--> -->

78 tuổi vẫn gieo chữ cho đời

Ở cái tuổi gần đất xa trời, nhưng hàng ngày bà Tạ Thi Ngọc Thanh (Tổ dân phố số 2, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) vẫn say mê tham gia công tác khuyến học,  từ  thiện của địa phương và dành dụm tiền để đỡ đầu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc.
78 tuoi van gieo chu cho doi Những “bảo mẫu” gieo chữ ở Trường Sa
78 tuoi van gieo chu cho doi Cảm phục lòng yêu nghề của một cô giáo khiếm thị
78 tuoi van gieo chu cho doi Gieo chữ nơi lưng chừng trời

Bà Thanh tâm sự: “Là người gốc Hà Nội. Năm 2 tuổi rưỡi tôi mồ côi mẹ, 11 tuổi lại mồ côi cha. Mặc dù được người thân coi sóc nhưng nhiều việc tôi vẫn phải tự mình bươn trải. Không có một gia đình trọn vẹn, tôi luôn tự nhủ mình phải phấn đấu học tập thật tốt. Sau khi tốt nghiệp bằng xuất sắc ngành Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm Gersen Leningrat (Liên xô cũ) và về nước vào năm 1974, tôi công tác tại ban Tâm lý, Viện Khoa học giáo dục rồi được bổ nhiệm làm Phó ban Nghiên cứu cải cách mầm non.

78 tuoi van gieo chu cho doi
Bà Tạ Thị Ngọc Thanh.

Năm 1987, tổ chức SOS quốc tế và UBND TP Hà Nội thành lập dự án xây dựng Làng trẻ em SOS. Như một cơ duyên, tôi được phân công về làm Giám đốc đầu tiên. Những năm tháng làm việc tại đây giúp tôi thấu hiểu và cảm thông hơn với những đứa trẻ thiếu thốn điểm tựa, không được học hành nên bằng mọi giá tôi muốn góp sức mình cho công tác khuyến học. Tôi thường dành dụm tiền lương tặng một số học sinh để các em có kinh phí học nghề, trang trải cuộc sống.”

Năm 1997, bà Thanh về hưu. Từ đó đến nay bà đảm nhiệm nhiều công tác tại địa phương và đặc biệt tâm huyết với công việc từ thiện. 20 năm trôi qua, bà không còn nhớ chính xác đã đỡ đầu cho bao nhiêu em. Có những em được bà cưu mang từ khi học mẫu giáo cho đến khi trưởng thành, tự nuôi sống được bản thân.

Qua các kênh báo đài, bà biết được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Ở đâu thấy cần và trong khả năng của mình là bà sẽ tìm cách hỗ trợ. “Nói về bà Thanh thì cả phường ai cũng biết. Bà già rồi nhưng vẫn nhiệt tình hoạt động lắm, đạp xe đi khắp nơi. Bà giúp đỡ, ủng hộ các cháu nghèo ở cả Thái Nguyên và ở đây, hàng năm phải mấy chục triệu.”– Bà Trần Bích Hải - Ủy viên Ban thường trực Hội Khuyến học phường Dịch Vọng Hậu chia sẻ.

Hiện nay bà đang nhận đỡ đầu cho 15 trẻ em nghèo ở các tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An,... với số tiền 1.2 triệu/em/năm. Khi đọc báo vô tình biết được hoàn cảnh của ảnh Nguyễn Quốc Huy – nguyên Chính trị viên tàu CBS 2016 có 2 con đang tuổi ăn tuổi học, bố mẹ già yếu, vợ lại bị ung thư bà đã liên hệ và gửi tặng ngay 2.4 triệu đồng cùng lời hứa sẽ hỗ trợ đến khi hai bé đủ 18 tuổi.

Tính nhân văn trong bà luôn tỏa sáng mọi lúc mọi nơi. Ở gia đình, bà sinh hoạt rất tiết kiệm. Phụ cấp lương Tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư Chi bộ, chế độ hội họp từ cấp phường, quận, thành phố và một phần lương hưu bà đều gom lại để làm từ thiện, ủng hộ những địa phương bị thiên tai.

Mỗi năm bà mua xe đạp, quần áo, sách vở tặng cho các em học sinh nghèo có thành tích học tập tốt trị giá hơn 20 triệu đồng. Noi gương bà, nhiều em nhỏ được bà giúp đỡ đã vượt lên số phận để học tập tốt, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng top đầu cả nước. Đặc biệt có 2 em vừa nhận được học bổng đi du học tại Anh và Tây Ban Nha. Bà bảo: “ Ông trời cho tôi khỏe ngày nào thì tôi làm đến ngày đấy, khi nào không còn sức nữa thì thôi.”.

