--> -->

Tháng Công nhân và những ước mong của người lao động

Tháng Công nhân - tháng cao điểm để các cấp, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp quan tâm, chăm lo cho người lao động và đây cũng là dịp để người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, ước mong của mình về đời sống, việc làm, môi trường làm việc…
Chung tay chăm lo đời sống, việc làm, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động Tạo sự lan tỏa qua các hoạt động trong Tháng Công nhân Chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động trong Tháng Công nhân

Tốt nghiệp Trung học phổ thông, bỏ dở giấc mơ ngồi trên ghế giảng đường Đại học, chị Vũ Thị Hoa quyết định rời quê (Ân Thi, Hưng Yên) lên Hà Nội làm công nhân tại Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam (khu công nghiệp Thăng Long). Từ đó đến nay, đã hơn 13 năm trôi qua, lúc nào đôi vai nhỏ bé của chị cũng bị đè nặng bởi những nỗi lo toan về cơm, áo, gạo, tiền.

Tháng Công nhân và những ước mong của người lao động
Chị Vũ Thị Hoa cùng con trong căn phòng trọ chỉ khoảng 8m2 (Ảnh: Mai Quý)

Theo lời chị Hoa, mặc dù làm công nhân, thu nhập ổn định nhưng mức lương thấp, nhiều lúc không đủ để trang trải cuộc sống, nhất là khi đã có gia đình. Hiện vợ chồng chị cùng 3 con nhỏ đang thuê ở một khu nhà trọ cấp 4, lợp mái fibro xi măng. Diện tích phòng chỉ khoảng 8m2 nên vợ chồng chị quyết định thuê thêm phòng bên cạnh để có chỗ sinh hoạt.

Thêm phòng là thêm tiền, chưa kể chồng chị là lao động tự do, công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Đặc biệt, trong hơn 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 hoành hành, và rồi, từ đầu năm đến nay, giá cả các mặt hàng leo thang khiến cho cuộc sống của vợ chồng chị càng thêm khó khăn.

Chị Hoa nhẩm tính, tiền thuê phòng trọ, điện, nước, sinh hoạt gia đình, chi phí cho con đi học… tất tần tật cũng hơn chục triệu/tháng. Trong khi, mức lương hiện tại của chị chỉ dao động từ 8 - 9 triệu đồng/tháng, còn chồng chị, đi làm ngày nào, có lương ngày đấy, cũng chỉ khoảng 300.000 đồng/ngày. “Nhiều lúc, vợ chồng nhịn đói, hoặc chỉ ăn mì tôm cho qua bữa để tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt”, chị Hoa tâm sự.

Nói về ước mong của mình, chị Hoa bày tỏ: “Thực sự bây giờ tôi chỉ ước mong chồng mình có việc làm, thu nhập ổn định. Đồng lương công nhân được tăng lên để đảm bảo cuộc sống. Như bản thân tôi, mười mấy năm bán sức lao động mà không có tiền dư dả, tích lũy, đến giờ vẫn phải thuê trọ thì quả thực là rất vất vả”.

Tháng Công nhân và những ước mong của người lao động
Đa phần người lao động mong muốn có việc làm, thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống (Ảnh: Mai Quý)

Không chỉ ước mong việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống, nhiều người lao động cũng mong được doanh nghiệp, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để “an cư”, như thế họ sẽ ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho doanh nghiệp.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thái, công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam bày tỏ: “Đa phần công nhân lao động chúng tôi đều mong muốn được ở trong những khu nhà ở dành cho công nhân để được thụ hưởng các tiện ích và quyền lợi dành riêng cho công nhân lao động. Hoặc nếu có thể là được quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ mua nhà ở giá rẻ, trả góp trong thời gian dài. Như thế, chúng tôi sẽ có thêm động lực để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp”.

