-->
Nhà báo Võ Thế Ái

Vượt lên số phận bằng bản lĩnh nghề báo

Nhiều người biết đến nhà báo Võ Thế Ái bởi ông từng là một phóng viên chiến trường và cũng là một trong những người đầu tiên được công nhận như là một phóng viên đầu tiên của Việt Nam Thông tấn xã (TTX). Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công với nghề, nhà báo Võ Thế Ái còn có một câu chuyện tình tuyệt đẹp và ý chí vượt lên số phận khắc nghiệt bằng tâm thế của người phóng viên chiến trường.
vuot len so phan bang ban linh nghe bao Cuộc hội tụ ấn tượng của nghề báo
vuot len so phan bang ban linh nghe bao Bảo vệ phụ nữ làm nghề báo

Những cánh thư không mỏi

Ở vào cái tuổi xưa nay hiếm (SN 1930), nhà báo Võ Thế Ái vẫn giữ được sự minh mẫn, sắc bén và nhanh nhẹn vốn có. Đặc biệt, khi chia sẻ về câu chuyện nghề, chuyện đời và chuyện tình giữa ông và người vợ của mình (nhà báo Nghiêm Thị Tú) chúng tôi cảm nhận được, thẳm sâu trong con người ông ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với nghề vẫn còn cháy bỏng và cũng trong sâu thẳm trái tim nhà báo Võ Thế Ái.

vuot len so phan bang ban linh nghe bao
Nhà báo Võ Thế Ái

Bên cạnh đó, bất cứ ai có dịp được trò chuyện với ông mới biết được tình yêu, tình cảm của ông dành cho vợ luôn rực cháy, (mặc dù bà đã về với thế giới bên kia và để lại ông một mình vào những ngày cuối đời này).

Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi ông kể, 15 chàng trai Võ Thế Ái tham gia cách mạng với nhiệm vụ là chiến sĩ liên lạc cho bộ đội Khu 5, đến năm 20 tuổi, ông được lựa chọn ra miền Bắc để chuẩn bị đi học tập ở nước ngoài. Thế nhưng, chiến thắng Biên giới (1950) đã giữ chân ông lại, vì thời điểm đó, cách mạng đang tập trung lực lượng chuẩn bị để chuyển sang thế phản công. Sau đó, Võ Thế Ái được điều về Nha thông tin, rồi chuyển sang công tác tại TTX và trở thành một trong những người đầu tiên của đội ngũ những người làm báo.

vuot len so phan bang ban linh nghe bao
Hai vợ chồng phóng viên chiến trường Võ Thế Ái và Nghiêm Thị Tú

Nói về mối lương duyên của mình với vợ, ông bảo, năm 1957, ông gặp và yêu cô gái Hà Thành tên là Nghiêm Thị Tú em ruột bà Nghiêm Thuý Băng (vợ cố nhạc sỹ Văn Cao) cùng làm việc tại TTX và kém ông 10 tuổi, một mối tình đẹp đi cùng năm tháng với bao nhiêu kỷ niệm.

Trong đó, kỷ niệm được ông trân trọng nhất đó chính là những bức thư Võ Thế Ái gửi cho người vợ thân yêu của mình, những lá thư sau này được ông xuất bản thành sách với tựa đề: Có một thời phóng viên như thế. Nhiều lá thư được ông đọc đi, đọc lại nhiều lần, thậm chí thuộc lòng cho đến tận bây giờ.

Câu chuyện về cuộc đời của nhà báo Võ Thế Ái qua lời kể của ông, ai cũng cảm nhận được những nỗi bất hạnh riêng tư. Qua câu chuyện ông kể, người nghe như thể được tiếp thêm sức mạnh, ý chí và bản lĩnh của một phóng viên chiến trường.

Câu chuyện của ông không một lời than thân, trách phận, hay giận hờn, mà ông luôn thể hiện một tấm lòng cao cả, yêu đời, yêu nghề đến tận cuối cuộc đời.

Năm 1959, sau khi kết hôn với bà Nghiêm Thị Tú được gần 2 năm và có với nhau một con trai (lúc đó được 8 tháng tuổi – PV), nhà báo Võ Thế Ái nhận nhiệm vụ vào công tác ở Phân xã Khu 5 thuộc TTX. Tuy nhiên, nghĩ đến người vợ trẻ và đứa con thơ ông không khỏi lo lắng.

Ông kể, rời khỏi tổ ẩm của gia đình, bước xuống cầu thang bỗng dưng tôi thấy nghèn nghẹn trong cổ, nghĩ đến vợ con mà nước mắt như muốn trực trào. Lúc đó một suy nghĩ thoáng vụt qua trong tôi, liệu mình có còn được gặp lại vợ và con trai nữa hay không? Nghĩ vậy, tôi vờ quên đi để quay lại ôm hôn con và nhìn vợ thêm lần nữa… “Khi đó tôi biết vợ mình nén tiếng khóc, để tôi có thể yên tâm lên đường làm nhiệm vụ”, nhà báo Võ Thế Ái nhớ lại.

