--> -->

Hà Nội: Nguồn lực hỗ trợ sẽ sớm đến với người lao động khó khăn

Hà Nội với đặc thù dân cư đông, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không ít. Song, với sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương của nhiều ngành, nhiều phía, chắc chắn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ sớm đến với người lao động gặp khó khăn, góp phần giúp họ ổn định đời sống.
Hà Nội hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động Hà Nội: Triển khai gói hỗ trợ an sinh kịp thời, thuận lợi nhất tới người dân và doanh nghiệp “Phao cứu sinh” cho người lao động

Ông Nguyễn Quốc Khánh (Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) Hà Nội đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí về gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

Ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết, ngay sau khi Quyết định số 3642/QĐ-UBND được ký ban hành, ngày 21/7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã có Văn bản số 4280/SLĐTBXH-LĐTLBHXH gửi các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đề nghị phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động. Cũng trong ngày 21/7, Sở đã họp và yêu cầu các phòng nghiệp vụ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thống nhất công việc, nội dung tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 3642/QĐ-UBND bảo đảm kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, tránh việc lạm dụng, trục lợi chính sách.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, để người lao động, người sử dụng lao động sớm tiếp cận được với gói hỗ trợ an sinh xã hội, tại Quyết định số 3642/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Sở Du lịch, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách hỗ trợ đối với nhiều chính sách.

Hà Nội: Nguồn lực hỗ trợ sẽ sớm đến với người lao động khó khăn
Trao hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid- 19 tại huyện Gia Lâm theo Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020. Ảnh minh họa.

Theo đó, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn Thành phố có thể gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (số 215 Trung Kính, quận Cầu Giấy và số 144 Trần Phú, quận Hà Đông) cùng 15 điểm, sàn giao dịch việc làm đặt tại một số quận, huyện, thị xã. Sau khi rà soát, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ gửi danh sách những người đủ điều kiện hưởng hỗ trợ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội và Sở sẽ phê duyệt 4 lần/tháng (quy định của Trung ương là 2 lần/tháng và chỉ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố).

Nhiều thủ tục liên quan đến các chính sách hỗ trợ khác của Thành phố cũng được cắt giảm tối đa thời gian giải quyết so với quy định chung. Đó là chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất; hỗ trợ kinh phí đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ hộ kinh doanh; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do), Thành phố cũng giao cho các địa phương tiến hành xét duyệt trên cơ sở đặc thù của từng địa phương và mức độ tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các trường hợp đủ điều kiện thụ hưởng sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần. Tổng thời gian giải quyết từ khi tiếp nhận đến phê duyệt tối đa là 6 ngày.

Ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết thêm, qua thông tin gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội để tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện, đến hết ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với hơn 87.000 đơn vị. Số lao động được giảm mức đóng là gần 1,44 triệu người với số tiền hơn 48,6 tỷ đồng; đồng thời đã ban hành quyết định dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất đối với một đơn vị, gồm 6 lao động, số tiền tạm dừng đóng hơn là 38 triệu đồng.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Thành phố phố đã xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương đối với 10 đơn vị, gồm 165 lao động; xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất với đơn vị, gồm 563 lao động; xác nhận danh sách người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất với 5 đơn vị, gồm 708 lao động… Các Sở, ban, ngành khác có liên quan và các địa phương cũng tập trung triển khai Quyết định số 3642/QĐ-UBND với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

“Hà Nội với đặc thù dân cư đông, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không ít. Song, với sự vào cuộc quyết liệt, khẩn trương của nhiều ngành, nhiều phía, chắc chắn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ sớm đến với người lao động gặp khó khăn, góp phần giúp họ ổn định đời sống” - ông Nguyễn Quốc Khánh nhấn mạnh.

Nhằm góp phần để quá trình triển khai chính sách này bảo đảm đúng người cần trợ giúp, công khai, minh bạch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng đã thiết lập đường dây nóng (số điện thoại: 02438344643) để tiếp nhận thông tin, phản ánh và kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động và người sử dụng lao động theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green - mẫu MPV điện đầu tiên của hãng xe Việt nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng Việt trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” đang diễn ra tại Hà Nội.
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.
Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Do làm tốt công tác tuyên truyền, đời sống Nhân dân ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao nên tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải toàn Thành phố giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, đồng thời tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể
chủ quan

Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể chủ quan

Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm. Tinh thần “từ sớm, từ xa, không để khi xảy ra dịch mới triển khai” đã được cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nói tục, chửi bậy không còn là hiện tượng cá biệt trong trường học mà đang dần trở thành "thói quen" của nhiều học sinh. Từ sân trường đến mạng xã hội, ngôn ngữ lệch chuẩn len lỏi và lây lan như một căn bệnh khó kiểm soát, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chấn chỉnh văn hóa giao tiếp học đường ngay từ những điều nhỏ nhất.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.

Tin khác

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026 để trình Thủ tướng quyết định.
Người lao động mong sớm được tăng lương

Người lao động mong sớm được tăng lương

Biết tin Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất, bàn việc tăng lương, nhiều người lao động rất phẩn khởi và kỳ vọng lương tối thiểu sẽ được tăng càng sớm càng tốt để cuộc sống bớt phần khó khăn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định văn hóa là nền tảng phát triển, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, văn minh, khẳng định giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giữ chân và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xa hội 2024 chính thức có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động khi rút ngắn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động xuống tổi thiểu 15 năm đã có thể được hưởng lương hưu.
Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Hà Nội đang đối mặt với bài toán lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong bối cảnh này, việc đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ giúp bảo tồn không gian xanh đô thị mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Khu vực ven đô Hà Nội đang trở thành minh chứng rõ nét cho chiến lược này.
Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Nghị định số 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế đã quy định các nhóm đối tượng công chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Không chỉ là mái nhà che mưa nắng, những ngôi nhà mới ở những nơi ngoại thành xa còn chất chứa tình người, được xây nên từ những bàn tay sẻ chia, từ trái tim ấm áp của tình đồng chí, nghĩa đồng nghiệp. Ở nơi đó, từng viên gạch, từng bức tường không đơn thuần là hồ vữa, mà là hiện thân của sự quan tâm, của tinh thần tương thân tương ái mà tổ chức Công đoàn dành tặng người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn”.
Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày 30/6/2025, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động và sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Từ ngày 16/6, Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản biên chế.
Xem thêm
Phiên bản di động