--> -->

Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thêm 760 tỷ đồng hỗ trợ người lao động

Thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét về đề xuất chi thêm 760 tỷ đồng hỗ trợ người lao động, các gia đình nghèo, cận nghèo,... gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Kịp thời chi trả gói hỗ trợ an sinh xã hội Những lao động tự do đầu tiên được "tiếp sức" từ gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng Hơn 52 nghìn lao động bị nghỉ việc không hưởng lương được thụ hưởng chính sách hỗ trợ sau 15 ngày

Đề xuất gói hỗ trợ người lao động đợt 2

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề xuất hỗ trợ cho lao động tự do (đợt 2) và hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động nghèo gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Theo đó, trong đợt 2, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người cho 334.192 lao động tự do. Tổng số tiền dự toán là trên 501 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Ngoài ra, Sở còn đề xuất hỗ trợ thêm các trường hợp là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động nghèo sống trong nhà trọ, khu lao động nghèo, khu vực bị phong tỏa đang gặp khó khăn do dịch Covid-19. Mức hỗ trợ đề xuất là 1 triệu đồng/hộ. Hộ có nhiều đối tượng thì chỉ được hưởng một suất cao nhất.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, đây là các trường hợp cấp thiết, cần hỗ trợ ngay vì nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, không có tích lũy. Dự kiến, sẽ có trên 90.000 hộ nghèo và cận nghèo thuộc diện hỗ trợ với tổng số tiền trên 90,5 tỷ đồng. Ngoài ra, 170.000 hộ sống trong khu lao động nghèo, khu vực bị phong tỏa cần hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng170 tỷ đồng.

Sở kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tài chính hướng dẫn ngay việc sử dụng kinh phí trong dự toán để hỗ trợ. Các địa phương xác định đối tượng cụ thể để hỗ trợ từ nguồn ngân sách thành phố hoặc nguồn vận động của địa phương.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thêm 760 tỷ đồng hỗ trợ người lao động
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (áo xanh) - Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Thủ Đức trao hỗ trợ cho người lao động. (Ảnh: LĐLĐ Thủ Đức)

Ngoài kinh phí thành phố đã giao, nếu các nhóm kể trên có bức xúc khi khó khăn hoặc nhân khẩu đông hơn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị thành phố chỉ đạo các quận huyện và thành phố Thủ Đức sử dụng nguồn vận động để hỗ trợ thêm. Nếu thiếu, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ từ Quỹ vận động Covid-19.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Dương Anh Đức cho biết, thành phố đã hoàn tất việc thực hiện gó hỗ trợi 868 tỷ theo Nghị quyết 09/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố và đang tiếp tục thực hiện các nội dung hỗ trợ khác.

Theo thống kê, đến nay, kinh phí hỗ trợ người lao động mất việc làm không có cam kết hợp đồng lao động là hơn 480 tỷ đồng; hỗ trợ hơn 11 tỷ đồng cho hộ kinh doanh phải dừng hoạt động; giải quyết hỗ trợ hơn 10.400 điểm kinh doanh với số tiền gần 16 tỷ đồng; hỗ trợ 44.244 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương gần 84 tỷ đồng; hỗ trợ gần 400 triệu đồng cho khoảng 200 lao động bị chấm dứt, không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Song song với gói hỗ trợ chính thức cấp, thành phố Hồ Chí Minh còn nhận được hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội khác với tổng số tiền hơn 2.143 tỷ đồng. Số tiền trên được sử dụng cho việc thu mua trang thiết bị y tế, hỗ trợ các hộ dân, lực lượng tuyến đầu,…

Đảm bảo an sinh cho người dân yên tâm ở lại thành phố

Về các biện pháp hỗ trợ người dân tại thành phố Hồ Chí Minh về quê, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, thành phố Hồ Chí Minh có lượng người dân từ các tỉnh, thành đến học tập, sinh sống và làm việc lớn. Nếu người dân về quê nhiều sẽ gây khó khăn cho địa phương trong công tác tiếp nhận trong thời gian ngắn, việc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 cũng hạn chế người dân di chuyển.

Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thêm 760 tỷ đồng hỗ trợ người lao động
Để hạn chế tình trạng tự phát về quê, thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản hạn chế người dân di chuyển.

Để giúp đỡ người dân gặp khó khăn, thành phố đã thành lập Trung tâm tiếp nhận và điều phối viện trợ cấp thành phố, quận - huyện, phường - xã; phát huy mạng lưới, hệ thống chính trị cơ sở, các đoàn thể, tổ chức tình nguyện để nắm các đối tượng cần hỗ trợ.

Đối với việc triển khai gói an sinh xã hội theo Nghị quyết 09, trong thời gian qua, một số đối tượng không được nhận hỗ trợ do không thuộc quy định của chính sách. Vì vậy, thành phố đã đề nghị xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các đối tượng là người lao động, sinh viên không thu nhập, người không thuộc đối tượng của Nghị quyết 09 đang gặp khó khăn để kịp thời giúp đỡ.Do đó, thành phố đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm ở lại.

