-->

Tìm về cội nguồn gốm Kim Lan

Chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, nhưng gốm Kim Lan lại ít người biết tới. Thậm chí, trong thời gian dài, gốm Kim Lan phải dựa tiếng “người hàng xóm”. Sau nhiều năm tích cực gây dựng lại, đến nay làng gốm Kim Lan đã bắt đầu chuyển mình, đem tới sinh kế ổn định cho người dân địa phương.
tim ve coi nguon gom kim lan Người “giữ hồn” cho gốm Việt
tim ve coi nguon gom kim lan Chuyện về một trái tim yêu gốm...

Lịch sử từng bị quên lãng

Người làng nghề vẫn truyền nhau rằng, nghề gốm Kim Lan còn có trước cả gốm Bát Tràng và đã từng mang lại sự giàu có cho địa phương, tuy nhiên chưa có ai chứng thực điều này. Mãi đến tận năm 1996, nước sông Hồng dâng lên ngập làng, đất bãi lở, một số người dân phát hiện được chum đựng tiền cổ chôn ở bờ sông.

Tiếp đó đến năm 1999, bờ sông tiếp tục lở, người ta lại phát hiện thêm những vò, chum, hũ đựng tiền cổ và cả những mảnh bát vỡ, bát nung quá lửa, đĩa, lọ… Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã gửi văn bản và mẫu vật tới Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Viện Khảo cổ học để nhờ tra cứu lịch sử nghề gốm của Kim Lan.

Tháng 4/2000, Viện Khảo cổ học đã về nơi đây để tìm hiểu, khảo sát. Sau khi tiến hành khai quật khu bờ sông (thuộc xóm Đình, thôn 2), tiếp cận những cổ vật tìm được, các chuyên gia khảo cổ đã xác định gốm Kim Lan xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IX đến hết thế kỷ thứ XVII và hưng thịnh nhất là khoảng thế kỷ XIII-XIV. Đến thế kỷ thứ XVIII, nghề gốm Kim Lan bị mai một do khó tiêu thụ, nên người dân đành chuyển sang trồng dâu nuôi tằm để mưu sinh...

tim ve coi nguon gom kim lan
Các sản phẩm gốm được vẽ họa tiết trang trí bằng tay.

Tuy vẫn có một số gia đình làm nghề từ trước khi các cổ vật được biết tới, song quy mô nhỏ, sản lượng ít, mẫu mã đơn giản nên ít tiếng tăm. Sau khi kết quả nghiên cứu được công bố, nhiều cuộc họp của chính quyền với các bậc cao niên và dân làng đã diễn ra, với mong muốn gây dựng lại nghề tổ, lúc đó, gốm Kim Lan mới thực sự được hồi sinh. Từ năm 2002 - 2009 là khoảng thời gian phát triển khá hưng thịnh của gốm sứ Kim Lan. Các sản phẩm thời kỳ này được xuất khẩu sang thị trường chính là Hàn Quốc, ngoài ra còn có Mỹ và Nhật Bản.

Đồ gốm Kim Lan xưa giá trị là bởi được làm thủ công, với công thức chế tác đơn giản với nguyên liệu tự nhiên, gồm: Tro trấu, vôi bột, bột đá nghiền; hoặc tro trấu, vôi bột, đất trắng, trộn rồi lọc lấy nước hỗn hợp. Bình hoa, bát, đĩa, ấm chén… sau khi nặn vuốt xong sẽ được nhúng vào nước hỗn hợp ấy rồi đem nung, sẽ cho ra sản phẩm có nước men trắng bóng, độ bền cao; nếu muốn có men rạn, thì giảm lượng tro trấu…

Anh Đào Văn Thịnh ở xóm 7 Kim Lan cho biết, trước đây không có vốn, cả làng có tới hơn 300 lò gốm bằng than, ngày nắng nóng cả làng như một cái “lò bát quái”, khói bụi mù mịt. Sản phẩm bị hỏng khá nhiều, chi phí công sản xuất cũng tăng cao. Nhưng từ khi chuyển sang lò nung bằng gas, đời sống của nhân dân ở đây khá lên rất nhiều, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa bảo vệ môi trường.

Thành quả này có sự giúp đỡ tích cực của Đại sứ quán Đan Mạch. Năm 2013, thông qua khoản vốn tài trợ 6,5 triệu USD thuộc chương trình Hỗ trợ đầu tư xanh, Đại sứ quán Đan Mạch đã tạo điều kiện giúp cho 30 gia đình làm nghề ở Kim Lan chuyển từ lò hộp sang lò gas. Cụ thể, 50 % số vốn cho các hộ gia đình chuyển đổi sẽ được tài trợ.

Ngay sau khi đã hoàn thành công nghệ, mỗi hộ xây dựng đạt tiêu chuẩn 100% được nhận ngay số tiền từ 130 - 200 triệu. Giai đoạn từ năm 2014 - 2017, tại đây nở rộ một phong trào thi đua xây dựng lò mới, chuyển đổi công nghệ. Bà con ai nấy cũng đều rất phấn khởi, tích cực mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay hầu hết các hộ đều đã dùng lò gas thay cho lò đốt truyền thống.

tim ve coi nguon gom kim lan

Với 50 chuyến lò gas mỗi năm, đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng, gia đình anh Nguyễn Đắc Dũng, thôn 5 xã Kim Lan cho ra thị trường hàng vạn sản phẩm chậu và ang đất đỏ, tạo việc làm và thu nhập cao cho hàng chục lao động nông thôn. Tương tự, tại các hộ sản xuất khác, thu nhập từ việc kinh doanh gốm Kim Lan khá ổn định, tạo sinh kế cho nhiều lao động trong và ngoài khu vực.

