Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách
Hà Nội: Tiếp tục nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch Đến bao giờ 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch? Tạo trụ cột an sinh cho người dân nông thôn |
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII cho thấy tinh thần đổi mới tư duy phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, sinh thái, bền vững và giàu bản sắc văn hóa. Với vai trò là một đô thị đặc biệt, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, Hà Nội cần một cách tiếp cận riêng biệt, hài hòa giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn với đô thị hóa.
Tôi xin có một số góp ý và đề xuất cụ thể như sau:
Thứ nhất, tư duy phát triển nông thôn xanh, sinh thái, gắn với vai trò vành đai của đô thị Thủ đô là định hướng đúng. Theo đó, dự thảo đã xác định rõ định hướng chuyển vùng nông thôn từ vai trò hậu cần sang vai trò “vành đai xanh thông minh”, tích hợp giữa sản xuất nông nghiệp an toàn, công nghệ cao, bảo tồn sinh thái, lưu giữ văn hóa làng xã và thử nghiệm mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là một cách tiếp cận tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng lớn về đô thị hóa, dân số, môi trường.
![]() |
Cần phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, để hiện thực hóa “vành đai xanh” này, cần cụ thể hóa thêm các mô hình thí điểm gắn với từng vùng sinh thái cụ thể như phát triển nông nghiệp hữu cơ, du lịch trải nghiệm; kinh tế tuần hoàn, du lịch sinh thái, bảo tồn rừng; nông nghiệp công nghệ cao, đô thị nông thôn mới kiểu mẫu…
Cần xác định rõ trách nhiệm, phân vai giữa Thành phố và các quận, huyện trong quy hoạch không gian xanh vùng ven, tránh tình trạng phát triển “manh mún” hoặc bị lấn át bởi các dự án bất động sản không phù hợp.
Thứ hai, cần nhấn mạnh hơn vai trò của khoa học - công nghệ và chuyển đổi số trong phát triển nông thôn. Dự thảo đã đề cập đến chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Hà Nội là trung tâm khoa học - công nghệ, tôi kiến nghị làm nổi bật hơn vai trò của chuyển đổi số nông nghiệp: Từ quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi đến hệ thống truy xuất nguồn gốc, sàn thương mại điện tử nông sản, hệ thống dự báo thị trường. Hà Nội cần trở thành nơi dẫn dắt mô hình nông thôn số, nông dân số tiên phong trong cả nước.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi, vườn ươm nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện nhiều nông dân còn chưa tiếp cận được kỹ năng, thiết bị công nghệ do chi phí cao và thiếu nguồn lực đào tạo. Vì vậy, cùng với khuyến khích đầu tư, thành phố cần thiết kế các chương trình tập huấn kỹ năng số và kỹ thuật tiên tiến cho lao động nông thôn, đặc biệt với thanh niên.
Thứ ba, cần tạo ra cú hích mạnh mẽ về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và phát triển không gian văn hóa làng quê. Dự thảo đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030 có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phát triển 10 chuỗi giá trị nông sản, làng nghề, không gian văn hóa nông thôn giàu bản sắc. Đây là mục tiêu phù hợp, nhưng đòi hỏi quyết tâm chính trị rất lớn.
Tôi đề xuất cần có cơ chế “phân cấp gắn trách nhiệm”, trao quyền chủ động hơn cho cấp xã, huyện trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, cần có cơ chế động viên người dân cùng tham gia thiết kế không gian làng quê, từ cổng làng, đường hoa, nhà văn hóa, lễ hội truyền thống đến tổ chức du lịch cộng đồng. Cần nhấn mạnh vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống là “sợi dây kết nối” để cộng đồng nông thôn tự tin giữ bản sắc trong dòng chảy đô thị hóa.
Thành phố có thể chọn thí điểm một số xã kiểu mẫu mang đậm bản sắc Bắc Bộ để kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm và bảo tồn văn hóa truyền thống thành một chuỗi kinh tế bền vững. Ngoài ra, cần ban hành bộ tiêu chí cụ thể cho nông thôn mới kiểu mẫu Hà Nội, gắn với tiêu chuẩn đô thị sinh thái, cảnh quan kiến trúc và hài hòa phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.
Thứ tư, về chính sách an sinh, chăm lo đời sống và xây dựng con người nông thôn hiện đại. Dự thảo đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách, đào tạo nghề, tăng cường kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, xây dựng “tình làng nghĩa xóm”. Đây là quan điểm đúng và nhân văn.
Tuy nhiên, đề nghị bổ sung thêm các chính sách ưu tiên cho người dân vùng chuyển đổi nghề (ví dụ từ làm nông sang dịch vụ, du lịch), đặc biệt tại các vùng ven đô. Ngoài ra, cần tăng cường cơ chế “thu hút nhân lực trẻ về nông thôn”, thông qua khởi nghiệp nông nghiệp, hỗ trợ đất sản xuất, ưu đãi tín dụng, mạng lưới mentor, để hình thành lực lượng nông dân tri thức, có năng lực làm chủ kinh tế số.
Việc bảo vệ môi trường nông thôn, như mục tiêu 100% hộ sử dụng nước sạch, 90% chất thải rắn được xử lý đạt chuẩn là rất cấp thiết. Song song đó, cần phát triển các mô hình xử lý rác hữu cơ hộ gia đình, rác thải làng nghề, hạn chế ô nhiễm nước mặt và không khí từ hoạt động chăn nuôi, chế biến. Đề nghị Thành phố có thêm chương trình truyền thông thay đổi hành vi, nhất là ở vùng làng nghề truyền thống, gắn trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường sống.
Chị Phạm Thị Hồng (phường Đông Ngạc, Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng
Tin khác

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 23/07/2025 12:55

Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 16:40

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:41

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:39

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 18:08

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:03

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:01

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 14:26

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 10:44

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 09:14