--> -->

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

Chung tay phổ biến Luật Thủ đô

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản, đề nghị các cơ quan, đơn vị Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 6/12/2024 của Thành ủy Hà Nội về triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024, các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô đã ban hành (Nghị định số 169/2024/NĐCP và 17 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố triển khai thi hành Luật Thủ đô đã thông qua) bằng những hình thức phù hợp. Đồng thời, đề nghị các cơ quan đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn, xác định nội dung, hình thức phổ biến văn bản luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện...

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống
Luật Thủ đô được thi hành hiệu quả sẽ tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội. Ảnh: Phương Ngân

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố, nhằm xem xét, đánh giá đầy đủ toàn diện tình hình thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết. Qua đó đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Để triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) hiệu quả, trước hết mọi người cần phải hiểu biết về Luật, từ ý nghĩa, sự cần thiết, mục đích ban hành Luật, đến những cơ chế, chính sách cụ thể... Luật Thủ đô lại rất đặc thù, mỗi điều luật là một chính sách nhỏ, vì vậy khối lượng công việc cần truyền thông rất lớn.

Với quá trình xây dựng Luật Thủ đô 2024 rất kỳ công, trách nhiệm, lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong nhiều bài phát biểu chỉ đạo đều nhấn mạnh việc triển khai thi hành Luật một cách chất lượng, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị Thành phố, phải nỗ lực vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Bám sát kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Báo Lao động Thủ đô đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tuyên truyền “từ sớm, từ xa” trong suốt quá trình xây dựng Luật, cũng như sau khi Luật được thông qua, có hiệu lực, với nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Qua đó, góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô hiểu và đồng thuận, nỗ lực cùng nhau chung tay góp sức đưa Luật vào cuộc sống, để mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Hà Nội.

Với hàng trăm tin, bài, bằng nhiều loại hình báo chí phong phú, đăng tải trên cả báo in và báo điện tử, riêng báo điện tử có chuyên mục “Luật Thủ đô” với tập hợp nhiều loạt bài, bạn đọc Báo Lao động Thủ đô dễ dàng tìm hiểu được những nội dung thiết yếu của Luật Thủ đô.

Các nội dung của Luật được Báo truyền tải theo từng nhóm vấn đề, lĩnh vực cụ thể dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc, góp phần tạo đồng thuận cao khi mỗi người dân đang sinh sống, lao động, học tập tại Thủ đô Hà Nội nhận thức được mình là chủ thể, có cả quyền và nghĩa vụ trong thi hành Luật Thủ đô, được trực tiếp hưởng thành quả từ Luật Thủ đô...

Phát huy sức mạnh truyền thông

Đặc biệt, phát huy thế mạnh trong tuyên truyền, giải đáp pháp luật trực tiếp và trực tuyến cho công nhân, viên chức, lao động trong nhiều năm qua, Báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”, với sự tham gia trực tiếp của 300 công nhân lao động, và thu hút hàng nghìn bạn đọc theo dõi trực tuyến.

Tham gia đối thoại, giải đáp cho người lao động với tư cách là chuyên gia pháp lý, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội Nguyễn Văn Hà đều đánh giá cao hoạt động tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho công nhân lao động của Báo, thể hiện phương châm của tổ chức Công đoàn luôn hướng về cơ sở, quan tâm, chăm lo nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động. Đây cũng là hoạt động luôn được người lao động mong muốn tham gia, để được hướng dẫn, giải đáp trực tiếp các vấn đề pháp lý cần tìm hiểu...

Luật Thủ đô 2024 đã thể chế hóa đầy đủ cơ chế mang tính đặc thù để Thủ đô bứt phá, thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định để đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Với cơ chế phân cấp, phân quyền rõ ràng, Luật đã trao trách nhiệm và trao nhiều quyền hơn để Hà Nội có thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến những điều kiện đặc thù đúng với tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” đã được Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo các cấp của Quốc hội, Chính phủ thường xuyên nhấn mạnh trong thời gian gần đây.

Luật cũng sẽ giúp Hà Nội tháo gỡ những hạn chế đang gặp phải trong suốt thời gian qua như huy động nguồn lực, đầu tư, quy hoạch, các chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, về an sinh xã hội. Đặc biệt, có giải pháp mạnh mẽ giúp Thành phố có thể khắc phục các bất cập hiện nay về kiến trúc cảnh quan, giao thông, ô nhiễm môi trường...

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Thủ đô năm 2024 không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn mang yếu tố văn hóa, tinh thần, thể hiện sự đặc biệt, đặc thù, khác biệt giữa Thủ đô với các địa phương khác. Với việc triển khai thi hành bài bản, khoa học, chắc chắn Luật Thủ đô sẽ tạo không gian mới để Hà Nội phát triển toàn diện, trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng tầm là Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Thủ đô năm 2024 không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn mang yếu tố văn hóa, tinh thần, thể hiện sự đặc biệt, đặc thù, khác biệt giữa Thủ đô với các địa phương khác. Với việc triển khai thi hành bài bản, khoa học, chắc chắn Luật Thủ đô sẽ tạo không gian mới để Hà Nội phát triển toàn diện, trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng tầm là Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động