Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp
Tăng đồng nào, đỡ khó khăn đồng đó
Là lao động nhập cư, sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã 21 năm, chị Nguyễn Thị Phương - công nhân Công ty TNHH may xuất khẩu DHF (xã Phú Cát, Hà Nội) cho biết, thu nhập hiện nay của chị đạt khoảng 8-9 triệu đồng, cộng với lương công nhân cơ khí của chồng chị khoảng 7-8 triệu đồng, tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 15-17 triệu đồng.
"Mức thu nhập này nghe thì cũng có vẻ cao, nhưng ở đất Hà Nội, trong thời buổi giá cả tiêu dùng đắt đỏ mà cuộc sống có rất nhiều khoản phải chi tiêu: Nào tiền thuê nhà, tiền học của con, tiền ăn uống, điện nước… nên chúng tôi phải hết sức tằn tiện mới đủ sống” - chị Phương chia sẻ.
Chị cho biết thêm, cũng có tháng hai vợ chồng tiết kiệm được 2-4 triệu đồng, nhưng chỉ cần một lần con ốm là số tiền dự trữ cũng hết. “Nghe tin Hội đồng lương quốc gia đã chốt được phương án tăng lương tối thiểu vùng từ năm 2026 để trình Chính phủ thông qua, công nhân chúng tôi rất mừng. Lương tăng thêm được đồng nào, đời sống của công nhân bớt khó khăn đồng ấy”- chị Phương bộc bạch.
![]() |
Công ty TNHH Lixil Việt Nam đã thực hiện tăng lương sớm trong năm 2025 cho người lao động, giúp người lao động thêm gắn bó, an tâm lao động sản xuất. |
Tương tự, chị Khuất Thị Hà - công nhân Công ty TNHH MTV sản xuất TMVA (phường Hà Đông, Hà Nội) không giấu được niềm vui khi nghe thông tin về dự kiến tăng lương tối thiểu vùng. Hoàn cảnh của chị Hà vốn hết sức khó khăn: Chồng mất, chị phải nuôi con một mình với đồng lương eo hẹp. Chị cho biết: "Lương cơ bản của tôi là 6.330.000 đồng, cộng với tiền chuyên cần, tiền ăn, tiền xăng xe và một số mục khác nữa thì mới được khoảng 9 triệu đồng. Nếu tăng ca thì cũng được thêm khoảng hơn 1,6 triệu đồng nữa nhưng không phải lúc nào cũng có việc để tăng ca, cộng với thực hiện quy định khống chế giờ làm thêm nên công nhân tăng ca rất ít". Chính vì vậy, theo chị Hà, lương cơ bản vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân.
"Chúng tôi rất mong được tăng lương, tăng lương giúp chúng tôi có thêm chút ít để trang trải, nhất là khi giá cả cứ leo thang không ngừng. Bởi vậy, nghe tin Hội đồng lương quốc đã có phương án tăng lương trình lên Chính phủ, chúng tôi rất vui. Tôi mong phương án sẽ sớm được thông qua và lương sẽ được tăng để đời sống công nhân bớt khó khăn”- chị Hà nói.
Đại diện cho người lao động, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV sản xuất TMVA Nguyễn Tràng Huy cũng rất phấn khởi trước thông tin dự kiến tăng lương. Theo ông Nguyễn Tràng Huy, hiện nay mức sống của người lao động đang bị giảm xuống do các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng giá, tiền điện, nước tăng. Trong khi đó, nhiều công nhân lao động phải thuê nhà trọ, rồi tháng 9 tới đây là năm học mới, phải mua sắm sách vở, đồng phục... cho con tới trường, gánh nặng chi tiêu lại tăng lên. "Hiện nay, đàm phán về thuế quan đã tạm ổn nên người lao động rất mong được Chính phủ quan tâm, sớm thực hiện tăng lương tối thiểu vùng để đảm bảo đời sống" - ông Huy nói.
Anh Nguyễn Văn Tiến (xã Sơn Đồng, Hà Nội), làm công nhân cơ khí trong Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội cũng cho rằng việc tăng lương rất cần thiết và là mong muốn chính đáng của người lao động. Anh Tiến lý giải, nếu không tăng ca hoặc có việc đột xuất, nghỉ đau ốm, lương cơ bản thực sự khó đáp ứng đủ chi tiêu hằng tháng của gia đình, nhất là khi anh còn phải lo cho 2 con đang tuổi đến trường. “Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, dự kiến từ 1/1/2026 thực sự là tin vui, giúp công nhân bớt phần nào khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống của người lao động”- anh Nguyễn Văn Tiến bày tỏ.
Lợi ích kép
Ở chiều ngược lại, mặc dù cho rằng tăng lương tạo ra những áp lực nhất định song nhiều chủ doanh nghiệp cũng nhìn nhận lợi ích thiết thực của việc tăng lương. Bà Hà Phương Anh - chủ một doanh nghiệp dệt may trên địa bàn xã Phú Cát, Hà Nội cho biết, hiện nay, tình hình phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng đang chịu tác động lớn của vấn đề thuế quan và nhiều yếu tố khác. Đơn cử như trong ngành dệt may, trước dịch Covid-19, đơn giá một sản phẩm dệt may có thể ký được ở mức 30.000 đồng thì nay chỉ ở mức 20.000 đồng, thậm chí thấp hơn.
![]() |
Tăng lương mang lại lợi ích kép cho không chỉ đối với người lao động mà cả cho doanh nghiệp. Ảnh minh họa. |
