-->

Quận Hoàn Kiếm thông tin tiến độ giải phóng mặt bằng tòa nhà “Hàm cá mập”

Thông tin về việc Quy hoạch khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và Khu vực không gian công cộng phía Đông hồ Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm cho biết, sẽ giải phóng mặt bằng (GPMB) tòa nhà “Hàm cá mập” trước 30/4/2025 và GPMB khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm trước 2/9/2025.
Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Đảng bộ Hà Nội - Tự hào truyền thống vẻ vang, vững bước tiên phong trong kỷ nguyên mới

Tổng diện tích dự kiến khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục khoảng 1,2ha, có phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp phố Hàng Gai và Cầu Gỗ; phía Nam giáp mép hồ Hoàn Kiếm và nhà Thủy Tạ; phía Đông giáp phố hồ Hoàn Kiếm; phía Tây giáp tòa nhà Hồng Vân - Long Vân.

Hiện trạng gồm: Quảng trường là hiện trạng đất giao thông; Tòa nhà Trung tâm thương mại - dịch vụ - ăn uống Hồ Gươm do Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đang quản lý, vận hành, được xây dựng từ năm 1991 - 1993 (Diện tích đất khoảng 390m2, diện tích sàn sử dụng khoảng 1.600m2).

Tổng diện tích dự kiến khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm khoảng 2,14 ha, có phạm vi ranh giới phía Tây giáp hồ Hoàn Kiếm và đường Đinh Tiên Hoàng; phía Bắc giáp khu dân cư hiện có; phía Đông giáp phố Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Trần Nguyên Hãn.

Hiện trạng có: Khoảng 54 chủ sử dụng nhà đất, trong đó bao gồm: 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị (Sở Văn hóa và Thể thao, Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Viện Văn học, Chi cục Dân số Hà Nội, Hội Người mù Hà Nội, Văn phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước, Khách sạn Điện lực, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty truyền tải điện số 1, Trụ sở Ban tiếp công dân Thành phố và 2 Hợp tác xã hiện là nhà chuyên dùng) và khoảng 42 hộ dân.

Quận Hoàn Kiếm thông tin tiến độ GPMB tòa nhà “Hàm cá mập”
Bảo tồn tôn tạo không gian mặt nước cây xanh, kết nối khu vực hồ Gươm với khu vực phố cổ, phố cũ.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận (A5), chức năng định hướng chung là đất phố cũ, trong đó đã định hướng chính về không gian: Bảo tồn hình ảnh đặc trưng của khu vực hồ Gươm; Cải thiện các cảnh quan xung quanh hồ Gươm, bảo tồn tôn tạo, quản lý bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa, xung quanh các công trình di tích có giá trị, trên các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hàng Khay,... và xung quanh các quảng trường công cộng như quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, quảng trường khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ...

Bảo tồn, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan các công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, cách mạng như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, Bưu điện Hà Nội, trung tâm thương mại Tràng Tiền, khu vực tượng đài Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh...

Di dời một số đơn vị và cơ quan để quy hoạch, cải tạo nâng cấp mở rộng trụ sở các cơ quan của Thành phố như: Thành ủy, UBND Thành phố, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố ...; Bổ sung các công trình phục vụ tiện ích công cộng phục vụ du lịch, văn hóa chất lượng cao. Cải thiện điều kiện về hạ tầng đô thị và môi trường cho khu vực. Bảo tồn tôn tạo không gian mặt nước cây xanh, kết nối khu vực hồ Gươm với khu vực phố cổ, phố cũ, khu Hoàng thành Thăng Long và sông Hồng. Phát triển thêm các vườn hoa, tiểu cảnh, lối đi bộ tại những không gian cải tạo xây dựng lại các công trình trong khu vực….

Khuyến khích thực hiện đề án di dời một số văn phòng, trụ sở cơ quan cấp Bộ, trụ sở cơ quan trực thuộc Chính phủ, các công ty, tổng công ty Nhà nước. Quỹ đất sau khi di dời sẽ khai thác để xây dựng: Trụ sở của các cơ quan đầu não về chính trị - hành chính của UBND Thành phố Hà Nội, hệ thống các công trình công cộng như công viên, công trình văn hóa, hoặc các tiện ích đô thị như bãi đỗ xe, bến tàu điện, quảng trường, trục đi bộ... Khuyến khích cải tạo các khu nhà ở cũ, tạm, không có giá trị nằm bên trong lõi các khu phố; chuyển đổi xây dựng các công trình văn hóa, dịch vụ và phục vụ cho tái định cư.

