-->

Khơi gợi tiềm năng làng cổ

Hà Nội hiện có nhiều làng cổ với kiến trúc độc đáo, truyền thống lịch sử và bề dày văn hóa. Tiêu biểu trong các làng cổ có thể kể đến như: Đường Lâm, Cự Đà, Bát Tràng… mỗi nơi lại có một sắc thái riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Tuy nhiên, dù làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô, nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết giá trị vốn có.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc sẽ diễn ra tại Làng cổ Đường Lâm Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo

Nhiều tiềm năng phát triển

Làng là đơn vị tụ cư truyền thống lâu đời ở nông thôn Việt Nam, đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng, hình thành nếp sống cộng đồng riêng có, tạo ra văn hóa làng, một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ở những làng cổ, còn một điểm trân quý là dù qua biến thiên của thời gian, mỗi làng dường như vẫn giữ được nét riêng không thể pha trộn. Chẳng hạn, ở làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây), cho đến thời điểm này, nơi đây vẫn toát lên sự chất phác của một làng nông nghiệp tiêu biểu đồng bằng Bắc Bộ. Nói cách khác, bên cạnh sự hấp dẫn ở hệ thống di tích dày đặc, có giá trị (các di tích nổi tiếng như đình Mông Phụ, chùa Mía, đình Cam Lâm, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh...) quanh Đường Lâm thì nơi đây còn giữ những nét kiến trúc Bắc Bộ với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, những chiếc cổng đá ong, những ngõ nhỏ lát gạch nghiêng.

Khơi gợi tiềm năng làng cổ
Những làng cổ được đánh giá là "mỏ vàng" hiện hữu, có nhiều tiềm năng phục vụ du lịch Thủ đô. Ảnh: Luyện Đinh

Cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa, các kiến trúc ở Đường Lâm còn cho thấy kinh nghiệm của người xưa về cách sử dụng vật liệu và phương thức xây dựng với sự tài tình trong cách sử dụng đá ong hay gạch đất không nung (bùn ao trộn trấu), tạo nên nét đặc trưng của hình ảnh ngõ xóm gần gũi, dung dị mà hữu tình. Trong không gian ấy là cuộc sống của những người dân Đường Lâm bao đời đều chung sống trong một cộng đồng làng xã với quan hệ dòng tộc, xóm giềng mật thiết, từ đó tạo nên những sắc thái riêng biệt vùng Kẻ Mía.

Tương tự, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) và Làng Cựu thuộc xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên) lại mang dấu ấn của làng quê Bắc Bộ pha trộn kiến trúc kiểu Pháp cổ kính. Ông Vũ Văn Bằng, cựu Trưởng ban Văn hóa xã Cự Khê, “pho sử sống” của xã Cự Đà chia sẻ, nơi đây là làng cổ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được đánh số nhà, có biển ghi tên ngõ, xóm như ở phố. Hầu hết nhà đều lợp mái ngói âm dương, sân gạch vuông Bát Tràng, chuối sau cau trước, chum tương bể nước... Trong nhà có hoành phi, cửa võng, câu đối khắc ghi những lời hay ý đẹp như nhắc nhở, truyền dạy của ông bà tổ tiên với con cháu.

Ngoài Cự Đà và Đường Lâm, quanh Hà Nội còn có thể kể đến các làng cổ khác như: Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm), làng Bát Tràng (Gia Lâm), làng Cổ Loa (Đông Anh), làng Cựu (Phú Xuyên), làng Yên Trường (Chương Mỹ)... mỗi nơi mỗi vẻ song đều có điểm chung là khi đặt chân đến làng, dù già hay trẻ ai nấy đều có thể tìm được cho riêng mình góc lắng đọng yên bình.

“Đánh thức” cách nào?

Trong nỗ lực bảo tồn những giá trị truyền thống của một ngôi làng cổ đang chuyển hóa trong sự phát triển tất yếu, đòi hỏi cần phải có cách ứng xử thích hợp. Không khó để nhận thấy, khi tốc độ đô thị hóa nhanh, làng cổ dường như cũng thu mình trong dòng chảy ồn ã. Chẳng nói đâu xa, dù cố gắng gìn giữ nhưng có những vẻ đẹp dù đã tồn tại cả trăm năm, song cũng thật mong manh trước sự nghiệt ngã của thời gian và bàn tay con người. Đã có nhiều vẻ đẹp mất đi trong tiếc nuối.

Làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì) là ví dụ. Nhịp đô thị trong vùng quá mạnh mẽ khiến nghề thủ công truyền thống cùng văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng của ngôi làng Việt cổ này gần như không còn. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình đã dần nhường chỗ cho những tòa nhà văn phòng khang trang, nghề dệt thao (làm dải lụa làm quai cho nón quai thao - PV) có từ thế kỷ XVI cũng không còn. Trong sự vồn vã của nhịp đô thị, thứ mà người vùng Đơ Thao xưa cũ giữ lại được duy nhất là điệu múa Bồng trứ danh.

Trong chuyến “phượt” quanh các làng cổ cùng Nhà văn Nguyễn Văn Học (hiện đang công tác tại Báo Nhân Dân), anh chia sẻ, hiện những giá trị của làng cổ ngoài được công nhận chính thống cấp Nhà nước giống làng cổ Đường Lâm, hay nhận sự quan tâm tìm hướng bảo tồn từ chính quyền địa phương như Bát Tràng, làng Cựu… thì hiện nhiều bạn trẻ cũng tìm đến các làng cổ.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, có bạn trẻ đã thổ lộ, “khoe” nhiều nét đẹp của làng cổ mà họ vô tình ghi lại được. Có người lại bàn nhiều về lối ứng xử đẹp và gần gũi của bà con. Dù cách thức thể hiện khác nhau, nhưng họ khẳng định một điều, muốn tìm chất mộc mạc, thân tình và gần gũi thì không nên bỏ qua những chuyến về làng. Nơi ấy, vẫn đang lưu giữ một phần quá khứ thấm đẫm những giá trị nhân văn, những trầm tích văn hóa đáng tự hào của dân tộc.

Để phát triển làng cổ không thể thiếu sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương và các ngành chức năng là “đòn bẩy” giúp các làng cổ khởi sắc. Điều này được thấy rõ ở Làng cổ Đường Lâm. Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) luôn tích cực vận động, tuyên truyền người dân, các tổ chức, đoàn thể tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, xã tập trung hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển du lịch, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Đặc biệt, để thúc đẩy đời sống kinh tế địa phương, xã Đường Lâm đã khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng các loại hình kinh tế nông thôn, như: Kinh tế cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã; hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ phát triển. Nhờ đó, xã Đường Lâm đã xây dựng được các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) là: “Cá trắm kho tộ” của hộ kinh doanh Bếp làng Đường Lâm; sản phẩm mỹ nghệ của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát; phát triển nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm như: Mô hình vườn hoa gia đình kết hợp du lịch trải nghiệm; mô hình kết hợp các dịch vụ ăn uống - du lịch trải nghiệm - chụp ảnh - homestay… Hiện thu nhập bình quân toàn xã đạt 68 triệu đồng/người/năm; 2.781/2.781 hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định (nhà kiên cố, bán kiên cố) và từ tháng 6/2024, xã Đường Lâm không còn hộ nghèo, chỉ còn 28 hộ cận nghèo.

Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo thông tin, làng cổ Đường Lâm còn là nơi lưu giữ, bảo tồn một kho tàng văn hóa, lịch sử quý báu, là vùng đất cổ “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra những vị anh hùng dân tộc, danh nhân, khoa bảng hiền tài, đóng góp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước, như: Vua Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Thám hoa Giang Văn Minh… Phát huy lợi thế của địa phương, xã Đường Lâm đã đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, góp phần mang lại nguồn thu cho địa phương và nhân dân. Qua thống kê, trong 9 tháng của năm 2024, xã đón hơn 14 vạn lượt khách tham quan tại làng cổ.

Rõ ràng, việc đánh thức tiềm năng các làng cổ là hết sức cần thiết. Những cách thức phát triển làng cổ như ở Đường Lâm hoàn toàn có thể nhân rộng ra các địa phương khác. Thông qua hoạt động thúc đẩy phát triển làng cổ, ngoài việc giúp bảo tồn giá trị văn hóa thì còn trực tiếp giúp nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động