Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Báo Lao động Thủ đô đạt giải Nhì cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa” Phác họa sinh động Thủ đô Anh hùng tiến vào kỷ nguyên vươn mình |
Góp phần vào “sứ mệnh” đồng hành với công nhân lao động
Tôi có cơ duyên về ngôi nhà Lao động Thủ đô từ tháng 5/2016. Khi ở đơn vị cũ là Báo Lao Động, tôi đang theo dõi mảng Lao động việc làm - Công đoàn, nên khi về Lao động Thủ đô, tiếp tục được giao theo dõi mảng hoạt động này, với tôi khá “thuận tay”.
Còn nhớ khi mới về Báo được 5 ngày, ngày 7/5/2016, tôi được Ban Biên tập “tung” đi tác nghiệp tại buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức có chủ đề "Bầu cử - ngày hội lớn toàn dân". Buổi đối thoại được tổ chức nhằm tuyên truyền về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt là công nhân lao động trong việc tham gia bầu cử, thiết thực hướng tới ngày hội lớn của non sông - bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
![]() |
Nhà báo Lan Ngọc (trái ảnh) giao lưu với các nhân chứng lịch sử trong chương trình tọa đàm “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”. |
Đó là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện, với công việc được giao là phỏng vấn cảm xúc của công nhân lao động tham dự. Chia sẻ với tôi, chị Đinh Thu Hà (công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết): Do việc đi học, đi làm khá bận mải, nên những lần bầu cử trước chị chưa hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong ngày hội lớn này. “Thường thì em chỉ biết đến điểm bầu cử để lựa chọn những đại biểu mà nói thật em không hiểu gì về họ nhiều lắm. Năm nay, khi nghe thông tin Báo Lao động Thủ đô tổ chức đối thoại - giao lưu về bầu cử, em đã đăng ký tham gia. Thông qua cuộc đối thoại lần này, em đã hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ, cũng như biết cách lựa chọn ai đủ đức, đủ tài để bầu vào Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ tới”, Hà chia sẻ.
Tâm sự của cô công nhân 26 tuổi, quê ở Tuyên Quang cho tôi cảm nhận bước đầu về hoạt động truyền thông rất thiết thực và ý nghĩa của Báo đang triển khai tới đoàn viên, công nhân lao động. Sau này, tôi được tiếp tục tham gia nhiều chương trình đối thoại, giao lưu trực tuyến do Báo tổ chức với các nội dung rất đa dạng, phong phú, về: Pháp luật lao động, điểm mới của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế… Từ những nội dung thiết thực, ý nghĩa trong truyền thông chính sách được Báo truyền tải, nhu cầu của Công đoàn các cấp tăng dần lên, theo đó tần suất các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến tăng đều qua các năm, đến những năm 2023, 2024 đã tăng lên 15-18 cuộc/năm.
Hạnh phúc khi được sẻ chia kiến thức
Với vốn kiến thức nhiều năm theo dõi chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động, công đoàn… tôi được lãnh đạo Báo tín nhiệm giao dẫn hàng chục chương trình các cuộc giao lưu trực tuyến. Trong vai trò là MC, tôi đã dẫn dắt, kết nối công nhân lao động với các chuyên gia là luật sư, giảng viên, cán bộ theo dõi, thực hiện chính sách… để chương trình đối thoại trong thời gian khoảng 2,5-3 giờ đồng hồ được liền mạch, thông suốt.
Trong hành trình thực hiện sứ mệnh đó, với trách nhiệm của một nhà báo - tôi và tập thể cán bộ, phóng viên Báo Lao động Thủ đô thực sự hạnh phúc khi được góp phần nhỏ bé của mình đồng hành, sẻ chia, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động để họ tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. |
Thực ra để chia sẻ trực tiếp, “ngay và luôn” về các chế độ, chính sách trước hội trường hàng trăm người tham dự không dễ, ngay kể cả với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Bởi kiến thức là vô hạn, những nội dung người lao động hỏi thì luôn rộng mở, nhiều nội dung mong muốn được giải đáp của người lao động nằm ngoài kịch bản và giới hạn chuyên đề của cuộc đối thoại. Tuy nhiên, với sứ mệnh đến để sẻ chia, giải đáp, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động, tôi luôn cố gắng “lái” người lao động bám sát chủ đề giao lưu về: An toàn vệ sinh lao động; điểm mới của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động; phòng tránh tín dụng đen…