78 năm tuổi đời, 50 năm tuổi Đảng, 35 năm làm Bí thư chi bộ, 20 năm làm công tác khuyến học, 17 năm liên tục làm Tổ trưởng tổ dân phố. Dù ở cương vị nào bà cũng toàn tâm toàn ý, làm hết sức mình. Chính vì thế đã hai lần bà đạt danh hiệu "Người tốt việc tốt" cấp thành phố; nhiều lần đạt danh hiệu "Người tốt việc tốt" cấp quận, được tặng thưởng kỷ niệm chương Chữ thập đỏ, Kỷ niệm chương khuyến học,…

Đặc biệt tháng 10/2016, bà vinh dự là 1 trong 9 cá nhân được nhận danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”. Đối với bà, sự tận tụy không phải vì bất cứ thứ gì. Bà tâm sự: “Tôi chỉ hi vọng những việc mà gần trọn cuộc đời tôi đã làm sẽ góp một phần nhỏ giúp đỡ trẻ em bất hạnh như tôi được đi học và được đổi đời như ngày hôm nay tôi có”.

Ngồi bên bà, nghe bà kể chuyện tôi chợt nhớ đến một câu hát trong bài “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” và tôi nhận ra cuộc sống này vẫn còn nhiều lắm những tấm lòng thiện nguyện cao cả, âm thầm làm việc tốt mà không hề mong một sự báo đáp. Sống để trọn nghĩa với đời.

PHẠM THẢO

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Jannik Sinner đánh bại Carlos Alcaraz, lần đầu đăng quang Wimbledon

Jannik Sinner đánh bại Carlos Alcaraz, lần đầu đăng quang Wimbledon

Trên sân trung tâm All England Club, Jannik Sinner đã vượt qua Carlos Alcaraz với tỷ số 4-6, 6-4, 6-4, 6-4 để lần đầu tiên đăng quang Wimbledon, đồng thời trở thành tay vợt nam người Ý đầu tiên trong lịch sử giành chức vô địch tại giải Grand Slam trên mặt sân cỏ danh giá bậc nhất thế giới.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Chelsea đè bẹp PSG 3-0, lên ngôi vô địch FIFA Club World Cup 2025

Chelsea đè bẹp PSG 3-0, lên ngôi vô địch FIFA Club World Cup 2025

Trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2025 diễn ra rạng sáng 14/7 (giờ Việt Nam) trên sân vận động MetLife, Chelsea đã có màn trình diễn thuyết phục để đánh bại Paris Saint-Germain (PSG) với tỷ số 3-0, qua đó lần thứ hai giành chức vô địch tại giải đấu danh giá nhất dành cho các câu lạc bộ vô địch các châu lục.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp sau sắp xếp bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp sau sắp xếp bộ máy

Thừa lệnh Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương mới đây đã ký Công văn số 4832 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
“Dịu dàng màu nắng” tập 30: Nghĩa sốc nặng khi chứng kiến Xuân và sếp Phong thân mật giữa đồi chè

“Dịu dàng màu nắng” tập 30: Nghĩa sốc nặng khi chứng kiến Xuân và sếp Phong thân mật giữa đồi chè

Tập 30 của bộ phim “Dịu dàng màu nắng” lên sóng tối 14/7 trên VTV1, mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả khi mối quan hệ tay ba giữa Xuân - Phong - Nghĩa bắt đầu rơi vào trạng thái căng thẳng, nhiều hiểu lầm và đau lòng.
Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng

Hôm nay (14/7), giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi nhu cầu tiêu thụ dầu mùa hè vẫn hỗ trợ giá. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 70,63 USD/thùng, tăng 2,51%, giá dầu WTI ở mốc 68,75 USD/thùng, tăng 2,82%.

Tin khác

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Giữa nhịp sống đô thị hóa của Hà Nội, tiếng bào gỗ, tiếng đục đẽo guốc mộc vẫn vang lên đều đặn trong góc nhỏ làng Yên Xá (xã Thanh Liệt). Nghệ nhân Trương Công Đức - người thợ cuối cùng vẫn ngày ngày níu giữ chút hồn xưa Hà Nội trên từng đôi guốc mộc giản dị.
Cô hiệu trưởng và hành trình “gieo những mầm xanh” hạnh phúc

Cô hiệu trưởng và hành trình “gieo những mầm xanh” hạnh phúc

Dưới sự dẫn dắt của cô Hoàng Tuyết Đông - Hiệu trưởng Trường Mầm non Vân Từ, một ngôi trường nhỏ nơi huyện ngoại thành Phú Xuyên (Hà Nội) đã vươn mình trở thành điểm sáng trong ngành giáo dục Thủ đô. Không chỉ là người truyền cảm hứng đổi mới giáo dục, cô còn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, lòng nhân hậu và sự tận tụy với nghề.
Nữ công nhân duy tu tận tụy

