Gắn bảo vệ môi trường với kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh
Với những nội dung đã thể hiện trong Dự thảo, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thể hiện rõ nhận thức đúng đắn về vai trò sống còn của công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên trong phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, để các định hướng này phát huy hiệu quả, theo tôi, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà rất cần tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu, gắn trách nhiệm thực hiện và có cơ chế đột phá; cần làm rõ mục tiêu, chỉ tiêu, thời hạn và cơ chế thực hiện.
Cụ thể, dự thảo đặt ra mục tiêu “phấn đấu 75% - 80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí (VN_AQI) ở mức tốt và trung bình” là phù hợp với xu thế quốc tế và cam kết môi trường quốc gia. Tuy nhiên, cần làm rõ lộ trình thực hiện, xác định mốc trung hạn (đến 2030) và dài hạn (đến 2045 - 2050).
![]() |
Hồi sinh các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét... là một trong các nội dung dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ thành phố Hà Nội. |
Nên lượng hóa cụ thể hơn các mục tiêu khác như: Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt bao nhiêu % vào năm 2030?; bao nhiêu km sông nội đô được hồi sinh, cải tạo và đưa vào phục hồi sinh thái?; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được xử lý theo công nghệ hiện đại, không chôn lấp là bao nhiêu?... Các mục tiêu này cần được gắn với cơ chế giám sát và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan chức năng, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, theo tôi, dự thảo đã đúng khi đặt vấn đề “xây dựng hành lang, nêm xanh theo quy hoạch”, nhưng nên nhấn mạnh rõ hơn vai trò của quy hoạch không gian xanh như một cấu phần bắt buộc và có tính chi phối trong quy hoạch đô thị tổng thể.
Các dự án phát triển đô thị mới, chỉnh trang đô thị hiện hữu cần được yêu cầu dành tối thiểu một tỷ lệ diện tích nhất định cho cây xanh công cộng, mặt nước điều hòa, không gian sinh thái, đặc biệt tại các khu vực nội thành đang ngày càng bị bê tông hóa.
Việc hồi sinh các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét… cần được xác định không chỉ là dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, mà là chiến lược khôi phục hệ sinh thái đô thị, gắn với giá trị lịch sử - văn hóa - cảnh quan của Thủ đô. Nên bổ sung thêm định hướng khai thác các tuyến sông này như trục cảnh quan, không gian công cộng phục vụ dân sinh.
Một điểm tích cực của dự thảo là đã bước đầu đưa ra định hướng “hướng tới kinh tế tuần hoàn”, “tham gia thị trường carbon”, “hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”. Tuy nhiên, các nội dung này còn đang ở mức khái quát, cần được cụ thể hóa thành các chương trình trọng điểm trong nhiệm kỳ tới.
Cụ thể, Hà Nội cần sớm ban hành Chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn cấp Thành phố, lựa chọn một số ngành có tiềm năng như rác thải, xây dựng, dệt may, thực phẩm… để triển khai thí điểm; hình thành các khu công nghiệp sinh thái, trung tâm tái chế chất thải quy mô vùng, ứng dụng công nghệ số trong quản lý rác thải; khuyến khích khu vực tư nhân, đặc biệt là startup môi trường, đầu tư vào các mô hình tái chế, chia sẻ tài nguyên, tiêu dùng bền vững.
Đối với thị trường carbon và mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Hà Nội cần chủ động xây dựng Đề án Thành phố phát thải thấp, trong đó tập trung vào ba lĩnh vực chính: giao thông, công nghiệp và tiêu thụ năng lượng đô thị.
Theo tôi, việc rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài nguyên và môi trường cũng vô cùng quan trọng. Theo đó, dự thảo đã đề cập đến việc “rà soát, hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách về môi trường” là hướng đi đúng.
Tuy nhiên, cần làm rõ thêm rằng, Hà Nội cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường số hóa, cập nhật thường xuyên và kết nối với hệ thống quốc gia để phục vụ giám sát và ra quyết định chính xác; cần sớm ban hành cơ chế tài chính xanh, trong đó cho phép sử dụng một phần phí bảo vệ môi trường thu được để tái đầu tư cho các dự án môi trường cấp cơ sở; tăng cường phân cấp, phân quyền cho cấp cơ sở trong việc xử lý vi phạm môi trường, quản lý tài nguyên tại chỗ, giảm phụ thuộc vào cấp Thành phố.
Riêng đối với tài nguyên đất, nước ngầm, những tài sản có tính chiến lược và hữu hạn, cần xây dựng bộ tiêu chí giám sát sử dụng, đặc biệt trong các dự án bất động sản, khu công nghiệp mới.
Bên cạnh đó, mọi chính sách về môi trường sẽ khó đạt hiệu quả nếu thiếu sự tham gia của người dân và cộng đồng. Dự thảo cần bổ sung thêm định hướng phát triển các mô hình khu dân cư tự quản về môi trường, gắn việc phân loại rác, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm tài nguyên với khen thưởng và công nhận danh hiệu thi đua; đẩy mạnh giáo dục môi trường trong trường học và các tổ chức đoàn thể; hợp tác với các tổ chức quốc tế, mạng lưới tình nguyện viên môi trường để đổi mới hình thức tuyên truyền.
Ngô Thị Thanh Thủy (giáo viên Trường Mầm non B Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công
Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:41

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 22/07/2025 12:39

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 18:08

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:03

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 16:01

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 14:26

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 10:44

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 21/07/2025 09:14

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 20/07/2025 09:36

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm
Góp ý dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.Hà Nội 19/07/2025 14:24