--> -->

Nhọc nhằn cuộc sống nữ lao động di cư

Nhiều cô gái trẻ mong muốn di cư lập nghiệp để hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng thực tế họ lại phải đối mặt với những khó khăn, xa gia đình, công việc, đời sống vô cùng bấp bênh,... Ngoài ra, những nữ lao động nhập cư làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức tại Hà Nội khó tìm được việc làm bền vững tại những thành phố lớn do vướng nhiều rào cản. Đồng thời, họ ít có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề hay tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội.
nhoc nhan cuoc song nu lao dong di cu Tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ lao động di cư khởi nghiệp
nhoc nhan cuoc song nu lao dong di cu Tích cực chăm lo cho nữ lao động di cư

Thiếu cơ hội tiếp cận nghề nghiệp

Phụ nữ lao động di cư đang dần trở thành một lực lượng lao động lớn tại các đô thị ở Việt Nam. Dù đã có nhiều quy định được ban hành để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ nhưng trên thực tế đời sống của công nhân nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hình ảnh của những người phụ nữ di cư tại thành phố luôn gắn liền với những công việc giản dị như chính cuộc sống của họ dưới mái nhà quê hương.

nhoc nhan cuoc song nu lao dong di cu
Đẩy mạnh truyền thông về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho công nhân lao động nhập cư

Đại đa số nữ lao động di cư đang làm việc trong các khu vực kinh tế phi chính thức chưa được đào tạo kỹ năng nghề. Họ chỉ có được các kỹ năng nghề nghiệp qua tích lũy kinh nghiệm thực tế. Sự hạn chế về trình độ, nhận thức và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ di cư chủ yếu làm các công việc chân tay, thu nhập thấp và nhiều bấp bênh.

Những phụ nữ di cư trong độ tuổi trẻ hơn hoặc có trình độ văn hóa nhất định tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lại mang những nỗi lo khác khi có thể dễ dàng bị từ chối làm việc hoặc không được đảm bảo các điều kiện và nhu cầu làm việc cần thiết. Cùng với đó, họ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo tại nơi đến. Họ tự phải thuê nhà, tự trang trải cuộc sống và không nhận được nhiều sự hỗ trợ tại nơi đăng ký tạm trú.

Nói về những khó khăn của lao động nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện trưởng Viện Light) cho biết: “Những phụ nữ di cư họ khởi nghiệp vô cùng khó khăn bởi rất nhiều yếu tố trong đó có khó khăn về điều kiện, về văn hóa, kiến thức cũng như sự hiểu biết của họ.

Những khó khăn lớn hơn đến từ các rào cản, từ những công việc hàng ngày, rào cản từ cộng đồng, rào cản từ chính họ không tin có một ngày họ thực sự trở thành chủ. Do đó, tạo mô hình khởi nghiệp là cách trao cho những phụ nữ yếu thế này “cần câu”, vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

14 năm làm công nhân tại một khu công nghiệp thế nhưng cho đến giờ vợ chồng chị Phan Thị Thu Hà (Tuyên Quang) vẫn sống trong cảnh thuê nhà trọ, lương thấp và công việc vẫn bấp bênh, ngày qua ngày.

Theo chị Hà, năm 2004, sau một thời gian chật vật kiếm tìm công việc, chị xin vào làm công nhân trong một công ty tại khu công nghiệp Thăng Long với mức lương khiêm tốn. Ngày đó mọi thứ khó khăn nên chị phải chi tiêu cực kỳ tiết kiệm mới có thể sống tạm ổn. Một năm sau đó, chị lập gia đình thế nhưng cuộc sống với đồng lương công nhân của hai vợ chồng cũng chẳng đủ chi trả cho mọi sinh hoạt trong gia đình.

“Nhớ những lần con ốm, trong nhà chẳng còn đồng nào, tôi phải chạy vạy khắp nơi, vay từng đồng để có tiền lo cho con. Số tiền lương ít ỏi hàng tháng khiến vợ chồng tôi không dám thuê nhà trong khu chung cư mà phải thuê phòng trọ ngoài với giá 700.000 đồng/tháng. Mùa hè trời nóng như lửa đốt, chật chội nhưng vì thu nhập chẳng đủ tiêu nên vẫn đành chấp nhận”, chị Hà chia sẻ.

Tâm sự về cuộc sống công nhân, chị Phùng Thị Xuân (quê Quảng Xương - Thanh Hóa, công nhân lao động khu công nghiệp Thăng Long) chia sẻ: “Mặc dù, chế độ bảo hiểm được công ty đóng đầy đủ tuy nhiên với thu nhập 10 triệu đồng/tháng của cả hai vợ chồng, vợ chồng tôi vẫn không đủ chi trả cho cuộc sống nên phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Nhiều đêm ngủ nhớ con, có những lần gọi điện về, gặp con vừa nghe giọng nói của con nước mắt cứ thế trào ra. Đã bao lần muốn đón con lên sống cùng bố mẹ nhưng vì thu nhập của hai vợ chồng không đủ trang trải nên đành chấp nhận, chẳng biết cuộc sống của chúng tôi khi nào mới khá hơn được”.

