Thưởng Tết năm 2022 giảm nhẹ so với năm trước
Thưởng Tết Nguyên đán 2022 ở thành phố Hồ Chí Minh cao nhất gần 1,3 tỷ đồng Người lao động mong chờ, doanh nghiệp trăn trở chuyện thưởng Tết Xoay đủ nghề để trang trải cuộc sống |
Ngày 31/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội có báo cáo nhanh tình hình tiền lương năm 2021 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở báo cáo của 6.227 doanh nghiệp. Theo đó, mức thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần cao nhất là 400 triệu đồng/người tại khối doanh nghiệp dân doanh.
Cụ thể, với khối công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tiền lương bình quân năm 2021 là 6,8 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân cao nhất là 23 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 4,75 triệu đồng/người/tháng.
Mức thưởng trong dịp Tết Dương lịch của các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bình quân là 900.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 3,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người.
Về thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, mức thưởng bình quân 3,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 23 triệu đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.
![]() |
Các doanh nghiệp đều nỗ lực quan tâm, chăm lo tiền lương, thưởng Tết nhằm giữ chân người lao động. Ảnh minh họa. |
Với khối công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước, tiền lương bình quân năm 2021 của người lao động là 6,7 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là hơn 185,5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 5 triệu đồng/người/tháng.
Về thưởng Tết, dịp Tết Dương lịch, các công ty có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước có mức thưởng bình quân là 500.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 4 triệu đồng/người; mức thưởng thấp nhất là 400.000 đồng/người. Dịp Tết Nhâm Dần, các doanh nghiệp có mức thưởng bình quân là 3,4 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 28,5 triệu đồng/người, mức thưởng thấp nhất là 550.000 đồng/người.
Đối với khối doanh nghiệp dân doanh, tiền lương bình quân năm 2021 của người lao động là 6,55 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 180 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất 4,75 triệu đồng/người/tháng.
Mức thưởng trong dịp Tết Dương lịch bình quân của các doanh nghiệp dân doanh là 670.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 65 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người.
Dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp nói trên thưởng Tết cho người lao động bình quân là 3,7 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng/người, doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 500.000 đồng/người.
Tại khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tiền lương bình quân năm 2021 là 7,15 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 117 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 4,85 triệu đồng/người/tháng.
Mức thưởng trong dịp Tết Dương lịch của các doanh nghiệp này bình quân là 650.000 đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 65 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 350.000 đồng/người. Dịp Tết Nhâm Dần, mức thưởng bình quân của doanh nghiệp FDI dành cho người lao động là 4,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là 322 triệu đồng/người; doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 600.000 đồng/người.
Như vậy, so với năm 2021, tính chung, mức thưởng Tết của người lao động tại các doanh nghiệp giảm nhẹ. Tuy nhiên, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất của người lao động là 400 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh giữ nguyên như năm trước. Đáng chú ý, riêng mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất năm 2022 trong khối doanh nghiệp FDI tăng so với năm 2021 (mức cao nhất năm 2021 là 280 triệu đồng/người).
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành Thành phố trong việc chỉ đạo, triển khai các chương trình, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt hai nhiệm vụ (vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh), kịp thời xây dựng phương án thưởng để giữ chân người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

“Lời hứa” và những con số biết nói

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Dứa dại và những ngày xanh
Tin khác

Đẩy mạnh chăm lo người lao động, bảo đảm ATVSLĐ trong lực lượng Công an nhân dân
Đời sống 15/05/2025 06:36

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô
Đời sống 13/05/2025 22:37

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025
Đời sống 13/05/2025 08:40

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án
Đời sống 12/05/2025 10:42

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường
Đời sống 08/05/2025 22:17

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan
Đời sống 06/05/2025 16:02

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động
Đời sống 29/04/2025 06:05

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”
Đời sống 28/04/2025 21:31

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người
Đời sống 26/04/2025 12:47

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?
Đời sống 23/04/2025 06:20