--> -->

Tận dụng nguồn lao động từ nước ngoài trở về

Người lao động đi nước ngoài khi hồi hương được nhìn nhận có trình độ cao hơn về kỹ năng và tính chuyên nghiệp cũng như trình độ ngoại ngữ, đồng thời có những lợi thế hơn so với lao động trong nước, nhất là về các kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc quốc tế… Bởi thế, hỗ trợ giải quyết việc làm cho họ sẽ góp phần tận dụng được nguồn nhân lực có chất lượng đồng thời giảm tỷ lệ lao động bất hợp pháp tại các thị trường phái cử.
Kết nối việc làm cho lao động từ nước ngoài trở về 2 tháng đầu năm, 28.429 người đi xuất khẩu lao động

Cần tích lũy kinh nghiệm và trau dồi ngoại ngữ

Từng đi Hàn Quốc từ năm 2007 và về nước vào năm 2022, anh Trần Văn Đua (Hậu Lộc, Thanh Hóa) cho biết muốn tìm công việc với mức lương từ 15 - 20 triệu đồng, dù trước đó mức thu nhập trung bình tại Hàn Quốc anh nhận được hơn 30 triệu đồng/tháng. Qua thời gian làm việc, anh Đua cho rằng, với những lao động từng đi làm việc ở nước ngoài nếu chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng tay nghề thì khi về nước đây sẽ là những lợi thế khi tìm việc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đòi hỏi thêm các văn bằng, chứng chỉ, trong khi phần lớn lao động đi theo diện xuất khẩu là lao động trực tiếp nên sẽ phần nào có trở ngại khi ứng tuyển vào các công ty.

Tận dụng nguồn lao động từ nước ngoài trở về
Kết nối việc làm trực tuyến tại một phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM JAPAN về nước do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức.

Cũng về nước sau 5 năm làm việc tại Hàn Quốc, anh Nguyễn Hữu Quảng (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, từng làm việc trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử tại Hàn Quốc nên khi về nước anh mong muốn tìm công việc phù hợp với kinh nghiệm đã tích lũy, có mức thu nhập tương xứng với khả năng. “Với những lao động sau khi về nước, nếu đã tương đối nhiều tuổi thì sẽ khó khăn hơn, vì các nhà tuyển dụng cũng rất kén chọn trong vấn đề tuyển lao động có tuổi. Vì vậy, tôi nghĩ các bạn trẻ nếu có điều kiện nên trau dồi vốn ngoại ngữ và tích lũy thêm kinh nghiệm để khi về Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn”, anh Quảng bộc bạch.

Ở góc độ đơn vị kết nối nhân lực, trong đó có các thị trường nước ngoài, bà Đỗ Thùy Linh - Giám đốc tuyển dụng Công ty cổ phần kết nối nhân lực Work Link đánh giá, nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài về có lợi thế về vốn tiếng, cũng như hiểu biết về văn hóa, cách thức làm việc với người nước ngoài. Những yếu tố này sẽ giúp họ sớm hòa nhập được vào môi trường làm việc tại các công ty nước ngoài ở Việt Nam khi được tuyển dụng. Mặc dù vậy, qua quá trình tuyển dụng, bà Linh cũng thừa nhận, nhiều người lao động sang nước ngoài chủ yếu làm công việc lao động chân tay, số đi làm công việc chuyên môn như quản lý chưa có nhiều. “Do đó, việc tận dụng được vốn ngoại ngữ, học thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức kỹ năng quản lý chuyên sâu thì khi về Việt Nam các bạn mới có cơ hội phát triển hơn về vị trí công việc cũng như có mức lương tốt hơn”, bà Linh nhìn nhận.

Hỗ trợ việc làm cho lao động về nước

Theo các chuyên gia, việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước không chỉ giúp tận dụng được nguồn nhân lực có chất lượng mà còn là giải pháp quan trọng giảm tỷ lệ lao động bất hợp pháp tại các thị trường. Phát biểu tại một phiên giao dịch việc làm dành cho người lao động chương trình EPS và thực tập sinh chương trình IM Japan về nước do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức, ông Hoàng Thành Thái - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho rằng, việc còn gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp vẫn trở thành một trong những lý do, khiến nhiều lao động Việt Nam ở Hàn Quốc lo lắng khi sắp hết hạn hợp đồng, sẽ không tìm được việc làm ở quê hương. Do vậy, hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ thực tế đó, thời gian qua, các cơ quan chức năng mà trực tiếp là Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) luôn quan tâm, chú trọng tới công tác hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động và thực tập sinh về nước. Hơn 10 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Lao động ngoài nước đã thường xuyên phối hợp với Văn phòng HRD tại Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm, kết nối lao động chương trình EPS, thực tập sinh chương trình IM Japan về nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp khác có nhu cầu tuyển dụng nhân lực này. Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp tổ chức nhiều hội chợ và phiên giao dịch việc làm dành cho người lao động từ Hàn Quốc trở về và kết nối cung - cầu. Các hội chợ, phiên giao dịch việc làm đã thu hút gần 1.500 lượt doanh nghiệp và hơn 6.500 lượt người lao động, kết nối việc làm thành công cho gần 3.100 người lao động.

Cùng với đó, Trung tâm Lao động ngoài nước còn thực hiện hình thức đăng ký tìm việc và giới thiệu việc làm online thông qua website của Trung tâm và đã có hàng ngàn lượt người lao động phỏng vấn tìm, kết nối việc làm thành công cho nhiều người lao động. Ngoài ra, Trung tâm cũng phối hợp với Cục Việc làm, Văn phòng quốc gia về giảm nghèo về nguồn kinh phí dành cho các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động về nước từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022; liên hệ, thống nhất các địa phương về kế hoạch triển khai hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động về nước từ nguồn kinh phí này… Từ những hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm này đã giúp người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước tìm được việc làm ổn định và các doanh nghiệp kiếm được đúng nguồn lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu Hằng - Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

TP.HCM: Bắt nhà thiết kế Nguyễn Công Trí liên quan đến đường dây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy

Ngày 23/7, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện.
Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán: Hướng đến thay đổi về chất và phát triển lên tầm cao mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, phản ánh sức khỏe, triển vọng và năng lực phát triển quốc gia. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, Việt Nam có thể được nâng hạng trong tháng 9 này và tiến tới lọt vào rổ thị trường mới nổi trong thời gian tới.
Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Hà Nội triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến trên Ứng dụng iHanoi

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Theo đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai tính năng lấy số thứ tự trực tuyến và đặt lịch hẹn qua Ứng dụng iHanoi từ ngày 21/7/2025 tại tất cả các Chi nhánh. Tính năng này giúp người dân dễ dàng đăng ký số thứ tự tại nhà, tiết kiệm thời gian chờ đợi và chủ động lịch trình cá nhân khi đến làm thủ tục hành chính.

Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Xem thêm
Phiên bản di động