Tạo cơ hội cho lao động nữ lập nghiệp

Với mục đích giúp lao động nữ di cư cùng tìm kiếm và phát triển các cơ hội ổn định nghề nghiệp cho bản thân. Hiện nay, nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ kinh doanh, khởi nghiệp đã được Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light) cùng các tổ chức như tổ chức Plan International, Câu lạc bộ Phụ nữ quốc tế (HIWC)… thực hiện.

Trong có mô hình xe đẩy kinh doanh bánh mỳ trong dự án 3Ms; mô hình khởi nghiệp thành công của nữ lao động di cư tại Đông Anh (thuộc dự án SAFE, được tài trợ bởi tổ chức Plan International từ năm 2016-2019); Mô hình New me với hai nhóm: Giúp việc nhà - thu gom phế liệu và bán hàng rong hay như mô hình Girl Escape tạo việc làm cho khoảng 40 phụ nữ có công việc mới như làm móng, bán nước, bán quần áo,…

Một trong những mô hình thành công của dự án là Hợp tác xã Ngày mới của lao động di cư trên địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội). Đây là mô hình có đông thành viên nhất, lên tới 15 chị em cùng tham gia. Những ngày đầu, mới theo cách “làm ăn bài bản”, nhiều chị không biết chữ nhờ con mình viết giúp ý tưởng kinh doanh.

Đến nay, các thành viên của hợp tác xã đã ai vào việc nấy, duy trì ổn định các hoạt động kinh doanh như bán hàng rong, bán thực phẩm tươi sống, giúp việc gia đình, xe đẩy, bốc vác, xe ôm,… Không chỉ làm chủ được việc kinh doanh của mình, các chị còn tự góp vốn để tạo quỹ tín dụng theo mô hình tự quản.

Câu chuyện bán hàng của bà Nguyễn Thị Bình, trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội là một trong những trường hợp điển hình hưởng lợi từ dự án “Chuỗi cửa hàng lưu động kết nối người lao động di cư khu vực Bắc Thăng Long, Hà Nội” (dự án 3Ms).

53 tuổi, người phụ nữ đáng lẽ sắp đến lúc an nhàn nhưng bà Bình, hàng ngày vẫn phải lam lũ mưu sinh hết sức vất vả. Gia đình 4 người của bà Bình ở Phú Thọ, thu nhập trông chờ vào mấy sào ruộng. Chồng bà bị bệnh tật đeo đẳng suốt bao năm nay. Bà Bình một mình vừa nuôi con, vừa lo kinh tế cho gia đình, tiền chạy chữa thuốc thang cho chồng. Nỗi đau dồn lên vai bà khi con trai đột ngột qua đời, bà đành để con gái ở lại chăm chồng, một mình rời quê xuống Hà Nội mưu sinh.

“Lớn tuổi, sức khỏe yếu, người ta chỉ cho tôi đi bán bánh mỳ. Tôi ngồi suốt từ sáng tới tối, thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng vẫn phải cố, vừa là thêm thu nhập, vừa làm mình bận rộn mà quên đi nỗi buồn”, bà Bình nhớ lại.

Giờ đây, bà Bình đã có một “cửa hàng di động” với một chiếc xe đẩy gồm đầy đủ dụng cụ phục vụ cho công việc bán bánh mỳ mỗi ngày. Với chiếc xe đẩy đó mang lại cho bà thu nhập ổn định hơn, giúp bà tự tin, yên tâm lo cho bản thân và gia đình.

Cùng chung sự thành công khi tham gia mô hình khởi nghiệp, mà ở đó những người phụ nữ di cư họ đã tự viết lên con đường của chính họ. Chị Nguyễn Thị Dung (quê Phú Thọ), thành viên trong mô hình khởi nghiệp thành công của nữ lao động di cư tại Đông Anh, thuộc dự án Safe chia sẻ: “Trước kia từ quê xuống Hà Nội, tôi làm công nhân, thời gian ngày làm 12 giờ khiến tôi không có điều kiện chăm sóc cho con. Sau đó, nhận được sự hỗ trợ của dự án, tới nay tôi đã có một cửa hàng cắt tóc, có được những thu nhập ổn định, trang trải cho cuộc sống của gia đình, đặc biệt tôi có thời gian chăm sóc con nhiều hơn”.

