Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương |
Cơ duyên với Cộng đồng Tuổi trẻ sống không hối tiếc
Sinh ra tại Nam Định, Huyền Thanh bén duyên với thiện nguyện từ những ngày đầu đi học ở Hà Nội. Năm 2016, khi còn là sinh viên Cao đẳng Truyền hình, chị tình cờ thấy thông tin về khóa tu sinh viên trên Facebook và quyết định tham gia. Không ai biết rằng, chuyến đi đó đã trở thành cột mốc quan trọng, dẫn lối chị đến với các hoạt động thiện nguyện.
Cô sinh viên ngành truyền hình khát khao được là người tổ chức chương trình, khát khao làm MC đã rất ngưỡng mộ những người tổ chức khóa tu sinh viên. Ấp ủ ước mơ ấy, năm 2018, Huyền Thanh đăng ký và trở thành một thành viên trong ban tổ chức các khóa tu sinh viên. Tháng 8/2021, Cộng đồng Tuổi trẻ sống không hối tiếc ra đời và Huyền Thanh là Chủ nhiệm của Cộng đồng.
![]() |
Huyền Thanh và các em nhỏ vùng cao. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Cộng đồng ra đời với mục đích tạo ra môi trường hoạt động cho những người yêu thích Phật pháp và mong muốn tham gia tình nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Thành viên chủ yếu là sinh viên từ năm 1 đến năm 4 ở khắp các trường Đại học, Cao đẳng miền Bắc, chủ yếu là ở Hà Nội. Chính trong quá trình tham gia tổ chức các hoạt động ở cộng đồng, nhiều bạn trẻ có cơ hội học tập, rèn luyện bản thân và tạo ra giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.
Thiện nguyện là tự nguyện, nhưng phải có trách nhiệm
Hiện tại, Cộng đồng thuộc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Bắc có khoảng 100 thành viên thường trực. Khi tổ chức khóa tu hoặc thiện nguyện, các thành viên kết nối qua Fanpage có hơn 141.000 lượt theo dõi và các đội nhóm tình nguyện của các trường Đại học, Cao đẳng.
Mỗi năm, cộng đồng tổ chức 3-4 chương trình thiện nguyện vùng cao, 2-3 khóa tu sinh viên (800 - 1.500 người/khóa), 1-2 sự kiện hiến máu tình nguyện cùng nhiều hoạt động cuối tuần.
Huyền Thanh chia sẻ: “Mình thường hỏi các bạn sinh viên mong muốn gia nhập cộng đồng rằng: Nếu phải lựa chọn giữa 2 con đường: một là đi làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa được trả lương và hai là đi tình nguyện, có kinh nghiệm nhưng không được trả đồng nào mà còn phải đánh đổi thời gian, công sức vất vả hơn, thì các bạn chọn con đường nào? Đó là sự chuẩn bị trước về tinh thần, về tư tưởng cho các bạn khi thực sự muốn dấn thân vào con đường phụng sự, bởi: Thiện nguyện là tình nguyện, nhưng phải có trách nhiệm. Những lúc bản thân chúng ta khó khăn và người khác cũng khó khăn, chúng ta vẫn phải nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân mình, liệu có mấy ai thực sự làm được điều đó? Tình nguyện phải hết mình, phải có trách nhiệm với sự lựa chọn của bản thân”.
Những vất vả thầm lặng
Về địa điểm thiện nguyện, cộng đồng ưu tiên chọn quê hương của thành viên, vì Thanh mong muốn mỗi bạn sinh viên tham gia đều sẽ mang được những giá trị tốt đẹp về cho bản thân và quê nhà.
Theo đó, mỗi năm 2 đến 3 lần, chị đều lặn lội về các xã, các bản vùng cao ở các tỉnh miền núi, biên cương như Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa…
![]() |
Huyền Thanh và các em học sinh ở Keng Đu (Kỳ Sơn, Nghệ An). |
Trong rất nhiều chuyến đi, Huyền Thanh ấn tượng sâu sắc nhất với chuyến "mang Tết lên bản" cuối năm 2024 ở xã Keng Đu (Kỳ Sơn, Nghệ An). Đây là một xã nằm giáp biên giới ở độ cao 1.100m so với mực nước biển, có tới 60% hộ dân là hộ nghèo, bà con đa phần là người dân tộc Khơ Mú.
