Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia
6 tháng đầu năm, gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội? 6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động |
Giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững
Mới đây, tại họp báo công bố một số Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, trong đó có Luật Việc làm năm 2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương cho biết, Luật Việc làm sửa đổi các quy định liên quan về khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia... đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và cập nhật với tiêu chuẩn, trình độ kỹ năng nghề của khu vực, thế giới…
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, Luật đã cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động theo tinh thần Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (trong đó có cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp).
Theo đó, Luật Việc làm năm 2025 đã tập trung sửa đổi các nội dung lớn, trọng tâm như: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng cường diện bao phủ chính sách và phù hợp với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024; linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (tối đa bằng 1% tiền lương tháng), đơn giản hóa điều kiện, giảm thủ tục hành chính cho người lao động và người sử dụng lao động trong tiếp cận và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp…
![]() |
Tất cả lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia. (Ảnh minh hoạ: HH) |
Tại họp báo, báo chí đã đặt câu hỏi về việc khi luật có hiệu lực thì có giảm tỷ lệ thất nghiệp, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết: Tỷ lệ thất nghiệp quốc gia phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có mức độ tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng miền, địa phương. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp còn phụ thuộc quan hệ thương mại quốc tế, cơ cấu dân số, nhân khẩu học, chính sách kinh tế vi mô... Chính sách việc làm và lao động là một trong những yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp.
Với Luật Việc làm năm 2025, ông Bình nêu mục đích là hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, "thị trường lao động trở thành một trong những cân đối vĩ mô".
"Cách đây 10 năm khi đầu tư tại các địa phương, không ai hỏi có thiếu lao động không. Hiện nay khi nhà đầu tư đến, ngoài vấn đề đất đai, thủ tục đầu tư thì câu hỏi đầu tiên dành cho địa phương là có lao động hay không. Đây là một trong những yếu tố để nhà đầu tư có quyết định đầu tư", ông Bình nói.
Lao động từ 16 tuổi sẽ có tên trong dữ liệu quốc gia
Ông Bình cho biết, trong Luật Việc làm năm 2025 đã đưa được nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Căn cứ vào đó, sẽ hoàn thiện thông tin thị trường lao động. Từ đó có thể nắm được trong 5 năm tới, Việt Nam có bao nhiêu lao động tham gia, bao nhiêu lao động thất nghiệp. Hệ thống dữ liệu cũng sẽ giúp phân tích, dự báo thị trường lao động.
Bộ Nội vụ được giao thử nghiệm vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia, dự kiến tháng 9 khai trương. Cục trưởng Cục Việc làm cho biết sàn sẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp kết nối với người lao động. Các doanh nghiệp tư nhân có dữ liệu cũng có thể kết nối với sàn này để đồng bộ.
Luật Việc làm 2025 có thay đổi lớn về quy định kỹ năng nghề, mỗi người lao động dù tự đào tạo, thực hành nhưng qua sát hạch thì được công nhận kỹ năng nghề. Hiện nay có 1 triệu người lao động có thực hành rất tốt nhưng không được thừa nhận, không có chứng chỉ kỹ năng nghề. Việc mở rộng công nhận kỹ năng nghề sẽ thúc đẩy người dân tự học gắn với thực hành, khi có chứng chỉ thì có khả năng nâng cao mức lương, thu nhập....
Bộ Nội vụ kỳ vọng nếu làm việc này tốt sẽ nâng cao chất lượng lao động của người dân, doanh nghiệp thông qua tự học.
Theo một số chuyên gia lĩnh vực lao động, việc "định danh" người lao động từ 16 tuổi trở lên trong dữ liệu quốc gia là bước tiến lớn nhằm: Tạo ra một hệ thống quản lý thị trường lao động hiện đại; Hỗ trợ dự báo, điều hành chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp; Kích hoạt nền tảng kết nối việc làm hiệu quả giữa lao động và doanh nghiệp. Tuy vậy, thành công phụ thuộc nhiều vào cách triển khai kỹ thuật, chính sách bảo mật, công bằng và minh bạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Luật sư Hà Nội “chia khó” với chính quyền, hỗ trợ pháp lý cho người dân

Phường Đống Đa: Nhiều hoạt động tri ân người có công và xây dựng đô thị "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp"

Bổ nhiệm ông Đỗ Văn Trường giữ chức vụ Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố

Chi tiết Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Trì: Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội

Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho 126 trạm y tế cấp xã trên địa bàn

Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Tin khác

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Việc làm 13/07/2025 18:07

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp
Việc làm 13/07/2025 13:30

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ
Việc làm 12/07/2025 20:33

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?
Việc làm 12/07/2025 09:22

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu
Việc làm 09/07/2025 22:11

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Việc làm 08/07/2025 18:32

Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho cán bộ nghỉ việc, đảm bảo chính quyền 2 cấp hoạt động thông suốt
Việc làm 08/07/2025 11:18

Thu hút nhân tài công nghệ số bằng chính sách ưu đãi đột phá
Việc làm 07/07/2025 22:23

Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, công chức được giảm nhẹ mức kỷ luật
Việc làm 03/07/2025 07:38