Nỗi niềm xe ôm công nghệ ngày cận Tết
Nguy hiểm bủa vây xe ôm công nghệ Đề xuất cho “shipper công nghệ” hoạt động trở lại Đã bắt giữ được đối tượng sát hại xe ôm công nghệ tại huyện Đông Anh |
Là một tài xế xe ôm công nghệ, anh Phạm Văn Hiếu (xã Hà Hồi, huyện Thường Tín) chưa năm nào biết đến thưởng Tết. Không như những nghề nghiệp hoạt động trong doanh nghiệp Nhà nước, những xe ôm công nghệ như anh Hiếu là hoạt động ở khu vực phi chính thức. Bởi vậy, đội ngũ lao động này làm bao nhiêu thì thu nhập sẽ hưởng bấy nhiêu. Thế nên, với anh Hiếu, dù mệt mỏi cũng không dám nghỉ ngày nào dù Tết đang đến rất gần.
Theo lời anh Hiếu, ngày nào sức khoẻ tốt có thể chạy xe lên tới 12 tiếng, yếu mệt hơn thì 8 tiếng, thu nhập từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng mỗi ngày. Trong những ngày cận Tết, do áp lực giao thông nên cước phí mỗi cuốc xe cũng cao hơn so với ngày thường, thêm nữa khi chạy được số cuốc xe nhất định cũng được thưởng cao.
Ngày cận Tết, đội ngũ xe ôm công nghệ dù thu nhập cao hơn so với ngày thường nhưng họ cũng phải đối mặt với nhiều áp lực. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Dù có nhiều ưu đãi, thế nhưng anh Hiếu cũng dự định chỉ “bám nghề” hết năm nay sẽ kiếm việc khác làm. Theo lời người lái xe ôm công nghệ này, hiện nay có quá nhiều ứng dụng chạy xe xuất hiện. Thứ nữa, kinh tế khó khăn, nhiều người đăng ký chạy xe công nghệ, tính cạnh tranh giữa các hãng và ngay chính những lao động trong cùng hãng cũng ngày càng cao.
“Để vào nghề xe công nghệ, thủ tục đăng ký đơn giản. Các hãng thường không yêu cầu bằng cấp, thời gian làm việc tự do, không gò bó cùng thu nhập ở mức trung bình khá… nên khiến nhiều người sẵn sàng từ bỏ công việc chuyên ngành để trở thành tài xế xe công nghệ. Nhiều người cùng làm, nhiều hãng cạnh tranh nên nghề này đã bão hòa, làm không thể giàu được”, anh Phạm Văn Hiếu chia sẻ.
Thực tế, rủi ro, nguy hiểm mà nhóm lao động là xe ôm công nghệ đối mặt mỗi ngày trên đường mưu sinh tương đối nhiều. Họ thường phải sống trong cảnh cơm hàng cháo chợ. Thứ nữa, cận Tết, đường phố đông đúc, việc di chuyển trên đường đòi hỏi phải nhanh khiến nguy cơ tai nạn giao thông luôn trực chờ.
Dù vất vả nhưng những lao động như anh Hiếu vẫn đang cố bám trụ lại thành phố với mong muốn gia đình có một cái Tết đủ đầy hơn, con cái có thêm tấm áo mới, bánh chưng có thêm nhân thịt.
Không khí Tết đã về Thủ đô. Đi dọc các tuyến đường như Trần Phú, Hồ Tùng Mậu, Lạc Long Quân… có thể dễ dàng thấy khung cảnh phố sá ngập tràn đào, quất. Nắm bắt thời gian này, nhiều xe ôm công nghệ đã “bắt nhịp” bằng cách chuyển sang chở đào, quất thuê.
Anh Nguyễn Văn Tuyến (Phú Lãm, Hà Đông) cho biết, một chuyến chở cây cảnh sẽ thường có giá dao động từ 50.000 đồng trở lên, tùy vào kích thước hay khoảng cách xa gần. Với loại cây cảnh có chậu, nặng và to sẽ có giá vận chuyển cao hơn, từ 100.000 - 500.000 đồng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với chở khách thông thường.
Tuy nhiên, dù dễ dàng kiếm ra tiền nhưng những xe ôm công nghệ như anh Tuyến xác định đây chỉ là việc thời vụ vì chủ yếu làm được trong dịp cận Tết.
Hơn nữa, việc vận chuyển này cũng vất vả, phải cẩn thận từng li từng tí để tránh bị xước xát, gãy cây trong quá trình vận chuyển. Bản thân anh Tuyến đã chứng kiến những người đồng nghiệp khi di chuyển trên đường chẳng may làm gãy, hỏng cây của khách và phải đền tiền gấp đôi. Những lúc như vậy, coi như mất trắng công sức lao động của cả ngày trời.
Nhiều tài xế xe công nghệ chuyển sang vận chuyển cây cảnh dịp Tết để kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực vận tải công nghệ, ông Lê Xuân Bình, Chủ tịch Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội, cho biết, đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực vận tải công nghệ nói chung và xe ôm công nghệ nói riêng về bản chất là đang hoạt động trong khu vực lao động phi chính thức. Đa phần họ cũng thường hoạt động cho các nhà cung cấp: Uber, Grab, Bee, Gojek…
Với mối quan hệ đối tác, không phù hợp thì không hợp tác, dừng hoặc chuyển qua đơn vị khác phù hợp nên tài xế sẽ không bị ép buộc, không bị ràng buộc. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động sẽ không có thưởng Tết hoặc các khoản tương tự.
Ở Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội, đội ngũ đoàn viên đã được tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội. Nhiều hoạt động triển khai thời gian gần đây như trao hỗ trợ cho đoàn viên gặp khó khăn, tuyên truyền xây dựng văn hóa giao thông, phối hợp triển khai hỗ trợ làm thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội… đã trực tiếp góp phần giúp đoàn viên Nghiệp đoàn gắn kết, thêm tin tưởng vào tổ chức Công đoàn.
Tuy nhiên, với những lao động là xe ôm công nghệ nói riêng và lái xe công nghệ nhưng chưa có tổ chức Công đoàn đại diện, bản thân họ cũng đang phải chịu nhiều thiệt thòi và rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49