết châu Á 2025 với ngôi nhất bảng

Chiều 11/5, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã cầm hòa Iran - đội tuyển đang xếp hạng 9 FIFA - với tỷ số 0-0 ở lượt cuối bảng B, qua đó chính thức giành vé vào tứ kết giải futsal nữ châu Á 2025 với tư cách nhất bảng.

Tin khác

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Gắn kết trường nghề, doanh nghiệp và thị trường lao động

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 đã tạo cầu nối hiệu quả giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; đẩy mạnh tuyên truyền tới học sinh về định hướng nghề nghiệp, tiếp cận cơ hội học tập và việc làm phù hợp…
Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Trong khuôn khổ Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, ngày 11/5 sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm với sự tham gia của 50 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh gần 3.000 vị trí, ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn.
Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là được đào tạo, dạy nghề để sớm quay trở lại thị trường lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không ít người lao động đã thờ ơ với quyền lợi này. Do đó, việc tăng cường các giải pháp để thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề, chuyển đổi công việc, đảm bảo sinh kế lâu dài là điều các cơ quan chức năng đang thực hiện...
Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ Sở 2, với quy mô 10.000 người tham gia cùng nhiều hoạt động thiết thực liên quan tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm…
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và cũng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, thời gian qua, các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội đã luôn chú trọng triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ, kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động (TNLĐ).
Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tài chính, các chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc trong những ngành, nghề mới, Bộ Nội vụ đề xuất cần có những chính sách linh hoạt, giảm thời gian cấp giấy phép lao động để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Theo thống kê từ các tin tuyển dụng của doanh nghiệp và thông tin lao động đi tìm việc trên các website, quý I/2025, có đến 52,9% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, trong khi chỉ 50,8% người tìm việc đạt yêu cầu này.
Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi bộ mặt của thị trường lao động toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

27 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 diễn ra hôm nay (27/4), mang tới gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng các ngành nghề; trong đó có tới 67% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Sáng 27/4, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm đợt 2, năm 2025 giữa người lao động và các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp WHA Nghệ An”.
Xem thêm
Phiên bản di động