Thực hiện Bản ghi nhớ tuyển dụng lao động giữa Việt Nam và Malaysia
Giữ chân lao động tay nghề cao từ nước ngoài về 2 tháng đầu năm, 28.429 người đi xuất khẩu lao động Tận dụng nguồn lao động từ nước ngoài trở về |
Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ hai nước ký ngày 21/3/2022.
Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Bản ghi nhớ, các bộ, ngành và địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, nội dung Bản ghi nhớ, thực tế tình hình lao động của địa phương và các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, chiến dịch truyền thông chung và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa cơ quan chức năng hai nước và các địa phương...
Đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động sang làm việc tại Malaysia thực hiện đúng Bản ghi nhớ. Trong đó, tìm hiểu, nghiên cứu các quy định pháp luật của Malaysia về tiếp nhận và quản lý lao động nước ngoài, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc ký kết các hợp đồng, làm thủ tục cho người lao động theo quy định của pháp luật của Malaysia, quy định của Bản ghi nhớ này, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động sang Malaysia lao động theo hợp đồng. Trong suốt thời gian có hiệu lực của Bản ghi nhớ, Bộ hướng dẫn các thay đổi liên quan đến chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Malaysia cho các doanh nghiệp để thực hiện.
Về công tác quản lý lao động, doanh nghiệp đưa người lao động sang Malaysia làm việc chịu trách nhiệm tổ chức quản lý người lao động theo đúng hợp đồng đã ký và quy định tại Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia trong công tác quản lý người lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc hướng dẫn Ban Quản lý lao động và chuyên gia tại Malaysia và các doanh nghiệp thực hiện; phối hợp với phía Malaysia thành lập Nhóm công tác chung để theo dõi việc thực hiện Bản ghi nhớ, tạo ra diễn đàn cho cán bộ hai bên trực tiếp tham vấn lẫn nhau, bàn kế hoạch phối hợp trong thời gian tới, tổ chức họp định kỳ 1 năm một lần theo quy định tại Bản ghi nhớ và đột xuất trong trường hợp cần thiết để trao đổi.
Đồng thời, đưa ra giải pháp kịp thời cho các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện, đánh giá việc thực hiện Bản ghi nhớ, báo cáo Chính phủ hai nước việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của Bản ghi nhớ.
Thành phần chính Nhóm công tác của Việt Nam là Tổ công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm một Lãnh đạo Bộ, đại diện các đơn vị thuộc Bộ (Cục Quản lý lao động ngoài nước, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính), Lãnh đạo Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam (thuộc Đại sứ quán) tại Malaysia; tham gia Nhóm công tác của Việt Nam có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công an.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Lãnh đạo Bộ mời đại diện các bộ, ngành có liên quan khác tham gia Nhóm công tác của Việt Nam. Trong quý 1/2023, hoàn thành việc thành lập Nhóm công tác của Việt Nam. Nhóm công tác hoạt động từ khi được thành lập và xuyên suốt thời gian có hiệu lực của Bản ghi nhớ.
Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia được ký ngày 21/3/2022 quy định các nội dung liên quan đến đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia.
Bản ghi nhớ là khuôn khổ pháp lý cho việc tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia. Trên cơ sở Bản ghi nhớ này, hoạt động phái cử người lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia sẽ được thực hiện chặt chẽ, các cơ quan quản lý hai nước phối hợp tích cực trong các hoạt động liên quan đến lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?
Tin khác

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh
Việc làm 13/05/2025 11:37

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động
Việc làm 11/05/2025 22:51

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025
Việc làm 09/05/2025 18:04

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2025
Lao động 08/05/2025 06:03

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025
Việc làm 07/05/2025 14:16

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động
Việc làm 05/05/2025 22:47

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài
Việc làm 04/05/2025 18:09

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học
Việc làm 02/05/2025 11:22

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI
Việc làm 27/04/2025 21:09

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Việc làm 27/04/2025 20:32