Nói về những khó khăn của lao động nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện trưởng Viện Light) cho biết: “Những phụ nữ di cư họ khởi nghiệp vô cùng khó khăn bởi rất nhiều yếu tố trong đó có khó khăn về điều kiện, về văn hóa, kiến thức cũng như sự hiểu biết của họ. Những khó khăn lớn hơn đến từ các rào cản, từ những công việc hàng ngày, rào cản từ cộng đồng, rào cản từ chính họ không tin có một ngày họ thực sự trở thành chủ. Do đó, tạo mô hình khởi nghiệp là cách trao cho những phụ nữ yếu thế này “cần câu”, vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp

Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết miễn và hỗ trợ học phí cho toàn bộ từ trẻ mầm non đến học sinh phổ thông và người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục công lập trên toàn quốc. Đây là tin vui đối với nhiều phụ huynh bởi sẽ góp phần giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đặc biệt là với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Từ 1/8 giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng mạnh

Từ ngày 1/8, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) sẽ chính thức áp dụng biểu giá vé mới đối với hai tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông) và tuyến 3.1 (Nhổn - ga Hà Nội). Đây là đợt điều chỉnh đầu tiên kể từ khi hai tuyến metro được đưa vào vận hành, với mức tăng mạnh từ 30% đến 40% đối với vé lượt và gấp 2,5 lần đối với vé tháng.
Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Hang Dơi Kho Mường, vẻ đẹp nguyên sơ giữa lòng Pù Luông

Ẩn mình giữa những dãy núi đá vôi kỳ vĩ của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), Hang Dơi là điểm đến mang đậm dấu ấn hoang sơ, bí ẩn, được ví như viên ngọc thô giữa đại ngàn miền Tây xứ Thanh. Nơi đây không chỉ cuốn hút bởi vẻ đẹp kiến tạo hàng trăm triệu năm mà còn là điểm kết nối văn hóa, sinh thái của cộng đồng người Thái sinh sống tại bản Kho Mường.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,52%, mức tăng kỷ lục trong 15 năm qua

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm nay tăng 7,52%, đạt mức cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2011 tới nay.
Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Trào lưu “xuyên không” trên Google Maps: Cảm xúc hoài niệm hay cái bẫy bảo mật?

Thời gian gần đây, trên TikTok và Facebook Việt Nam, người dùng rầm rộ chia sẻ các video “xuyên không”, sử dụng tính năng Street View trên Google Maps để nhìn lại quá khứ: ngôi nhà cũ thời thơ ấu, con hẻm xưa, hoặc khoảnh khắc bất ngờ bắt gặp hình ảnh người thân đã mất. Trào lưu nhanh chóng bùng nổ nhờ tính hoài niệm và khả năng chạm đến cảm xúc sâu thẳm nhất của con người.
Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Ngày 15/7 công bố đợt 2 danh mục các dự án được miễn GPXD tại TP.HCM

Sau 112 dự án vừa được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng (GPXD), theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM, vào ngày 15/7 tới, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục công bố đợt 2 các dự án và khu vực được miễn GPXD.
Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh

Giữ màu xanh, phố sạch cho Thủ đô văn hiến, văn minh

Không quá ồn ào, không phô trương khẩu hiệu, Hà Nội đang thay đổi từ những hành động nhỏ, từ từng góc phố, từng người dân. Môi trường Thủ đô, dù còn nhiều điều phải lo toan, đang dần xanh lên bởi sự chuyển mình lặng lẽ mà bền bỉ.

Tin khác

Người lao động mong sớm được tăng lương

Người lao động mong sớm được tăng lương

Biết tin Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất, bàn việc tăng lương, nhiều người lao động rất phẩn khởi và kỳ vọng lương tối thiểu sẽ được tăng càng sớm càng tốt để cuộc sống bớt phần khó khăn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định văn hóa là nền tảng phát triển, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, văn minh, khẳng định giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giữ chân và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xa hội 2024 chính thức có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động khi rút ngắn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động xuống tổi thiểu 15 năm đã có thể được hưởng lương hưu.
Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Hà Nội đang đối mặt với bài toán lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong bối cảnh này, việc đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ giúp bảo tồn không gian xanh đô thị mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Khu vực ven đô Hà Nội đang trở thành minh chứng rõ nét cho chiến lược này.
Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Nghị định số 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế đã quy định các nhóm đối tượng công chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Không chỉ là mái nhà che mưa nắng, những ngôi nhà mới ở những nơi ngoại thành xa còn chất chứa tình người, được xây nên từ những bàn tay sẻ chia, từ trái tim ấm áp của tình đồng chí, nghĩa đồng nghiệp. Ở nơi đó, từng viên gạch, từng bức tường không đơn thuần là hồ vữa, mà là hiện thân của sự quan tâm, của tinh thần tương thân tương ái mà tổ chức Công đoàn dành tặng người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn”.
Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày 30/6/2025, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động và sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Từ ngày 16/6, Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản biên chế.
Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc không chỉ là một mục tiêu lý tưởng của mỗi gia đình mà còn là nền tảng để mỗi thành viên có thể phát triển toàn diện, là nền móng của một xã hội phát triển. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì đều cần sự chung tay, nỗ lực của các thành viên trong gia đình.
Xem thêm
Phiên bản di động