Xoay đủ nghề để trang trải cuộc sống
Doanh nghiệp mời chào… tìm công nhân Mong có một cái Tết sum vầy Nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân |
Tranh thủ làm thêm
Thời gian gần đây, ngoài công việc chính là công nhân may ở Công ty TNHH May Mặc Việt Pacific, chị Khuất Thị Hà (quận Hà Đông, Hà Nội) còn buôn bán online các loại quần áo, mỹ phẩm để có thêm thu nhập.
Chồng đã nghỉ hưu, lại mắc bệnh nặng cần thuốc thang, điều trị; con trai còn nhỏ nên gánh nặng kinh tế gia đình dồn cả lên vai chị Khuất Thị Hà. Đồng lương công nhân may của chị Hà bình thường vốn đã thấp, năm nay, do dịch bệnh, Công ty phải cho giãn việc, có thời gian phải nghỉ việc hoàn toàn để phòng, chống dịch nên thu nhập của chị càng giảm sút hơn.
![]() |
Chị Khuất Thị Hà Công ty TNHH May Mặc Việt Pacific có chồng mắc bệnh nặng, con nhỏ, nên phải xoay xở làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống và chuẩn bị lo Tết. |
“Trước đây, chúng tôi còn tăng ca, làm thêm nhưng giờ thì không,vì thế ngoài mức lương chính thức được khoảng 5,6 triệu đồng/tháng tôi không có khoản thu nhập nào khác. Về tiền Tết, mọi năm Công ty đều chi tháng lương thứ 13 và có thưởng chuyên cần, năm nay, đến giờ này chưa thấy Công ty công bố, nhưng tôi nghĩ thời gian làm việc ít vậy chắc không được thưởng chuyên cần, còn tháng lương thứ 13 nếu có cũng chẳng thấm vào đâu so với chi tiêu ngày Tết, thế nên tôi và nhiều công nhân khác buộc phải làm thêm để lo cuộc sống” - chị Hà cho biết.
Công việc bán hàng online tuy không nặng nhọc nhưng cũng đòi hỏi chị Hà phải tập trung nhiều thời gian. “Tôi phải học cách chụp ảnh sao cho đẹp, viết lời sao cho cuốn hút rồi tranh thủ giờ nghỉ trưa và các buổi tối, ngày nghỉ đăng lên zalo, facebook. Vì bán hàng thời trang nên tôi còn phải chịu khó tìm hiểu, cập nhật xu hướng thời trang, nâng cao gu thẩm mĩ để có thể tư vấn cho khách hàng, tăng số lượng khách đặt hàng, chốt đơn và khi có người đặt hàng thì phải trực tiếp đi giao để đỡ tốn công vận chuyển…” - chị Hà kể.
Cũng theo chị Hà, thu nhập tăng thêm từ công việc bán quần áo online không đáng bao nhiêu nhưng với chị, thêm được đồng nào quý đồng đó, từ đó chịcó thêm một khoản để chi tiêu trong gia đình và tới đây có thể sắm sửa một cái Tết đủ đầy cho chồng con được vui.
Cũng như chị Hà, để có thêm thu nhập trong thời buổi khó khăn, những ngày này, chị Nguyễn Hằng, công nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy Lợi sông Đáy (quận Hà Đông, Hà Nội) ngoài làm công việc chính ở Công ty còn nhận sửa chữa đồ điện gia dụng tại nhà. Chồng chị Hằng là thợ cơ khí, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, công việc của anh ổn định với mức lương 9-10 triệu đồng/tháng.
Từ khi dịch bệnh bùng phát, công việc của anh lúc có, lúc không, lương giảm xuống chỉ còn trên 4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương chính của chị Hằng ở Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy Lợi sông Đáy cũng ít ỏi mà hai con còn nhỏ đang tuổi ăn học nên cuộc sống vô cùng khó khăn. “Tôi đã phải tự đi học thêm nghề sửa chữa đồ điện gia dụng để làm thêm buổi tối tại nhà, công việc này giúp tôi có thêm khoảng 3 triệu đồng/tháng.Nhiều đồng nghiệp khác của tôi cũng phải đi làm thêm các công việc như lau dọn nhà, phụ bán hàng ăn, hàng tạp hóa để có thêm thu nhập, mong Tết này được đủ đầy” - chị Hằng cho biết.
Tận dụng ngày nghỉ
Sau 5 ngày làm việc toàn thời gian ở Công ty cổ phần dược phẩm công nghệ cao Navita (đặt tại đường Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chị Nguyễn Thị Hải, nhân viên văn phòng của Công ty này, lại dành hai ngày cuối tuần để đi phụ bán hàng cho một cửa hàng tạp hóa cũng gần đó. Quê ở Hà Nam, vợ chồng chị Hải phải thuê nhà trọ ở Hà Nội để lập nghiệp.
