--> -->

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới

Kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, với nhiều thuận lợi nổi bật nhờ sự thay đổi trong tư duy quản lý, chính sách hỗ trợ và bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước.
“Cú hích” thể chế cho kinh tế tư nhân bứt phá Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên” Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Ngày 4/5 vừa qua, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết số 68) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết này khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Môi trường kinh doanh cải thiện rõ rệt

Chia sẻ với báo chí, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (nay là Cục Thống kê), nhận định Nghị quyết 68 đã đưa ra 8 nhóm giải pháp đồng bộ, từ hoàn thiện thể chế đến triển khai các biện pháp cụ thể, huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc.

Nghị quyết khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất và cần được xem là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế.

Trong đó, vị chuyên gia đánh giá cao nhóm giải pháp liên quan đến cải cách, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, chính sách; đặc biệt là việc bảo đảm và bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của khu vực kinh tế tư nhân.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, đây là giải pháp then chốt, góp phần củng cố niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khi quyền sở hữu và tài sản hợp pháp được bảo vệ. Đồng thời, điều này sẽ tạo khí thế, khơi dậy động lực và phát huy trí tuệ của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nếu thực hiện hiệu quả, giải pháp này không chỉ tạo niềm tin và xung lực phát triển mà còn huy động được nội lực và chất xám từ khu vực kinh tế tư nhân.

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê phát biểu tại hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới”. (Ảnh: Việt Dũng)

Tiếp đó là vấn đề xử lý sai phạm, một nội dung mà doanh nghiệp rất quan tâm. Trong xử lý sai phạm, Nghị quyết 68 đã khẳng định, đối với các vụ việc liên quan đến dân sự, hành chính và kinh tế, sẽ ưu tiên sử dụng các biện pháp xử lý về hành chính, dân sự và kinh tế.

Nếu trong trường hợp quy định của pháp luật có thể hiểu theo hướng xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự cũng được thì Nghị quyết yêu cầu kiên quyết không xử lý hình sự. Còn trong trường hợp đã đến mức phải xử lý hình sự, thì vẫn ưu tiên sử dụng các biện pháp kinh tế để khắc phục hậu quả trước và lấy kết quả khắc phục đó làm cơ sở để giải quyết các bước tiếp theo, theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu doanh nghiệp đã tích cực khắc phục hậu quả.

TS Nguyễn Bích Lâm đánh giá, giải pháp này là căn cứ để tạo niềm tin, sự an tâm và không làm đình trệ sản xuất khi một người hay một nhóm người trong khu vực kinh tế tư nhân vi phạm.

Vị chuyên gia cũng nhắc đến nhóm giải pháp tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp nhận mọi nguồn vốn như đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là những khó khăn mà khu vực kinh tế tư nhân hầu như không tiếp cận được.

Theo đó, nhóm giải pháp này sẽ tháo gỡ khó khăn, tạo quyền bình đẳng trong hoạt động kinh tế của các khu vực kinh tế. Điều mà trước đây, nhiều chuyên gia đã từng nói chính sách đang xem doanh nghiệp nhà nước là “con đẻ”, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) là “con nuôi”, còn doanh nghiệp tư nhân là “con ghẻ”.

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới
Chuyên gia đánh giá, Nghị quyết 68 đưa ra loạt giải pháp đột phá, tạo niềm tin, xung lực cho kinh tế tư nhân.

Nhóm giải pháp thứ năm về tăng cường kết nối, theo ông Lâm cũng rất quan trọng khi bất cập hiện nay là thiếu sự kết nối chính trong khu vực kinh tế tư nhân và sự kết nối giữa khu vực này với khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI.

“Với thực trạng khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, cần phải có sự kết nối thì khu vực này mới có thể tham gia được chuỗi cung ứng trong nước và vươn ra toàn cầu. Trong đó, cần phải có doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt, liên kết các doanh nghiệp trong nước với nhau”, ông Lâm nhấn mạnh.

Chính sách và thể chế ngày càng minh bạch, bình đẳng

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, cho hay Nghị quyết 68 được người dân, doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân mong đợi lâu nay. Tất cả các giải pháp nghị quyết đưa ra đều rất đột phá, giúp khu vực tư nhân phát triển nhanh, an toàn, lành mạnh.

Theo ông Lực, Nhà nước đã thực sự kiến tạo để khối kinh tế tư nhân có khả năng phát triển tốt hơn. Trong đó, giải pháp thứ tám rất quan trọng, đó là doanh nghiệp tư nhân cần kinh doanh có đạo đức, thượng tôn pháp luật, tích cực đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước, chứ không phải trở thành rào cản, điểm nghẽn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế tư nhân và những thuận lợi khi bước vào kỷ nguyên mới
TS Cấn Văn Lực cho rằng Nghị quyết 68 đã bao trùm rõ ràng, vấn đề hiện nay cần triển khai thực hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết 68, TS Nguyễn Bích Lâm đề xuất, Chính phủ cần thành lập một ban chỉ đạo. Định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm ban chỉ đạo tổ chức họp kiểm điểm việc thực hiện các nội dung của Nghị quyết 68.

Còn TS Cấn Văn Lực cho rằng, Nghị quyết đã bao trùm rõ ràng, vấn đề hiện nay cần triển khai thực hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống.

