-->

Ấm tình đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

Tháng Tám này, bên cạnh việc toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công tác chăm lo người lao động gặp khó khăn bởi ảnh hưởng đại dịch Covid-19, thì thành phố Hà Nội và các cấp chính quyền còn làm tốt công tác “đền ơn, đáp nghĩa” đối với các gia đình có công với cách mạng.
Quận Ba Đình: Hỗ trợ hơn 5.000 người có công, đối tượng bảo trợ xã hội Dành hơn 3,8 tỷ đồng tặng quà người có công Hơn lúc nào hết, cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các chính sách ưu đãi với người có công

Đời sống người có công ngày càng ổn định

Hiện nay, Hà Nội là địa phương có số lượng người có công lớn nhất cả nước với gần 800.000 người, gồm người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người hoạt động kháng chiến, cựu Thanh niên xung phong… hưởng trợ cấp ưu đãi 1 lần, bảo hiểm y tế, mai táng phí…

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn nỗ lực, đồng lòng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách; đồng thời quan tâm chăm lo toàn diện cho người có công và thân nhân. Nhờ đó, đến nay, Hà Nội không còn gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; cơ bản không còn người có công gặp khó khăn về nhà ở; 100% người có công và thân nhân có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.

Ấm tình đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
Chăm sóc sức khỏe cho người có công tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội

Ông Chu Công Lý, thương binh hạng 1/4 ở xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) cho biết: “Ngoài các chế độ, chính sách theo quy định, gia đình tôi thường xuyên được các cơ quan, đơn vị chức năng thăm hỏi, động viên, tặng quà. Đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng cao”.

Nhiều trường hợp người có công và thân nhân của người có công không còn người thân chăm sóc đã được Thành phố đưa vào nuôi dưỡng thường xuyên tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội.

Ông Vũ Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, (Trung tâm đóng tại xã Viên An, huyện Ứng Hòa) cho hay, Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên 43 người có công, thuộc đối tượng thương binh, vợ liệt sĩ, mẹ liệt sĩ, con liệt sĩ. Mỗi người một hoàn cảnh, một miền quê, nhưng đều có điểm chung là phải gánh chịu đau thương, mất mát do chiến tranh để lại. Để người có công an yên vui sống, Trung tâm bố trí cán bộ trực 24/24 giờ, luôn quan tâm, chăm sóc bằng tất cả ân tình và trách nhiệm.

Tại Trung tâm Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, đóng tại phường Biên Giang (quận Hà Đông), 4 thương binh, bệnh binh nặng được nuôi dưỡng suốt đời tại đây luôn được sống trong bầu không khí ấm áp tình cảm gia đình. Bà Nguyễn Thị Thái, là vợ bệnh binh Lê Văn Tý, đã sống ở Trung tâm gần 20 năm chia sẻ: “Do vết thương quá nặng, nhiều năm qua, mọi sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật của chồng tôi đều cần sự trợ giúp từ người khác. Tuy vậy, chồng tôi chưa bao giờ phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Đó là nguồn động viên lớn lao, giúp các thành viên trong gia đình tôi cố gắng sống tốt”.

Đặc biệt, Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, đóng tại xã Yên Bài (huyện Ba Vì). Trung tâm đang nuôi dưỡng, điều trị cho gần 100 nạn nhân chất độc da cam/dioxin là con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Có con gái bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin được chăm sóc tại đây, ông Trần Quang Thi, xã Kim An (huyện Thanh Oai) xúc động: “Sau hơn 2 năm sống tại Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin Hà Nội, sức khỏe của con tôi chuyển biến tích cực. Cháu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ đội ngũ cán bộ Trung tâm, các cơ quan chức năng và cộng đồng”.

Tiếp tục phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, trong 5 năm gần đây (2016 - 2020), Thành phố đã thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với gần 203.200 lượt người có công. Đặc biệt, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị Quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 về một số chính sách đặc thù của Thành phố đối với người có công: Quy định mức hỗ trợ hàng năm đối với các ban liên lạc tù chính trị trên địa bàn Thành phố; quy định chính sách đặc thù của Thành phố về chế độ điều dưỡng đối người có công với cách mạng từ 80 tuổi trở lên, mức tặng quà của Thành phố tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Quốc khánh 2/9...

Cũng trong giai đoạn này, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” của Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ; 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng; hỗ trợ xây mới và sữa chữa nhà ở đối với 9.870 hộ gia đình người có công với cách mạng với kinh phí trên 1.317 tỷ đồng, năm 2017, kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Thành phố đã hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn Thành phố vận động ủng hộ quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” được trên 203 tỷ đồng, tặng 28.916 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí trên 33,3 tỷ đồng, tu sửa 741 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 440 tỷ đồng. Cùng với việc nâng cao mức sống, vấn đề khác mà người có công và thân nhân đặc biệt quan tâm là giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công, sửa thông tin trên bia mộ liệt sĩ ghi “liệt sĩ vô danh”, “liệt sĩ chưa biết tên” cũng đã được các cơ quan chức năng của Thành phố quan tâm triển khai.

Việc quan tâm, chăm lo người có công diễn ra thường xuyên, song với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, các hoạt động này được đặc biệt đẩy mạnh vào những dịp kỷ niệm như Kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7; kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9, dịp lễ Tết... Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công được Thành phố chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tổ chức phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Riêng trong dịp 2/9 năm nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Kế hoạch số 178/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng với tổng số đối tượng được tặng quà hơn 3.700 người và số kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng. Theo đó, Thành phố dành mức quà tặng 1 triệu đồng/suất bằng tiền mặt gửi tới người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 (tiền khởi nghĩa); người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

Trường hợp khác được nhận mức quà 1 triệu đồng là người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” (nếu người đứng tên trong Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” đã mất, thì đại diện vợ, chồng hoặc con được nhận quà).

Thành phố cũng tổ chức thăm hỏi, tặng quà tập thể và cá nhân tiêu biểu tại các địa bàn có cơ sở cách mạng là quận Hà Đông và các huyện: Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ứng Hòa. Thực hiện Kế hoạch của Thành phố, dịp này, các hoạt động thăm hỏi tri ân người có công đang được tổ chức ở các địa phương với hình thức phù hợp điều kiện thực tiễn, đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh.

Có thể nói, việc thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình chính sách là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc một cách cụ thể, thiết thực. Thông qua các hoạt động này của Thành phố đã hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công có đời sống ổn định, có khả năng vươn lên mức sống cao và bền vững, động viên các gia đình chính sách, người có công có điều kiện tiếp tục phát huy truyền thống bản thân, gia đình, đóng góp vào sự ổn định, phát triển của Thành phố. /.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa đã được các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, đồng thời giáo dục thế hệ học sinh hôm nay về tinh thần yêu nước và sự hy sinh cao cả của cha ông.
Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài

Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài

Theo đề xuất, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, thì có thể được xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài, nếu đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục vụ cháy nhà làm 4 người thương vong

Sáng 28/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh có văn bản chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân lúc rạng sáng, khiến 4 người thương vong.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Đề xuất điều chỉnh mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh chế độ trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, và thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Nhiều hoạt động hấp dẫn chào mừng ngày 30/4 tại tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết

Nhiều hoạt động hấp dẫn chào mừng ngày 30/4 tại tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật hấp dẫn.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Trao danh hiệu Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Trao danh hiệu Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức trao danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024 cho 22 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận.

Tin khác

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Xem thêm
Phiên bản di động