--> -->

Đến bao giờ 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch?

Theo khảo sát việc cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới thực hiện, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn vẫn còn thấp. Tuy nhiên, đối với Thủ đô Hà Nội nói riêng, đã thực hiện phủ mạng lưới cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn đạt khoảng 78%.
Hà Nội: Hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt trong 4 tháng cuối năm 2021 Điều chỉnh giảm giá nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Tỷ lệ tiếp cận nước sạch còn thấp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến hết năm 2020, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 57 triệu người (88,5%), trong đó tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế đạt khoảng 33 triệu người (51,7%) với 41,6% từ công trình cấp nước tập trung và 10% từ công trình cấp nước qui mô hộ gia đình.

Đến bao giờ 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch?
Các địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa để tạo thêm nguồn cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn. (Ảnh chụp trước khi giãn cách xã hội). Ảnh: Tuấn Anh

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân nông thôn tiếp cận được nước sạch đạt quy chuẩn còn thấp so với mục tiêu đề ra, hiện cả nước vẫn còn hơn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Mức độ tiếp cận của người dân vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền.

Đối với Thủ đô Hà Nội, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đã đạt khoảng 78% so với kế hoạch là 85%. Các khu vực có tỷ lệ người dân dùng nước sạch thấp là các huyện Mê Linh, Chương Mỹ, Phú Xuyên và Đan Phượng. Riêng đối với huyện Đan Phượng, đã có hàng trăm hộ dân đã chấp nhận giao đất nông nghiệp để xây dựng một nhà máy nước sạch.

Ở huyện Chương Mỹ trước đây có tới 6 công trình cấp nước sạch với tổng mức đầu tư hàng chục tỷ đồng bị bỏ hoang trong nhiều năm. Nhiều trạm cấp nước do Nhà nước đầu tư 60% kinh phí nhưng địa phương không huy động được người dân đóng góp nên lại dở dang. Một số công trình cấp nước khác ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh và Mỹ Đức nay cũng đã bị hư hỏng do đầu tư xây dựng chưa đồng bộ.

Theo khảo sát của phóng viên, một số nơi hiện nay vẫn thường xuyên tích trữ nguồn nước mưa, lọc qua các phương pháp thủ công để sử dụng trong sinh hoạt. Còn một số khu vực ngoại thành khác tuy vẫn có nước giếng, nhưng không thể dùng được vì nước bị ô nhiễm. Theo tìm hiểu, mỗi giếng khoan có giá từ 25 đến 30 triệu đồng, tùy vào độ sâu của giếng và tầng địa chất ở khu vực. Có giếng phải khoan sâu tới 70 mét, có nhà phải khoan đến 4 lần vẫn chưa thấy nước…

Đẩy nhanh tiến độ các dự án

Đến nay, 100% dân số khu vực nông thôn của Hà Nội được sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó, 85,1% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Còn tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung và mở rộng hệ thống nước sạch đô thị ra khu vực nông thôn là 45,7% (2.024.614 người/528.931 hộ, trong đó, tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận nước sạch từ các hệ thống cấp nước khoảng 78%); tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình 39,4% (1.745.510 người/455.973 hộ).

Khu vực nông thôn thành phố Hà Nội hiện nay được đầu tư xây dựng 119 công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó có 84 công trình đang hoạt động cung cấp nước ổn định cho khoảng 88.000 hộ gia đình (khoảng 400.000 người dân nông thôn). Ngoài ra, mạng cấp nước đô thị cho khu vực nông thôn theo hình thức xã hội hóa có 5 dự án cấp nguồn hoàn thành. Tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đạt khoảng 1.520.000m3/ngày đêm, tăng 623.000m3/ngày đêm so với năm 2016.

Việc triển khai các dự án cấp nước theo hình thức xã hội hóa đã đem lại những kết quả nhất định. Đáng chú ý, một số huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Gia Lâm... đã triển khai lắp đặt hệ thống mạng truyền dẫn phân phối cơ bản trên toàn địa bàn.

Tuy nhiên, để đạt chỉ tiêu 85% tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch tại khu vực nông thôn hiện còn một số khó khăn, vướng mắc do việc đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước cho khu vực nông thôn có chi phí lớn hơn nhiều so với khu vực đô thị. Hiện, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã báo cáo thành phố thực hiện điều chỉnh phạm vi một số dự án cấp nước chậm triển khai để nâng tỷ lệ bao phủ cấp nước khu vực nông thôn.

Cụ thể, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất thành phố tiếp tục đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu về nước sạch năm 2021. Thực hiện điều chỉnh phạm vi cấp nước ở một số dự án đã giao nhà đầu tư triển khai nhưng tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian tới, Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực đối với vùng khó khăn và hướng dẫn thực hiện để tránh hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một số địa phương. Sử dụng hài hòa nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án vay vốn ưu đãi nước ngoài, nguồn vốn vay tín dụng để đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo đó, tại khu vực huyện Sóc Sơn, giao Công ty TNHH Nước sạch Ngọc Anh triển khai dự án cấp nước cho 7 xã: Tân Dân, Thanh Xuân, Hiền Ninh, Minh Phú, Minh Trí, Phú Cường, Quang Tiến. Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội triển khai thực hiện cấp nước tại các xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ.