Quá trình dẫn dắt, tôi luôn cố gắng bổ sung, gợi mở thêm những nội dung liên quan để công nhân lao động chủ động hỏi, chuyên gia chủ động trao đổi, mở rộng thêm kiến thức về lĩnh vực đang đề cập. Nhiệm vụ chính của tôi khi làm MC là “múa phụ họa”, không để thời gian “chết” quá lâu tại sự kiện, tư vấn thêm về chủ đề, nội dung thiết thực, đặt ra những tình huống trên thực tế để người lao động đặt câu hỏi với chuyên gia. Để làm được đều đó, trước mỗi buổi đối thoại, tôi đều phải dành thời gian để nghiên cứu, cập nhật thêm kiến thức về chủ đề giao lưu.
![]() |
Nhà báo Lan Ngọc kết nối công nhân với chuyên gia tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới của Bộ luật Lao động 2019” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức. |
Còn nhớ, tại các phần giao lưu giữa buổi đối thoại (có tặng quà công nhân lao động), tôi thường hỏi đi hỏi lại tại rất nhiều một nội dung đó là chính sách thai sản đối với nam giới. Nhưng trên thực tế, không nhiều lao động nam, thậm chí cả lao động nữ hiểu rõ về quyền lợi của lao động nam/chồng mình khi vợ sinh con. Hay một nội dung rất sát sườn đối với người lao động đó tiền lương làm thêm giờ vào các ngày nghỉ, ngày lễ, Tết; số ngày nghỉ phép năm…
Trong những trường hợp trên, dù người lao động trả lời đúng hay sai, tôi đều tư vấn, mở rộng thêm về chính sách trên thực tế; hoặc nhờ các chuyên gia trao đổi thêm các tình huống để người lao động hiểu sâu, nắm chắc về quyền lợi của mình.
Những năm gần đây, pháp luật về lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với luật pháp, công ước quốc tế và các bộ luật liên quan được chỉnh lý. Đó cũng là lý do Báo Lao động Thủ đô tăng cường phối hợp với các Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động các quận/huyện tổ chức các buổi giao lưu, đối thoại trực tiếp, truyền trực tuyến trên nền tảng của báo để truyền thông chính sách rộng rãi tới đông đảo người lao động.
Trong hành trình thực hiện sứ mệnh đó, với trách nhiệm của một nhà báo - tôi và tập thể cán bộ, phóng viên Báo Lao động Thủ đô thực sự hạnh phúc khi được góp phần nhỏ bé của mình đồng hành, sẻ chia, nâng cao kiến thức về pháp luật lao động cho người lao động để họ tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Rút ngắn ít nhất 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính thành lập cụm công nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô

Chăm sóc sức khỏe người lao động, tạo niềm tin với tổ chức Công đoàn

“Điểm mặt” các dự án bất động sản vi phạm quy hoạch xây dựng tại TP.HCM

Quan tâm, chăm lo đời sống cho nữ công nhân, viên chức, lao động

Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) phát động giải chạy trực tuyến LPBank Run4change 2025

Công đoàn quận Long Biên thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm
Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp
Sự kiện 01/04/2025 12:18

Hành trình khẳng định thương hiệu
Sự kiện 01/04/2025 06:25

32 năm chuyện của chúng tôi
Sự kiện 31/03/2025 22:05

Niềm vui mỗi lần nhận giải
Sự kiện 31/03/2025 19:54

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...
Sự kiện 31/03/2025 17:21

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
Sự kiện 31/03/2025 15:40

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Sự kiện 30/03/2025 21:57

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sự kiện 29/03/2025 15:56

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã
Sự kiện 29/03/2025 09:47

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo
Sự kiện 29/03/2025 09:18