Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo" |
Là một đảng viên và giáo viên Trung học cơ sở (THCS) đã có nhiều năm công tác, tôi xin được bày tỏ sự vui mừng và tự hào trước những thành tựu to lớn mà Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đạt được trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Qua nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị, tôi thấy rằng Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực.
Đặc biệt ấn tượng là việc Hà Nội đã hoàn thành và vượt 16/20 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVII, trong đó có 3 chỉ tiêu hoàn thành sớm từ 1-2 năm. Quy mô kinh tế đạt khoảng 63 tỷ USD, gấp 1,42 lần năm 2020, GRDP bình quân đầu người ước đạt 175 triệu đồng, đưa Thủ đô vào nhóm dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội đã trở thành địa phương đi đầu trong thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển". Thành phố cũng đạt được thành tựu đáng tự hào khi xóa hoàn toàn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều năm 2024, sớm 1 năm so với kế hoạch, và dẫn đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Học sinh Trường THCS Phúc Diễn trong lễ tốt nghiệp. |
Tuy nhiên, với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hằng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Trước hết, tôi xin ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà giáo dục Hà Nội đã đạt được. Việc Thủ đô duy trì vị thế dẫn đầu về chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn, thể hiện qua thành tích học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế, thực sự đáng tự hào. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng từ 72,2% năm 2022 lên dự kiến 81% năm 2025 là một bước tiến đáng kể. Chỉ số "Đào tạo lao động" của Hà Nội đứng số một toàn quốc năm 2023 càng khẳng định hiệu quả của các chính sách giáo dục - đào tạo. Việc tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 70,25% năm 2020 lên 74,25% năm 2024 cho thấy sự đầu tư bài bản và có định hướng trong phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của một giáo viên đang công tác, tôi xin được chia sẻ những quan sát và kiến nghị cụ thể để giáo dục Hà Nội phát triển toàn diện hơn. Mặc dù báo cáo đề cập đến những thành tựu chung, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn khoảng cách đáng kể về chất lượng giáo dục giữa các trường ở nội thành và ngoại thành. Nhiều vùng tại ngoại thành vẫn đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên.
Minh chứng là tôi nhận thấy vấn đề thiếu hụt và không ổn định đội ngũ giáo viên vẫn còn nghiêm trọng. Vấn đề “nơi thừa, nơi thiếu” giáo viên do tốc độ đô thị hóa phát triển cho nên nhiều quận, huyện có khu đô thị tăng dân số nhanh. Thực tế, nhiều giáo viên trẻ, sau khi được phân công về các trường xa trung tâm, thường tìm cách chuyển về các trường thuận lợi hơn về giao thông và điều kiện sống. Về cơ sở vật chất, trong khi các trường ở trung tâm đã được đầu tư hiện đại, nhiều trường THCS ở ngoại thành vẫn thiếu phòng thí nghiệm đạt chuẩn, thư viện hiện đại, sân chơi đủ diện tích cho học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ở vùng ven đô không kém năng lực so với bạn bè ở trung tâm, nhưng thường thiếu cơ hội tiếp cận với giáo dục chất lượng cao. Có những em học sinh rất giỏi, nhưng gia đình không đủ điều kiện cho đi học nâng cao hoặc tiếp cận các nguồn tài liệu phong phú.
Về phát triển nghề nghiệp, cần tập huấn định kỳ về phương pháp dạy học hiện đại, ứng dụng AI trong giáo dục. Đổi mới phương pháp giáo dục cũng cần được chú trọng, bao gồm giảm áp lực thi cử bằng cách đa dạng hóa hình thức đánh giá học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, tư duy sáng tạo, và phát triển năng khiếu âm nhạc, mỹ thuật, thể thao cho học sinh THCS.
Trong việc kết hợp truyền thống và hiện đại, cần xây dựng chương trình giáo dục về lịch sử, văn hóa địa phương, tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại làng nghề, di tích lịch sử, và khuyến khích học sinh tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, và Hà Nội với truyền thống "trọng văn, hiếu học" cần tiếp tục dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển đó phải thực sự toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau. Từ góc nhìn của một giáo viên cơ sở, tôi mong muốn giáo dục Hà Nội phát triển đồng đều trên toàn Thủ đô, không chỉ tập trung ở trung tâm. Đội ngũ giáo viên cần được quan tâm thực chất, đặc biệt về đời sống và điều kiện làm việc. Mỗi học sinh Hà Nội, dù ở đâu, cũng phải có cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao. Giáo dục cần gắn liền với đời sống, giúp học sinh yêu quê hương và có định hướng tương lai rõ ràng.
Tôi tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ thành phố và sự đóng góp của toàn thể cán bộ, giáo viên, Hà Nội sẽ xây dựng được nền giáo dục thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", xứng đáng với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến. Những góp ý chân thành này xuất phát từ tình yêu đối với Hà Nội, đối với sự nghiệp giáo dục, và mong muốn được góp phần vào việc hoàn thiện Báo cáo chính trị, vì một Hà Nội giáo dục phát triển toàn diện và bền vững trong kỷ nguyên mới.
Đảng viên Nguyễn Thị Kim Lan
(Giáo viên Trường THCS Phúc Diễn)
Nên xem

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025
Tin khác

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 23/07/2025 15:11

Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 16:40

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:41

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:39

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 18:08

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:03

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:01

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 14:26

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 10:44

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 09:14