Khu vực huyện Đông Anh, giao Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội triển khai thực hiện cấp nước tại xã Cổ Loa. Khu vực huyện Thường Tín, giao Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội và Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam nghiên cứu triển khai thực hiện mở rộng cấp nước từ Thanh Trì và Phú Xuyên cho huyện Thường Tín. Khu vực huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, giao Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam nghiên cứu triển khai thực hiện. Công ty Cổ phần Ao Vua và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì triển khai cấp nước cho các xã còn lại của huyện Ba Vì…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời gian tới, Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực đối với vùng khó khăn và hướng dẫn thực hiện để tránh hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một số địa phương. Sử dụng hài hòa nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án vay vốn ưu đãi nước ngoài, nguồn vốn vay tín dụng để đạt được các mục tiêu đề ra.

Vì vậy, các địa phương cần đẩy mạnh xã hội hóa thị trường cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa không chỉ tại những vùng thuận lợi mà còn hướng tới những vùng khó khăn để thu hút thêm nhiều nguồn lực đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và nhanh chóng giúp người dân khu vực nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch, đảm bảo đời sống tốt hơn./.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Nhật Anh (SBD A24) đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để trở thành Quán quân Bảng Đơn ngữ của Language Melody 2025, khép lại mùa thi thứ mười của cuộc thi âm nhạc đa ngôn ngữ này với không ít câu chuyện đáng nhớ.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Vừa qua, Bệnh viện E triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh.
Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký quyết định chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên khẩn trương ứng phó lũ sông Thương, sông Cầu

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên khẩn trương ứng phó lũ sông Thương, sông Cầu

Do mưa lớn kéo dài, lũ trên sông Thương và sông Cầu đang lên nhanh, một số sự cố đã xảy ra trên tuyến đê tả Cầu. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Tin khác

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên khẩn trương ứng phó lũ sông Thương, sông Cầu

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên khẩn trương ứng phó lũ sông Thương, sông Cầu

Do mưa lớn kéo dài, lũ trên sông Thương và sông Cầu đang lên nhanh, một số sự cố đã xảy ra trên tuyến đê tả Cầu. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/7: Mưa rải rác, cục bộ có nơi có dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/7: Mưa rải rác, cục bộ có nơi có dông

Dự báo ngày 2/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Quy hoạch phường, xã mới: Không thể bỏ quên địa hình và không gian thoát lũ

Quy hoạch phường, xã mới: Không thể bỏ quên địa hình và không gian thoát lũ

Trong quá trình sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính cấp cơ sở, việc tuân thủ các nguyên tắc về dân cư, diện tích là cần thiết. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nếu không đánh giá kỹ các yếu tố địa hình và không gian thoát lũ, nhất là tại các vùng ven sông, bãi nổi, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quản lý, xây dựng và an toàn dân sinh.
Thời tiết Bắc Bộ 10 ngày tới: Mưa lớn kéo dài, cảnh báo sạt lở và ngập úng trên diện rộng

Thời tiết Bắc Bộ 10 ngày tới: Mưa lớn kéo dài, cảnh báo sạt lở và ngập úng trên diện rộng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, miền Bắc bước vào đợt mưa lớn kéo dài từ nay đến giữa tuần, gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại nhiều địa phương, đặc biệt ở vùng núi và vùng trũng thấp.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/7/2025: Trời mưa to, gió lớn

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/7/2025: Trời mưa to, gió lớn

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 1/7/2025 tại Hà Nội và các vùng trên cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/6: Mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/6: Mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo ngày 30/6, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Kỳ cuối: Cần một “Nghị định 168” trong lĩnh vực môi trường

Kỳ cuối: Cần một “Nghị định 168” trong lĩnh vực môi trường

HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết nâng mức xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường, đây là một bước đi đúng đắn, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô xanh, sạch, văn minh. Tuy nhiên, trước những diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng ô nhiễm, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm có một nghị định tương tự như Nghị định 168/2024/NĐ-CP trong lĩnh vực giao thông để xử lý nghiêm và hiệu quả các hành vi vi phạm môi trường.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/6: Mưa rào và dông, có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/6: Mưa rào và dông, có nơi mưa rất to

Dự báo khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Kỳ 2: Tầm nhìn mới, tư duy mới, yêu cầu mới

Kỳ 2: Tầm nhìn mới, tư duy mới, yêu cầu mới

Trong 3 văn kiện quan trọng, mới nhất của Hà Nội là Luật Thủ đô năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo Thành phố quan tâm hàng đầu. “Tầm nhìn mới” đặt ra những thách thức và đòi hỏi mới, việc cải thiện chất lượng môi trường không khí và xử lý rác thải không chỉ là nhiệm vụ cấp bách, mà còn là nhiệm vụ chiến lược, quyết định đến sự phát triển bền vững và chất lượng sống của người dân Thủ đô. Đây là yêu cầu mang tính lịch sử, đặt nền móng vững chắc cho Hà Nội trở thành Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp, nơi đáng sống và tự hào.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/6: Trời nhiều mây, mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/6: Trời nhiều mây, mưa to cục bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, ngày 28/6, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Xem thêm
Phiên bản di động