Nữ công nhân duy tu tận tụy

Giữa dòng xe cộ ngược xuôi trên cầu Thanh Trì - cây cầu huyết mạch nối đôi bờ sông Hồng, ít ai biết rằng, để mỗi nhịp cầu luôn vững chãi, an toàn, có những con người lặng thầm bám trụ nơi đây, ngày qua ngày. Họ gắn bó với từng con ốc, mối hàn như gắn với chính hơi thở của mình. Trong số đó, chị Đỗ Thị Hường, công nhân duy tu thuộc Xí nghiệp Quản lý cầu Thanh Trì (Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội) là một tấm gương sáng.
Vẹn nguyên ký ức một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Vẹn nguyên ký ức một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Cùng với các lực lượng chiến đấu chủ lực, những đội hình thanh niên xung phong (TNXP) huyện Thanh Trì, Hà Nội đã góp mặt tại các chiến dịch ác liệt, mở đường, bắc cầu, san lấp hố bom, nối dài mạch máu giao thông huyết mạch phục vụ chiến trường. Khi đất nước sạch bóng quân thù, họ trở về địa phương, tiếp tục sống chan hòa giữa cộng đồng, mang theo tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn” để vun đắp quê hương trong thời bình.
Người truyền lửa thầm lặng trong sự nghiệp “trồng người”

Người truyền lửa thầm lặng trong sự nghiệp “trồng người”

Dẫu không ồn ào, nổi bật, cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Tân (Phú Xuyên, Hà Nội), vẫn âm thầm gieo từng hạt mầm tri thức bằng tất cả đam mê, trách nhiệm và tình yêu nghề. Cô là tấm gương sáng trong sự nghiệp giáo dục mầm non, được đồng nghiệp kính trọng, phụ huynh tin yêu, học sinh quý mến.
Người lính xe tăng tận tâm trên “trận tuyến” đời thường

Người lính xe tăng tận tâm trên “trận tuyến” đời thường

Tháng Sáu, Hà Nội rực nắng. Gió đầu mùa hạ thổi qua những hàng xoan cũ trong thôn Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Trong căn nhà nhỏ giữa lòng quê, cựu chiến binh Ngô Sỹ Nguyên, người từng tham gia húc đổ cổng Dinh Độc Lập trên chiếc xe tăng 390 huyền thoại vẫn lặng lẽ kể lại câu chuyện đời mình. Không hào nhoáng, không cần phô trương, ông sống như một chiến sĩ chưa từng hạ súng, chỉ là đổi chiến trường.
Bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc gia đình của nữ kỹ thuật viên xét nghiệm

Bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc gia đình của nữ kỹ thuật viên xét nghiệm

20 năm gắn bó với nghề y, chị Đặng Hoàng Ngân - kỹ thuật viên xét nghiệm (Khoa Vi sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) không ngại khó ngại khổ, luôn nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát huy vai trò của người phụ nữ “giữ lửa” hạnh phúc gia đình.
Thầy giáo thắp lửa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Thầy giáo thắp lửa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong kỷ nguyên số

Thời gian qua, cùng với quá trình chuyển đổi số và cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục, vai trò của đội ngũ nhà giáo không còn dừng lại ở việc “truyền đạt kiến thức”, mà đã và đang phát triển thành vai trò của người dẫn dắt, truyền cảm hứng, tổ chức và kiến tạo tri thức cho học sinh. Ở Hà Nội, đã xuất hiện nhiều tấm gương giáo viên tiêu biểu, tiên phong đổi mới. Một trong số đó là thầy Cấn Văn Trường, giáo viên môn Toán Trường THCS Hữu Bằng, huyện Thạch Thất.
“Thủ lĩnh” Công đoàn luôn tận tâm vì người lao động

“Thủ lĩnh” Công đoàn luôn tận tâm vì người lao động

Luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và hành động vì lợi ích thiết thực của đoàn viên, người lao động cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là “kim chỉ nam” trong hoạt động công đoàn của chị Khuất Thị Lợi - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Xây dựng Năm Thức (Phúc Thọ, Hà Nội). Chính vì thế, hoạt động công đoàn của Công ty luôn được đông đảo người lao động hưởng ứng và người sử dụng lao động đồng tình, ủng hộ.
Lan tỏa hành động đẹp đến cộng đồng từ tấm lòng nhân ái

Lan tỏa hành động đẹp đến cộng đồng từ tấm lòng nhân ái

Là người hiến máu nhiều nhất trong 100 gương mặt tiêu biểu được tôn vinh năm 2025, chị Huỳnh Thị Mỹ An, 50 tuổi (Công ty Điện lực Thanh Trì - Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) đã trở thành biểu tượng nhân ái, truyền cảm hứng sâu sắc đến cộng đồng bằng nghĩa cử cao đẹp và tinh thần thiện nguyện bền bỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động