Chị chia sẻ: “Chúng mình dự kiến tới Keng Đu mất khoảng 20 giờ. Xuất phát vào tối thứ 6, khoảng trưa thứ 7 sẽ tới. Nhưng ngày chúng mình đi, trời mưa to khiến con đường vào xã rất lầy lội. Đoàn chúng mình chỉ đi xe tới trung tâm huyện Kỳ Sơn và chuyển toàn bộ đồ đạc sang xe nhỏ để tiếp tục. Chúng mình phải thuê thêm xe tải gầm cao để chở quà cho các em."
Các chuyến thiện nguyện của Cộng đồng Sinh viên sống không hối tiếc chủ yếu là thiện nguyện phong trào, theo Huyền Thanh chia sẻ. Cộng đồng sẽ tới các điểm bản, giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại và trao quà cho các em.
“Không phải chúng mình không muốn thiện nguyện bền vững như xây trường, xây cầu, nhưng gây quỹ xây trường là một con số không nhỏ với cộng đồng toàn các bạn sinh viên. Với lại, sau nhiều năm hoạt động, mình thấy thiện nguyện phong trào cũng có rất nhiều ý nghĩa”, Huyền Thanh cho hay.
Chuyến thiện nguyện Keng Đu thực sự là một hành trình đáng nhớ đối với cộng đồng và bản thân Huyền Thanh. “Khi đoàn chúng mình xuống xe, các em bé ùa tới đón chào. Hình ảnh hạnh phúc ấy in đậm trong tâm trí mình. Chỉ bằng khoảnh khắc ấy thôi, mình cảm thấy có khó khăn bao nhiêu chăng nữa cũng chẳng hề gì”.
Đoàn đã mang rất nhiều quà và đồ trang trí Tết lên Keng Đu. Trong đêm lửa trại giao lưu văn nghệ, đoàn có bắn pháo hoa. Các thầy cô, các em nhỏ ở Keng Đu nói rằng, đó có lẽ là điều đặc biệt nhất từ trước tới giờ, vì trong cuộc đời chưa bao giờ các em được nhìn thấy pháo hoa, nhất là lúc ngay giáp Tết.
![]() |
Huyền Thanh chia sẻ về những kỷ niệm khó quên ở Keng Đu. |
Trong những hành trình yêu thương, Huyền Thanh còn chứng kiến sự trưởng thành của các bạn sinh viên: “Qua mỗi chương trình, mỗi sự kiện, các bạn có cơ hội trực tiếp va chạm, thực hành và tích lũy kinh nghiệm. Có những bạn sinh viên năm thứ nhất còn nhút nhát, nhưng sau các hoạt động đã trưởng thành hơn rất nhiều”.
Đó là một trong những lý do Thanh quyết tâm duy trì phong trào tình nguyện, bởi đây là môi trường vô cùng tuyệt vời để các bạn vừa có thêm kinh nghiệm tổ chức sự kiện, vừa đóng góp giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Và cô gái nhỏ nhắn với nụ cười rất tươi ấy vẫn bền bỉ, kiên trì trên con đường mình đã chọn. 7 năm, 10 năm hay nhiêu năm hơn nữa, Huyền Thanh vẫn sẽ tiếp tục hành trình gieo mầm yêu thương, kết nối những tấm lòng thiện nguyện và thắp sáng niềm tin nơi những vùng đất khó khăn.
Có thể rồi một ngày, những em nhỏ từng đón nhận sự giúp đỡ của cộng đồng sẽ lớn lên, bước ra thế giới rộng lớn và trở thành những người tiếp tục truyền lửa yêu thương, như cách mà chị đã làm suốt những năm tháng tuổi trẻ. Và khi ấy, hẳn Huyền Thanh sẽ mỉm cười hạnh phúc, bởi hành trình của mình chưa bao giờ là vô nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng
Gương sáng 01/04/2025 21:26

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách
Gương sáng 26/03/2025 17:55

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa
Gương sáng 20/03/2025 22:01

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân
Longform 06/03/2025 19:58

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời
Longform 03/03/2025 15:17

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Gương sáng 03/03/2025 13:34

Cán bộ Nữ công Công đoàn “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Gương sáng 02/03/2025 06:02

Thành công từ sự sáng tạo không ngừng
Gương sáng 16/02/2025 18:46

Những "cây sáng kiến" là đảng viên ưu tú của ngành Điện
Gương sáng 15/02/2025 18:18

Vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà
Gương sáng 15/02/2025 15:34