“Đơn giá giảm nhưng chi phí sản xuất không giảm là bài toán kho cho doanh nghiệp. Đó là lý do mà thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động. Trong bối cảnh này, nếu tăng lương tối thiểu ở mức quá cao rất có thể sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi thấy đề xuất tăng lương ở mức 7% là hợp lý, phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp và mong muốn của người lao động. Mức tăng lương phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp bình ổn được hoạt động để đảm bảo việc làm cho người lao động, đồng thời mang lại niềm phấn khởi, tạo động lực cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, an tâm lao động sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp” - bà Phương Anh nhìn nhận.
Cùng chung quan điểm, ông Đinh Quốc Toản - Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Phòng sản xuất nhà máy Hà Nội thuộc Công ty TNHH Lixil Việt Nam, xã Gia Lâm, Hà Nội cũng cho rằng, mức tăng 7,2% như đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia là phù hợp và kịp thời. Lý do là mức thu nhập bình quân hiện nay nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động.
“So sánh với các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á, xa hơn là thế giới, cụ thể là so với các nhà máy của Công ty TNHH Lixil Việt Nam tại các nước, thu nhập của người lao động Việt Nam còn thấp nên cần tiếp tục được cải thiện để thu hẹp khoảng cách; tăng lương cũng là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động” - ông Đinh Quốc Toản bày tỏ.
Theo ông Toản, tất nhiên, việc tăng lương cho người lao động tạo ra áp lực cho doanh nghiệp song cũng có mặt lợi là doanh nghiệp sẽ giữ chân được người lao động, động viên người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Để có nguồn kinh phí tăng lương đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động có lãi đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp tối ưu hóa sản xuất như áp dụng công nghệ, giảm lãng phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm....
“Thực tế, năm 2025, trước khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, Công ty TNHH Lixi Việt Nam đã thực hiện tăng lương cho công nhân ở mức 7,1%. Hiện nay, tại công ty, lương cơ bản thấp nhất của công nhân mới là 6,5 triệu đồng/tháng, mức thu nhập trung bình của người lao động đạt từ 8-10 triệu đồng/tháng, đồng đều ở các khu vực mà công ty có nhà máy hoạt động. Điều này cho thấy, chính sách tăng lương của công ty đối với người lao động cũng trùng khớp với chỉ đạo của Nhà nước và đến nay công ty vẫn đang hoạt động tốt. Vì đã thực hiện ở mức tăng 7,1% trong năm 2025 nên sang năm 2026, công ty có thể sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để có các mức hỗ trợ tăng thu nhập cho người lao động phù hợp, đảm bảo được đời sống của anh chị em” - ông Toản cho biết.
Cùng với đó, ông Toản cũng mong muốn, tới đây, khi đề xuất tăng lương tối thiểu vùng được phê duyệt và thực hiện, Nhà nước sẽ có thêm các giải pháp để điều phối, bình ổn giá, đặc biệt là với các mặt hàng như xăng, dầu, điện, lương thực, thực phẩm thiết yếu..., tránh tình trạng lương tăng giá cũng tăng theo.
Sau hai phiên họp đàm phán, thương lượng, mới đây, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất với phương án tăng lương tối thiểu vùng mức 7,2%, từ 1/1/2026 để trình Chính phủ. Khi được thông qua, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,96 triệu đồng/tháng lên 5,31 triệu đồng/tháng (tăng thêm 350.000 đồng, 7,1%); Vùng II tăng từ 4,41 triệu đồng/tháng lên 4,73 triệu đồng/tháng (tăng 320.000 đồng. 7,3%); Vùng III tăng từ 3,86 triệu đồng/tháng lên 4,14 triệu đồng/tháng (tăng 280.000 đồng, 7,3%); Vùng IV tăng từ 3,45 triệu đồng/tháng lên 3,7 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng, 7,2%). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ

Kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân vụ tai nạn nghiêm trọng ở Dương Nội

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó

Phát huy vai trò Mặt trận trong giai đoạn mới: Khí thế từ Hội nghị đầu tiên tại phường Sơn Tây

Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Tăng bình quân 7,2%
Tin khác

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô
Việc làm 15/07/2025 22:22

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia
Việc làm 14/07/2025 07:41

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi
Việc làm 13/07/2025 22:18

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động
Việc làm 13/07/2025 18:14

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Việc làm 13/07/2025 18:07

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp
Việc làm 13/07/2025 13:30

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ
Việc làm 12/07/2025 20:33

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?
Việc làm 12/07/2025 09:22

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu
Việc làm 09/07/2025 22:11