-->

Tích cực chăm lo cho nữ lao động di cư

Thành phố Hà Nội hiện có hơn 31% người di cư chưa đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú. Điều này khiến người di cư, trong đó có nữ lao động (LĐ) di cư gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các trường công lập cho con cái học hành, vay vốn và tiếp cận dịch vụ xã hội; hòa nhập tại nơi sinh sống… 
tich cuc cham lo cho nu lao dong di cu Phát triển hợp tác xã: Góp phần hạn chế lao động di cư
tich cuc cham lo cho nu lao dong di cu ASEAN chung sức 10 năm dệt “áo bảo hộ” cho lao động di cư

Đó là vấn đề được đặt ra tại chương trình tổng kết dự án “Cải thiện điều kiện sống và góp phần nâng cao quyền năng của nữ LĐ di cư tại Hà Nội” diễn ra ngày 26/12.

tich cuc cham lo cho nu lao dong di cu
Điều kiện sống và làm việc của nữ LĐ di cư còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh DA

Nhiều người chung 1 cảnh ngộ

Chị Nguyễn Thị Thoa, quê Nam Định cho biết, chị di cư lên Hà Nội được 18 năm. Cuộc sống của nữ LĐ di cư là phải sống xa gia đình, ở thành phố không quen nên nhiều người tự ti, không quan hệ với ai, ai mướn gì cũng làm mặc cho các chủ hàng ép làm quá giờ, vượt quá sức LĐ nhưng vẫn phải gồng mình chịu đựng với mong muốn có tiền về trang trải cho gia đình.

Nhiều nữ LĐ di cư trước kia chưa được xã hội quan tâm dễ bị lừa tiền, lừa người; không được tiếp cận với dịch vụ xã hội thiết yếu nên khi xảy ra vướng mắc không biết nhờ ai, cũng không dám ra phường trình báo vì không hiểu về pháp luật. Nhiều chị em ốm đau bệnh tật không có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) nên không dám đi bệnh viện.Chính vì thế, không ít nữ LĐ di cư gặp phải vấn đề sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục dẫn đến ảnh hưởng tâm lý.

“Ban ngày phải làm việc vất vả nhưng tối đến nhiều nữ LĐ di cư lại phải ở trong khu nhà ổ chuột, ẩm ướt muỗi bọ, mùa hè chịu nóng bức ngột ngạt, mùa mưa thì ẩm ướt, quần áo luôn phải mặc trong tình trạng còn ẩm nên thường xuyên bị ốm”, chị Thoa buồn rầu nói.

Chị Trần Thị Mỳ, quê Nam Định lên Hà Nội được 12 năm, lúc mới lên không có chỗ ở, chỗ bán hàng phải chạy vạy xin người khác, chủ nhà thương tình cho thuê lại. Từ đấy công việc dần ổn định nhưng xa quê, suốt ngày quanh quẩn bên phản thịt ở chợ hoặc trong căn phòng trọ chật hẹp, chị Mỳ không quen biết, giao lưu với hàng xóm, khi có việc không biết phải chia sẻ với ai.

“Khoảng 2 tháng trước chồng tôi bị tai nạn xe máy khi tham gia giao thông, bác sĩ kiểm tra và kết luận bị đau phần mềm, gãy 6 chiếc răng rồi cho về nhà theo dõi thêm. Do không có thẻ BHYT nên qua 1 đêm gia đình đã phải nộp 6 triệu đồng. Khoảng 2 tháng sau, chồng tôi quay lại viện chụp X-Quang để trồng răng giả mới phát hiện bị gãy xương hàm. Khi đó, tôi đã sốc và lo lắng vì không biết phải làm thế nào”, chị Mỳ kể lại.

TS Trần Quốc Trị - Tổng thư ký Trung ương Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam cho biết, LĐ nông thôn ra thành phố thường tìm việc không cần đến trình độ học vấn, kinh nghiệm và ở quanh các khu chợ lớn, bến xe hay làm những công việc theo thời vụ với thu nhập thấp và không ổn định.

Nữ LĐ di cư thường nhận làm mọi việc từ giúp việc gia đình, dọn vệ sinh, bán hàng rong, thu gom phế liệu đến phụ hồ, xe ôm… những nghề đang có nhu cầu lớn tại các thành phố. Nhiều LĐ di cư chấp nhận điều kiện sinh hoạt ăn ở thiếu thốn trong những khu nhà tạm chật chội, nóng nực vào mùa hè và rét buốt về mùa đông để tiết kiệm, dành dụm tiền lo cho bản thân và gia đình.

Dự án ý nghĩa

Xuất phát từ những câu chuyện thực tế của các nữ LĐ di cư, dự án “Cải thiện điều kiện sống và góp phần nâng cao quyền năng của nữ LĐ di cư tại Hà Nội” do tổ chức Bánh mỳ Thế giới phối hợp với một số đơn vị tài trợ đã được triển khai từ năm 2016 tại 3 phường Phúc Xá (quận Ba Đình); Thịnh Liệt và Định Công (quận Hoàng Mai).

Bà Lê Thị Thủy - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ gia đình và Phát triển cộng đồng cho biết, với sự quan tâm vào cuộc của tất cả các tổ chức, các cấp, các ngành, sau 2 năm triển khai dự án đã hỗ trợ1 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương có điều kiện được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội.

Dự án đã bình chọn thành viên, xây dựng quy chế và thành lập 3 câu lạc bộ (CLB), tổ chức 54 cuộc sinh hoạt hàng tháng tại 3 phường với gần 1.400 lượt người tham dự. Tổ chức 2 đợt khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho thành viên và con em trong CLB với 66 người được thăm khám, hỗ trợ mua BHYT cho 64 thành viên.

Bên cạnh đó, thực hiện dự án còn cải thiện đáng kể thu nhập hàng tháng của nữ LĐ di cư, mức thu nhập dưới 3 triệu đồng giảm từ 46.5% xuống còn 3.8%; đặc biệt, thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên tăng từ 0.7% lên 3.8%. Về đăng ký tạm trú tại nơi sinh sống, có chuyển biến rõ nét từ 96.2% không đăng ký giảm còn 3.8%.

Đối với vấn đề tham gia BHYT và chăm sóc sức khỏe tăng từ 35.4% lên 92.4% người tham gia BHYT, một số trường hợp không thể tham gia BHYT tự nguyện do chủ nhà trọ không xác nhận đăng ký tạm trú, hoặc thiếu giấy tờ tùy thân.

“Nhờ có BHYT do dự án hỗ trợ mua mà gia đình tôi “thoát nghèo”, quá trình khám và điều trị lần thứ 2 của chồng tôi may mắn được BHYT chi trả 80% viện phí, nên gia đình chỉ phải nộp 25 triệu đồng”, chị Mỳ vui mừng nói.

Bà Lê Thị Thủy thông tin, thời gian tới dự ánsẽ kết nối các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thêm theo thời gian linh hoạt để giúp chị em cải thiện thu nhập như: Làm đồ thủ công tại nhà, giúp việc theo giờ. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ mua BHYT, chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống đối với LĐ nữ di cư nghèo và con cái họ. Hỗ trợ các thành viên tham gia các chương trình tín dụng, giúp chị em biết tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý và có vốn để mở rộng buôn bán, phát triển kinh tế…

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động