Cho phép có điều kiện: Chuyển đổi chức năng sử dụng đất ở sang đất dịch vụ, phải đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng như: bãi đỗ xe, quảng trường xung quanh...

Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, theo Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (khu vực hồ Gươm và phụ cận), tỷ lệ 1/2.000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 19/3/2021, cũng được định hướng: Là không gian giao thoa văn hóa Đông - Tây, văn hóa Việt - Văn hóa quốc tế, gắn kết và chuyển tiếp không gian phố Cổ - phố cũ; Khu vực cốt yếu của quy hoạch là hồ Gươm với cụm di tích đền Ngọc Sơn - Tháp Bút và vườn hoa xung quanh hồ; tạo lập cảnh quan thống nhất, hợp nhất, hình thành không gian lý tưởng cho người đi bộ; Tổ chức không gian đi bộ khu vực đường Đinh Tiên Hoàng...; trong các khu vực cảnh quan điểm nhấn có Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, khu vực hồ Gươm; trục Đinh Tiên Hoàng đến vườn hoa đền Bà Kiệu, từ hồ tới khu phố Cổ, từ Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục ra hồ được xác định nằm trong hướng điểm nhìn quan trọng; Duy trì các hoạt động văn hóa, lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tại các không gian mở; phát huy giá trị hệ thống di tích trên cơ sở gắn kết với các khu đi bộ, tham quan, du lịch.

Đến nay, tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 cũng xác định: Nghiên cứu bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang và sắp xếp, tổ chức không gian khu vực hồ Gươm theo hướng có nhiều không gian công cộng; Trụ sở Thành ủy, UBND, HĐND Thành phố tại khu vực xung quanh Hồ Gươm.

Về quy hoạch đường sắt đô thị: Dọc theo phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Tây xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) đi ngầm. Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã được UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 với các thông số: Chiều dài tuyến khoảng 11,5km (đi trên cao khoảng 2,6km, đi ngầm khoảng 8,9 km). Trên tuyến có 10 nhà ga với 3 ga trên cao và 7 ga ngầm (Trong đó có ga C9).

Đối với ga C9: Theo phương án đã được Thường trực Chính phủ thống nhất tại Thông báo số 328/TB-VPCP ngày 14/10/2022, ga C9 xây dựng ngầm dưới đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước các khu đất của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, UBND thành phố Hà Nội. Ngày 16/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1578/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Từ sau khi UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thực hiện Đề án tuyến phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục nói riêng và các không gian mở xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm nói chung (khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực Đền Ngọc Sơn, Đền Bà Kiệu…), đã tạo ra không gian công cộng, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi cho nhân dân Thủ đô vào các ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn, kỷ niệm trọng đại của Thủ đô Hà Nội.

Có thể nói Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục và các không gian công cộng xung quanh hồ không chỉ là một địa điểm văn hóa, lịch sử mà còn là nơi giao lưu, gắn kết cộng đồng, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Do đó, việc nghiên cứu và xây dựng 2 khu vực quảng trường, không gian công cộng nêu trên sẽ góp phần nâng cao giá trị lịch sử vốn có về văn hóa, lịch sử, kết nối 2 khu vực rất quan trọng: Khu di tích Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm (phía Nam) với khu vực di tích Quốc gia khu phố Cổ (phía Bắc); góp phần cụ thể hóa định hướng của các quy hoạch được duyệt.

Riêng khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm được nghiên cứu, thực hiện theo mô hình TOD trong việc triển khai tuyến đường sắt đô thị ngầm (tuyến số 2 - đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) gắn với nhà ga ngầm C9 tại phía Tây khu đất (bao gồm các hệ thống lối lên xuống nhà ga tại khu vực này), góp phần tăng cường hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian công cộng, phục vụ cộng đồng nhân dân Thủ đô, phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và định hướng tại đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/12/2024.