“Bình thường, lương của em được hơn 5 triệu, năm nay, do dịch bệnh, Công ty cho nghỉ việc giãn cách nên thu nhập giảm sút. Chồng em cũng vậy, thu nhập ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh trong khi đó con em còn nhỏ, mẹ già ốm đau phải chữa bệnh thường xuyên, nhà cửa phải thuê mướn nên ngoài công việc chính, cả hai vợ chồng đều cố gắng làm thêm” - chị Hải cho biết. Theo chị Hải, việc bán hàng tạp hóa khá vất vả đối với một phụ nữ chân yếu tay mềm chủ yếu quen việc văn phòng.
Đặc biệt, trong thời gian cận Tết, hàng phục vụ ngày Tết dồi dào, người bán hàng nhiều khi phải nhập hàng, cất hàng, đòi hỏi trèo cao, bê vác nặng như bê thùng bia, nước ngọt, bánh kẹo…, chân tay phải hoạt động thường xuyên. “Nhiều hôm đi làm về là người mỏi nhừ, chân tay đau nhức, thế nhưng em vẫn cố gắng, vì mỗi ngày đi làm được thêm 500 ngàn đồng, hai ngày được 1 triệu, cũng là khoản thu nhập tăng thêm đáng kể, nhất là trong dịp năm hết, Tết đến chi tiêu đắt đỏ thế này” - chị Hải nói.
Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Thị Hiền - giáo viên một trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội lại chọn chính công việc thuộc chuyên môn của mình để làm thêm trong những ngày này, đó là việc trông trẻ. Cô Hiền kể, từ tháng 5/2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, học sinh không thể đến trường, cô và các đồng nghiệp lâm cảnh thất nghiệp.
“Ban đầu em chỉ nghĩ tạm thời nghỉ việc trong một hai tháng, mà từ đó đến nay, đã hơn 7 tháng, chúng em chưa thể đi làm trở lại, đồng nghĩa với việc từng đấy thời gian cuộc sống khó khăn vì không có thu nhập” - cô Hiền tâm sự. Theo cô Hiền, để trang trải cuộc sống, bản thân cô và các đồng nghiệp đã xoay đủ nghề: Người bán hàng online, người đi lau dọn, giúp việc gia đình.
“Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể biết thời gian nào học sinh mà nhất là học sinh mầm non có thể đi học trở lại, trong khi đó, các phụ huynh vẫn phải đi làm, vì thế việc gửi trẻ là nhu cầu cấp thiết của nhiều gia đình. Em đã nhận tới gia đình trông giúp một cháu bé để có thêm thu nhập” - cô Hiền cho biết. “Công việc gần gũi với chuyên môn, lại có thêm thu nhập nên em rất vui, tạm quên đi khó khăn trước mắt. Hy vọng dịch bệnh mau qua để cuộc sống ổn định trở lại”- cô Hiền bày tỏ. Cô cũng cho biết, thời gian tới, khi gần Tết hơn nữa, ngoài việc đi trông trẻ, cô sẽ bán thêm bưởi và một số loại hoa quả ngày Tết để có thêm thu nhập./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2025

Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo vệ an ninh

Hôm nay tuyên án Nguyễn Văn Hậu và 40 bị cáo trong vụ án Phúc Sơn

Nghiên cứu cho phép người Việt Nam tiếp tục được chơi casino tại Phú Quốc

Giá xăng dầu hôm nay (11/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

“Dịu dàng màu nắng” tập 29: Xuân day dứt vì hiểu lầm em gái, quyết định nghỉ việc về quê
Tin khác

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững
Đời sống 29/06/2025 20:09

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?
Đời sống 29/06/2025 17:29

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa
Đời sống 25/06/2025 12:26

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu
Đời sống 20/06/2025 06:41

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực
Đời sống 19/06/2025 18:54

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6
Đời sống 19/06/2025 18:27

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”
Đời sống 19/06/2025 10:50

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế
Đời sống 16/06/2025 12:18

Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện
Đời sống 03/06/2025 17:59

Hà Nội: 11.000 người dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm
Đời sống 01/06/2025 20:39