Chùa Vũ Thạch: Nơi lưu giữ 5 sắc phong của các vua triều đại nhà Nguyễn
Chùa Vua - Đấu trường cờ tướng danh tiếng đất Thăng Long | |
Cầu Thê Húc – Chứa đựng nét đẹp văn hóa của người Hà Thành | |
Xem xét tu bổ, tôn tạo di tích chùa Xuyên Dương |
Chùa Vũ Thạch gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa và ông giáo làng Vũ Thạch là Nguyễn Huy Đức (1824 - 1898) nổi tiếng phẩm hạnh, đào tạo được nhiều môn sinh tài đức trên đất Thăng Long.
Kiến trúc chùa có mặt bằng hình chuôi vồ, tượng Phật đầy đủ theo hệ thống. Năm 1986, chùa cùng với cụm di tích của mình đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.
Chùa mở hội vào ngày 10/02 và 15/10 Âm lịch hàng năm. Trong ngày lễ hội bao giờ cũng có một đoàn khách của làng Xuân Đỗ (Hạ) đến cùng tham gia.
Chùa Vũ Thạch nằm trên phố Bà Triệu (Ảnh: H.D) |
Tục lễ dân thần của đền gồm có mâm xôi, gà trống. Sau lễ thì có các trò như tổ tôm, hát ca trù, hát văn, biểu diễn võ dân tộc.
Tương truyền, chùa này ở bên hồ tả Vọng từ lâu đời. Tả Vọng là một phần Hồ Hoàn Kiếm. Chùa đã được trùng tu nhiều lần.
Chùa Vũ Thạch tương truyền được khởi dựng từ đời nhà Lý, theo văn bia trùng tu chùa vào năm Tự Đức thứ 10, chùa còn có tên Quang Minh Tự.
Chùa chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu, thờ các sư tổ của chùa qua nhiều năm trụ trì đã viên tịch. Chùa thực ra có tên chữ Hán là Quang Minh tự
Đình, đền, chùa Vũ Thạch là di tích duy nhất của khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm may mắn thoát khỏi sự phá huỷ vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX khi thực dân Pháp phá bỏ phố cũ và cho xây nhiều công sở và phố Tây.
Cụm di tích đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần qua các năm: Tự Đức thứ 35 (1882), Thành Thái thứ 3 (1891) và Khải Định thứ 9 (1924).
Hiện còn bảo lưu được một hệ thống các di vật quý: hương án, khám thờ, sập thờ, câu đối, sắc phong, thần phả...
Đặc biệt, ở đình Vũ Thạch còn có tượng thần Khỏa Ba Sơn cùng 30 ngai thờ sơn son thiếp vàng, trong đó 5 ngai lớn được chạm trổ rất công phu.
Đình còn giữ được cả kiệu bát cống, bốn đôi lọ lộc bình men trắng vẽ lam có niên hiệu đời Thanh. Đồng thời, nơi đây hiện còn lưu giữ 5 sắc phong của các vua triều đại nhà Nguyễn.
Đó là một sắc phong của Vua Gia Long năm 1802, hai sắc phong của Vua Tự Đức năm 1852 và 1879, một sắc phong của Vua Đồng Khánh năm 1886, một sắc phong của Vua Thành Thái năm 1889.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17
Chuyện của những dòng sông
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 16:42
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 09:30
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06