Người lao động thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được hỗ trợ đợt 2
Cận cảnh “Siêu thị 0 đồng” cho người lao động khó khăn vì dịch Covid-19 Động viên, hỗ trợ người lao động vượt qua dịch bệnh Người lao động được hưởng lợi thêm từ Nghị quyết 68 của Chính phủ |
Ngày 6/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra công văn số 2627 về việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ cần nghèo, hộ lao động nghèo và lao động tự do gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 đợt 2.
Thời gian chi hỗ trợ người lao động phải được hoàn tất trước ngày 10/8/2021.
Cũng theo công văn, chính sách hỗ trợ đợt hai này sẽ có 2 đối đượng và thực hiện theo nguyên tác không trùng lắp, không bỏ sót. Cụ thể:
Đối tượng thứ nhất: Tiếp tục hỗ trợ cho người lao động không có ký kết hợp đồng lao động (lao động tự do) theo quy định tại khoản 4 điều 2 Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND, gồm 6 nhóm sáu loại công việc sau: Bán hàng rong, buôn gánh bán bưng; Thu gom rác, phế liệu; Bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ; Bán lẻ vé số lưu động; Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe bao gồm cả bảo vệ; Làm công việc thuộc các ngành nghề, lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động tại phường Thạnh Lộc (Quận 12), quận Gò Vấp.
![]() |
Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ người lao động. |
Các cơ quan, ban ngành thành phố Hồ Chí Minh tích cực chăm lo cho người lao độngĐể nhận hỗ trợ, 6 nhóm người lao động tự do trên phải đáp ứng các điều kiện: Mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng; có đăng ký tạm trú, thường trú được cơ quan công an xác nhận.
Số lao động dự kiến hỗ trợ đợt 2 này là hơn 334.000 người. Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người, nhận một lần. Kinh phí dự kiến hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng lần 2 là hơn 500 tỉ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện được chi từ ngân sách thành phố.
Đối tượng thứ hai: Những hộ nghèo, cận nghèo, hộ lao động nghèo đang sống trong các khu vực nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo, khu vực bị phong tỏa,… gặp khó khăn do Covid-19.
Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/hộ. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 1 triệu đồng; kinh phí của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh 500.000 đồng (gồm tiền mặt 200.000 đồng và quà tặng giá trị 300.000 đồng).
Số lượng dự kiến của nhóm đối tượng này gồm: 90.000 hộ nghèo và cận nghèo; hộ lao động nghèo đang sống trong các khu vực nhà trọ, khu lưu trú công nhân,... hơn 175.000 hộ.
Kinh phí gồm khoảng 400 tỉ đồng được chi từ ngân sách thành phố và quỹ vận động xã hội hóa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

VinFast Limo Green khiến khách Việt mê mẩn tại sự kiện “Thu xăng - Đổi điện”

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể chủ quan

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?
Tin khác

Chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026
Đời sống 11/07/2025 15:11

Người lao động mong sớm được tăng lương
Đời sống 02/07/2025 17:32

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững
Đời sống 29/06/2025 20:09

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?
Đời sống 29/06/2025 17:29

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa
Đời sống 25/06/2025 12:26

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu
Đời sống 20/06/2025 06:41

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực
Đời sống 19/06/2025 18:54

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6
Đời sống 19/06/2025 18:27

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”
Đời sống 19/06/2025 10:50

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế
Đời sống 16/06/2025 12:18