Về triển khai dự án và tiến độ GPMB, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, sẽ GPMB tòa nhà “Hàm cá mập” trước 30/4/2025 và GPMB khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm trước 2/9/2025.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Aston Villa khuất phục Fulham, tiếp tục nuôi mộng Champions League

Aston Villa khuất phục Fulham, tiếp tục nuôi mộng Champions League

Trong bối cảnh cuộc đua giành vé dự Champions League ngày càng căng thẳng, Aston Villa đã có chiến thắng đầy bản lĩnh trước Fulham với tỷ số 1-0 ở vòng 35 Premier League. Pha lập công duy nhất của Youri Tielemans giúp thầy trò HLV Unai Emery tạm thời vươn lên vị trí thứ 7 và thổi lửa vào top đầu bảng xếp hạng.
Geovane rực sáng, Hà Tĩnh thắng thuyết phục Bình Dương để giữ vững top 4

Geovane rực sáng, Hà Tĩnh thắng thuyết phục Bình Dương để giữ vững top 4

Trận đấu giữa Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và Becamex Bình Dương ở vòng 21 V.League 2024/25 đã mang đến cho người hâm mộ bữa tiệc bóng đá mãn nhãn với đầy đủ cảm xúc: bàn thắng sớm, thẻ đỏ, VAR can thiệp và những khoảnh khắc nghẹt thở đến phút chót. Đội chủ nhà giành chiến thắng 3-1, qua đó tiếp tục giữ vững vị trí trong top 4.
Thắp 3.500 ngọn nến tri ân tại nghĩa trang Hàng Dương huyện Côn Đảo

Thắp 3.500 ngọn nến tri ân tại nghĩa trang Hàng Dương huyện Côn Đảo

Đã có 3.500 ngọn nến được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thắp lên tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Côn Đảo.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm lo cho người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm lo cho người lao động

Trong những tháng đầu năm 2025, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp trong chỉ đạo hoạt động, tổ chức các phong trào thi đua, làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tại đơn vị. Qua đó, khẳng định là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho đoàn viên, người lao động.
Sơn Tây: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng văn hóa

Sơn Tây: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong xây dựng văn hóa

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 30/4 - 1/5, hàng triệu người dân từ khắp các tỉnh thành lại đồng loạt trở về Thủ đô để bắt nhịp với công việc và cuộc sống thường nhật. Trước dự báo về lưu lượng phương tiện tăng đột biến vào những ngày cuối kỳ nghỉ, đặc biệt là chiều và tối 3/5, sáng 4/5 (do người dân có xu hướng trở lại sớm để tránh tắc đường), Công an thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trở về Thủ đô an toàn và thông suốt.
Đề xuất kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ hưu sớm

Đề xuất kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ hưu sớm

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2025 nhằm hướng dẫn việc xác định, lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.

Tin khác

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

Nhằm tôn vinh tinh thần dân tộc và những giá trị lịch sử qua góc nhìn nghệ thuật, văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch quy mô, phong phú nhằm thu hút du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.
Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Trong ngày 30/4, hàng nghìn người đã đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm đặc biệt 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử

Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử

Tháng Tư về, cả nước lại lắng lòng trong không khí thiêng liêng của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Năm nay, các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam được chuẩn bị long trọng, trang nghiêm đem đến những niềm xúc động và tự hào trong mỗi người dân Việt Nam. Niềm tự hào đó đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa, nhắc nhở mỗi người dân về giá trị vô giá của độc lập, tự do và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội Nguyễn Anh Quân, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu vừa mang tính kỹ thuật - pháp lý phức tạp, vừa mang tính xã hội sâu sắc và cũng là “nút thắt” cần tháo gỡ để triển khai các dự án trọng điểm. Từ đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ, liên ngành và liên cấp để đảm bảo tiến độ và chăm lo tốt đời sống nhân dân.
Hà Nội: Điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 39 dự án với tổng diện tích đất 72,60ha

Hà Nội: Điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 39 dự án với tổng diện tích đất 72,60ha

Chiều 29/4, tiếp tục kỳ họp thứ 22, với đa số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025; danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhất trí đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, đường kết nối cầu Tứ Liên

Nhất trí đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, đường kết nối cầu Tứ Liên

Sáng 29/4, với 85/85 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua các Nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu và xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ (nút giao thông đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa) đến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Sáng 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 1, Điều 33 của Luật Thủ đô) và quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Xem thêm
Phiên bản di động