Lúc ông đi, bà mới 19 tuổi, hai năm làm vợ nhưng số ngày ở gần chồng đếm được trên đầu ngón tay. Những năm tháng xa nhau ông bà chỉ có thể chia sẻ nỗi nhớ, niềm thương thông qua những cánh thư. Thế nhưng, TTX đã có một cách kéo gần khoảng cách giữa họ lại khi giao cho bà Tú đọc “Bản tin đọc chậm” trên Đài tiếng nói Việt Nam và hướng vào miền Nam.

Khi nghe được giọng nói quen thuộc của vợ, nhà báo Võ Thế Ái đã viết ngay một lá thư thể hiện tất cả sự nhớ thương, trăn trở gửi về cho vợ, trong thư ông viết: “Anh ra đi vì nhiệm vụ, nhưng cũng vì em và con. Trong khi một phần đất nước còn đau khổ thì hạnh phúc của chúng ta không thể trọn vẹn được.

Chắc em đồng ý với anh như thế và hết lòng khuyến khích anh theo đuổi cuộc chiến đấu cho tới ngày thắng lợi. Lúc đó, chúng ta sẽ có hạnh phúc thật sự...Mấy ngày nay nghe bản tin đọc chậm trên đài phát thanh, có một giọng giống như giọng em. Nếu đúng thế thì thật là tuyệt…”.

Như một định mệnh, cuối năm 1965, bà Nghiêm Thị Tú được TTX điều vào Phân xã khu 5, nơi ông Ái cũng đang công tác, bà Tú gửi con lại cho người thân rồi hăng hái lên đường. Sau 4 năm cùng chồng trải qua những ngày tháng ác liệt tại chiến trường, năm 1969, bà Tú nhận được lệnh trở ra Bắc tiếp tục công việc. Thời gian này, những cánh thư lại thay ông bà gửi niềm thương, nỗi nhớ và động viên nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn, vất vả.

Trọn tình thủy chung

Hai năm sau khi người vợ của mình trở ra Bắc, năm 1971, nhà báo Võ Thế Ái cũng được lệnh quay ra Hà Nội. Sau bao ngày xa cách, nhớ mong, những tưởng ông bà sẽ được sống và hưởng thụ trọn vẹn tình yêu, niềm hạnh phúc. Nhưng cuộc sống thật bất công, sóng gió lại tiếp tục đổ lên đầu vợ chồng nhà báo trẻ.

Khi đó, người con trai duy nhất của ông bà không may mắc phải căn bệnh viêm não Nhật Bản và để lại di chứng nặng nề. Mặc dù cố gắng chạy chữa khắp nơi, nhưng bệnh tình con trai ông không hề thuyên giảm, bất đắc dĩ ông bà đành gửi con vào bệnh viện thần kinh để chữa trị, một thời gian sau con trai ông mất…

Nhắc lại câu chuyện về gia đình, về người con trai tội nghiệp của mình, lần nào cũng vậy, nhà báo Võ Thế Ái đều không kìm được cảm xúc, ông bảo: “Sau khi con trai mất, vợ chồng tôi cũng không sinh thêm đứa con nào, bởi những năm tháng tham gia chiến trường, tôi nghĩ chắc chắn tôi và vợ đều bị nhiễm chất độc dioxin. Vì thế, chúng tôi không muốn sinh con ra, để rồi sau đó nhìn con bị phơi nhiễm mà mang tội với con và trở thành gánh nặng của xã hội…”.

Không còn người thân thích, năm 2012, hai ông bà quyết định rủ nhau vào Trung tâm bảo trợ xã hội 3 sống tiếp những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Lý giải về quyết định này ông Ái bảo, không phải ông bà không có nhà, hay cuộc sống khó khăn, vất vả, mà bởi quyết định vào Trung tâm để sống là do cả ông và bà đều muốn có thêm những người bạn già để chia sẻ và muốn có một không gian yên tĩnh để sống…

Vào Trung tâm ở được gần một năm thì bà Tú qua đời. Sau khi vợ mất, ông đã suy sụp rất nhiều, nhưng rồi ông nghĩ, mình cũng không sống được bao lâu nữa nên ông đã bán ngôi nhà của mình đi. Được bao nhiêu tiền ông dành làm từ thiện, rồi trả ơn nơi đã từng nuôi dưỡng người con trai đã mất của mình, để cảm ơn tấm lòng của họ, còn lại ông đóng cho Trung tâm xã hội 3 và tiếp tục ở lại…

Giờ đây, khi cuộc sống không còn người bạn đời bên cạnh, nhưng ngày ngày ông vẫn đều đặn tập thể dục trong khuôn viên, viết những bài báo cảm thấy cần phải viết, viết như thể ông muốn giải toả và kết nối với thế giới bên ngoài. Chia sẻ về cuộc sống tại Trung tâm, nhà báo Võ Thế Ái rất lạc quan cho biết, không có chỗ nào mình bằng lòng hoàn toàn, nhưng cũng không có nơi nào hoàn hảo cả. Ở đây, tôi có không gian riêng để sống, có những người bạn già để trò chuyện, sẻ chia.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động