“Chính phủ cũng cần chuẩn bị một số nghị định để hướng dẫn triển khai thực hiện. Chẳng hạn, nghị định cụ thể đối với hộ kinh doanh, đến vấn đề tiếp cận nguồn lực của khối doanh nghiệp tư nhân bao gồm đất đai, vốn, khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao. Một số điều sau này phải luật hóa, tiến tới cần có Luật về kinh tế tư nhân như tôi đã từng kiến nghị”, ông Lực nói.

Theo ông Lực, cần phải có chương trình nâng cao năng lực quản lý, điều tiết đối với cán bộ công chức, viên chức phục vụ khối doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng.

“Đặc biệt, cần tăng thêm trách nhiệm, giao KPI cho các địa phương, bộ ngành về phát triển doanh nghiệp; trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Nghị quyết số 68-NQ/TW không chỉ là một chiến lược phát triển kinh tế tư nhân mà còn là kim chỉ nam cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, sáng tạo và hội nhập quốc tế. Việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu và giải pháp trong Nghị quyết sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và thịnh vượng cho Việt Nam.

H.P (t/h)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm

Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD. Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới cũng tiếp tục tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế quan hàng hóa đối với các nước nhập vào Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (13/7): Giá dầu thế giới duy trì đà tăng

Hôm nay (13/7), giá dầu thế giới duy trì đà tăng, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp. Hợp đồng dầu Brent tăng khoảng 3%, trong khi dầu WTI cộng thêm hơn 2,2%. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.
Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Đẩy mạnh giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh

Trong nửa đầu năm 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Với những hoạt động chủ động, đa dạng và sâu sát, MTTQ Hà Nội không chỉ góp phần quan trọng vào sự minh bạch, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước mà còn là cầu nối vững chắc giữa chính quyền và nhân dân, lắng nghe và phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân Thủ đô.
Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Bài cuối: Sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Trong dòng chảy biến động của thế kỷ XXI, người Hà Nội bước vào kỷ nguyên mới không chỉ với hành trang truyền thống “thanh lịch, văn minh”, mà còn với tinh thần tiên phong, bản lĩnh và sáng tạo. Thích ứng với thời đại số, hội nhập quốc tế và đổi mới toàn diện, con người Hà Nội được kỳ vọng sẽ là hình mẫu hiện đại mà vẫn giữ vững bản sắc.
Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác

Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và giông; ngày nắng. Gió nhẹ.
U23 Việt Nam chốt danh sách dự giải U23 Đông Nam Á 2025: Quyết định khó khăn và tầm nhìn dài hạn

U23 Việt Nam chốt danh sách dự giải U23 Đông Nam Á 2025: Quyết định khó khăn và tầm nhìn dài hạn

Chiều 12/7, Huấn luyện viên trưởng đã chính thức công bố danh sách 23 cầu thủ U23 Việt Nam tham dự Giải U23 Đông Nam Á 2025. Đây là kết quả của quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng, dựa trên phong độ, khả năng thích ứng chiến thuật và sự cạnh tranh quyết liệt ở từng vị trí. Hai trận giao hữu với U23 Đài Bắc Trung Hoa là cơ sở quan trọng để rút gọn từ 35 xuống 28, và sau đó là danh sách cuối cùng.

Tin khác

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Khởi nghiệp kinh tế số: Hành trình tạo công bằng cho người khuyết tật

Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp Việt Nam (SYS Việt Nam), Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình đào tạo, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp kinh tế số dành cho người khuyết tật.
Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Cần ứng dụng các giải pháp số như ứng dụng AI để phân biệt hàng thật, hàng giả, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các ngành, địa phương trong xử lý hàng giả… Đó là thông tin được các đại diện cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra tại Hội nghị “Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại trong tình hình mới” vừa qua.
Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Luật Thương mại điện tử: Thúc đẩy xuất khẩu qua nền tảng số

Dự thảo Luật Thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ hướng đến việc tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sáng tạo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước và phát triển TMĐT bền vững; mà còn đặt nền móng pháp lý mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu số, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường toàn cầu.
Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Đổi mới quản trị - Nền tảng để doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình

Kỷ nguyên số đặt ra thách thức lớn với mọi mô hình quản trị truyền thống. Đổi mới quản trị không chỉ là thay đổi cách làm, mà là tái cấu trúc tư duy, công cụ và văn hóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh, vận hành hiệu quả và phát triển bền vững.
Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán mang lại công bằng cho các hộ kinh doanh

Từ năm 2026, thuế khoán - phương thức thu thuế đã áp dụng suốt nhiều thập kỷ với các hộ kinh doanh sẽ chính thức bị xóa bỏ, đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi bị nhắc nhở về báo cáo vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính liên quan đến việc Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu, Bộ Tài chính cho biết sẽ phối hợp Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát các nội dung để báo cáo lại Chính phủ.
Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Tín hiệu vui khi doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui

Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đã vượt số doanh nghiệp rút lui với tỷ lệ 1,2 lần trong tháng 6 vừa qua. Đây được xem là tín hiệu vui, phản ánh sự hồi phục rõ rệt của niềm tin kinh doanh.
Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Bộ Tài chính báo cáo chậm, không đủ nội dung trong vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình Bộ Tài chính chậm trễ, chưa rõ trách nhiệm trong quản lý đấu thầu.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động