"Trong giai đoạn khó khăn này, mong người dân thông cảm và đồng lòng, ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Riêng thành phố sẽ sử dụng mọi nguồn lực để chăm lo cho người dân, cam kết không để người dân thiếu đói. Các nguồn lực ngân sách và nguồn lực xã hội sẽ được huy động để chăm lo cuộc sống cho người dân", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết.

"Người dân nếu gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ, chủ động liên hệ từng địa phương và thông qua các tổng đài để thành phố ghi nhận, kịp thời chăm lo", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho biết.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Dương Anh Đức, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ giữa tháng 7, sau khi nhận được đề nghị của một số địa phương, thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tốt việc đưa người dân về quê theo văn bản trao đổi giữa 2 bên; người dân trước khi về quê đều được xét nghiệm và phải có kết quả âm tính.

Tính từ ngày 20/7 đến nay, thành phố đã phối hợp tổ chức cho 7.023 người về các địa phương Đà Nẵng, Gia Lai, Đà Nẵng, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bến Tre, Bình Thuận…

Tuy nhiên, trước tình trạng người dân tự ý về quê bằng phương tiện xe máy, không đảm bảo quy định phòng chống dịch và an toàn giao thông, ngày 30/7/2021, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Công văn số 2544 gửi các tỉnh, thành phố để phối hợp chặt chẽ trong công tác đưa người dân về quê. Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, chỉ định đầu mối tiếp nhận, lập danh sách, tổ chức xét nghiệm, tổ chức vận chuyển. Thành phố Hồ Chí Minh cũng ban hành Công văn số 2548 giao nhiệm vụ cho các cơ quan đầu mối là Sở Giao thông vận tải và các Sở liên quan để phối hợp thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được về quê.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng cố gắng nỗ lực phối hợp tỉnh, thành tạo điều kiện tối đa cho người dân ngoại tỉnh lưu trú tại thành phố có điều kiện tốt nhất để duy trì cuộc sống, sức khoẻ. Lãnh đạo thành phố mong người dân không di chuyển tự phát, gây khó khăn, mất ổn định trật tự, ảnh hưởng sức khoẻ, tính mạng. Thành phố cam kết đảm bảo ổn định cho người dân ở lại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian chống dịch.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

VinFast Limo Green - mẫu MPV điện đầu tiên của hãng xe Việt nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng Việt trong sự kiện “Thu xăng - Đổi điện” đang diễn ra tại Hà Nội.
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.
Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Do làm tốt công tác tuyên truyền, đời sống Nhân dân ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao nên tổng số vụ việc tiếp nhận hòa giải toàn Thành phố giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, đồng thời tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Thủ đô 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể
chủ quan

Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể chủ quan

Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm. Tinh thần “từ sớm, từ xa, không để khi xảy ra dịch mới triển khai” đã được cụ thể hóa bằng hành động thực tiễn và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.
Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nói tục, chửi bậy không còn là hiện tượng cá biệt trong trường học mà đang dần trở thành "thói quen" của nhiều học sinh. Từ sân trường đến mạng xã hội, ngôn ngữ lệch chuẩn len lỏi và lây lan như một căn bệnh khó kiểm soát, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc chấn chỉnh văn hóa giao tiếp học đường ngay từ những điều nhỏ nhất.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.

Tin khác

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026

Ngày 11/7, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ hai, thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026 để trình Thủ tướng quyết định.
Người lao động mong sớm được tăng lương

Người lao động mong sớm được tăng lương

Biết tin Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất, bàn việc tăng lương, nhiều người lao động rất phẩn khởi và kỳ vọng lương tối thiểu sẽ được tăng càng sớm càng tốt để cuộc sống bớt phần khó khăn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định văn hóa là nền tảng phát triển, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, văn minh, khẳng định giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giữ chân và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xa hội 2024 chính thức có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động khi rút ngắn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động xuống tổi thiểu 15 năm đã có thể được hưởng lương hưu.
Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Hà Nội đang đối mặt với bài toán lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong bối cảnh này, việc đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ giúp bảo tồn không gian xanh đô thị mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Khu vực ven đô Hà Nội đang trở thành minh chứng rõ nét cho chiến lược này.
Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Nghị định số 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế đã quy định các nhóm đối tượng công chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Không chỉ là mái nhà che mưa nắng, những ngôi nhà mới ở những nơi ngoại thành xa còn chất chứa tình người, được xây nên từ những bàn tay sẻ chia, từ trái tim ấm áp của tình đồng chí, nghĩa đồng nghiệp. Ở nơi đó, từng viên gạch, từng bức tường không đơn thuần là hồ vữa, mà là hiện thân của sự quan tâm, của tinh thần tương thân tương ái mà tổ chức Công đoàn dành tặng người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn”.
Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày 30/6/2025, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động và sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Từ ngày 16/6, Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản biên chế.
Xem thêm
Phiên bản di động