Nếu Bát Tràng tập trung vào sản xuất đồ mỹ nghệ tinh xảo, thì sản phẩm gốm Kim Lan giai đoạn này lại không quá cầu kỳ, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như chậu hoa, tranh gốm và các đồ trang trí vật liệu xây dựng như con tiện, lan can cầu thang, xiên hoa cửa… Mỗi gia đình ở Kim Lan chọn cho mình một sản phẩm thế mạnh, nhà làm chậu cảnh thì chuyên chậu cảnh, nhà nào làm xiên hoa thì chuyên xiên hoa…

Gìn giữ nghề thủ công truyền thống

Giờ đây, có công nghệ hiện đại và các loại hóa chất, phụ gia hỗ trợ, người làm gốm Kim Lan không phải vất vả làm men thủ công nữa, nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất để bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm gốm. Tuy nhiên, một số xưởng vẫn giữ cách làm thủ công, không dùng máy móc hay các khuôn mẫu. Với những sản phẩm tâm huyết như vậy, giá thành lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng, tùy nguyên liệu, kỹ thuật và công chế tác.

Anh Phạm Văn Nguyên, một nghệ nhân ở thôn 2 (chủ cơ sở gốm Nguyên Hằng) là một trong số rất ít những người còn giữ gìn phương pháp vuốt nặn thủ công. Ở xưởng của anh phát triển cả 2 dòng sản phẩm, một mặt sản xuất các sản phẩm rót, đổ theo khuôn mẫu hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một mặt anh vẫn tự làm các sản phẩm thủ công để “cho thỏa đam mê với gốm”. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ bàn tay nghệ nhân tài hoa này đều mang một hình dáng độc đáo riêng có.

Tham quan khu vực xưởng sản xuất thủ công của anh Nguyên, rất dễ nhận ra những sản phẩm bị móp méo, bị nứt vỡ sau khi nung đã rất nhiều năm nhưng không bị bỏ đi mà để riêng một góc. Anh bảo, mình phải tốn nhiều công sức để làm ra, mặc dù nó bị hỏng nhưng bỏ đi thì tiếc quá. Với anh, nghề gốm mặc dù đã làm rất nhiều năm nhưng để kiểm soát rủi ro đối với hàng thủ công là rất khó. Khâu đầu tiên quyết định một sản phẩm có thành công hay không chính là khâu vuốt gốm, nếu vuốt không kỹ, độ dày mỏng không đều nhau, quá trình nung sẽ bị xé do độ co ngót không đều…

Không chỉ vuốt nặn, mỗi sản phẩm tùy theo lớn nhỏ, hoa văn đơn giản hay cầu kỳ cũng đều tốn không ít thời gian, công sức. Có những sản phẩm phải vẽ hàng tháng trời mới xong. Không giống như sản phẩm công nghiệp, hoa văn chỉ việc dán decal vào rồi đem nung. Ở các sản phẩm thủ công này lại khác, các họa tiết trang trí phải được vẽ bằng tay, có nét đậm, nét nhạt, nét thô, nét mảnh thì hình vẽ mới có chiều sâu, có hồn, sản phẩm mới có sức sống.

“Việc nung gốm vuốt thủ công cũng không giống với nung các sản phẩm công nghiệp do chất đất và do men trang trí. Đối với các sản phẩm vuốt nặn thủ công, nhiệt độ lò nung bao giờ cũng phải lớn, khoảng từ 1250 độ C trở lên, gọi là đốt khử. Sản phẩm công nghiệp dán decal thì chỉ được sử dụng nhiệt độ 700-800 độ C, khi nung xong cũng phải để vài ngày cho lò thật nguội rồi mới đưa sản phẩm ra ngoài, nếu không sẽ bị nứt”, anh Nguyên cho biết.

Anh còn tâm sự: Khó khăn là vậy, nhưng nếu chỉ sản xuất hàng công nghiệp thì Kim Lan sẽ không có bản sắc riêng, không có chỗ đứng trong làng gốm, sản phẩm truyền thống cũng vì thế mà mai một. “Trước đây, khi sản xuất đồ mỹ nghệ không ai dám gắn nhãn mác Kim Lan, vì sợ khó bán ra thị trường. Bởi nghĩ, nếu cứ thế này mãi thì sẽ không ai biết đến gốm sứ Kim Lan là gì, vậy nên tôi mạnh dạn gắn nhãn mác cho sản phẩm của mình”. Đến nay, “Gốm sứ Kim Lan” đã là thương hiệu chung cho các cơ sở sản xuất ở địa phương và được nhiều đại lý phân phối trong nước cũng như khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác tìm đến đây đặt hàng.

Từ việc đứng trước nguy cơ bị thất truyền, đến nay, Kim Lan đã khôi phục và thành công trong việc gìn giữ nghề tổ, không chỉ xuất hàng đi các tỉnh/thành trong cả nước mà đã có nhiều đơn hàng đi nước ngoài, thu về hàng chục tỷ đồng, đặc biệt dịp cận tết Nguyên Đán. Trong thời gian tới, bằng những nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, hy vọng gốm sứ Kim Lan sẽ ngày càng phát triển, ghi dấu nhiều hơn nữa vào thị trường, góp phần nâng cao giá trị một vùng nguồn cội của nghề gốm.

Cao tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động