Là lao động có con nhỏ trong độ tuổi đi học mầm non, chị Thái cũng mong muốn các trường mầm non linh hoạt giờ trông trẻ phù hợp với giờ làm việc của công nhân. Bởi theo chị Thái, các trường mầm non thường chỉ trông giữ trẻ trong giờ hành chính, trong khi công nhân lao động thường xuyên tăng ca để có thêm thu nhập nên gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đón con. Về lâu dài, chị Thái mong muốn ở các khu công nghiệp có riêng trường học và có ưu đãi dành cho con công nhân lao động.

Ngoài những mong ước về đảm bảo đời sống, việc làm, thu nhập, nhiều công nhân lao động bày tỏ quan điểm trong quá trình lao động sản xuất phải luôn đặt an toàn lên hàng đầu, có như thế, người lao động mới đảm bảo sức khỏe để làm việc, chăm sóc gia đình. Vì vậy, họ mong muốn doanh nghiệp quan tâm đến việc đảm bảo môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.

Tháng Công nhân và những ước mong của người lao động
Anh Nguyễn Văn Thuy mong muốn doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn (Ảnh Mai Quý)

Anh Nguyễn Văn Thuy, công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH máy và thiết bị công nghiệp Lam Uy bày tỏ: “Môi trường làm việc là một trong những yếu tố quyết định năng suất lao động. Tôi mong muốn doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn để người lao động có điều kiện phát huy năng lực, sáng kiến sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất. Ngoài ra, người sử dụng lao động và Công đoàn cũng cần thường xuyên tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân, như thế sẽ góp phần hạn chế tối đa sự cố tai nạn lao động trong quá trình làm việc”.

Cạnh đó, anh Thuy cũng mong muốn doanh nghiệp quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời tạo điều kiện để người lao động tham gia các cuộc trao đổi kinh nghiệm, tham gia các hội thi tay nghề để có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao tay nghề…

Mỗi người lao động đều có những ước mong riêng nhưng tựu chung lại đó đều là những ước mong rất thiết thực, xuất phát từ chính nhu cầu trong cuộc sống và quá trình làm việc của người lao động. Và hơn hết, tất cả đều mong muốn các cấp, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp lắng nghe, thấu hiểu và có giải pháp, cơ chế, chính sách để hỗ trợ, giúp người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và Thủ đô, đất nước nói chung.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Nghệ An tổ chức kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh khoá XVIII

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 31 – kỳ họp giữa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều hành ngân sách, đầu tư công và công tác tổ chức bộ máy chính quyền
Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Công an Hà Nội thông tin chính thức vụ tai nạn liên hoàn ở Trần Đại Nghĩa

Sáng 9/7, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng đã xảy ra tại ngã tư Đại La - Trần Đại Nghĩa, Hà Nội. Một ô tô con va chạm với nhiều xe máy, xe máy điện, khiến 1 người tử vong, 9 người khác bị thương.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

Chiều 9/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ và kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn: Tăng tốc đào tạo chuyên sâu

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và nhiều lĩnh vực khác. Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành này, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực chất lượng cao, trong đó có 42.000 kỹ sư, 7.500 thạc sĩ, 500 nghiên cứu sinh và 5.000 chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI).
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát tuyến vận tải hành khách sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, từ ngày 1/7/2025, cả nước còn lại 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc thay đổi địa giới hành chính kéo theo điều chỉnh mã số tỉnh, mã bến xe và cơ cấu các tuyến vận tải hành khách cố định.
Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách

Chiều 9/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - nền tảng cho sự phát triển bền vững

Xác định văn hóa là nền tảng phát triển, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, văn minh, khẳng định giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, giữ chân và thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động.
Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ 1/7, mức hưởng lương hưu tính thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xa hội 2024 chính thức có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động khi rút ngắn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động xuống tổi thiểu 15 năm đã có thể được hưởng lương hưu.
Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững trong bối cảnh đô thị hóa

Hà Nội đang đối mặt với bài toán lớn khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Trong bối cảnh này, việc đầu tư phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững không chỉ giúp bảo tồn không gian xanh đô thị mà còn mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Khu vực ven đô Hà Nội đang trở thành minh chứng rõ nét cho chiến lược này.
Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Các nhóm công chức nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỷ lệ lương hưu

Nghị định số 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế đã quy định các nhóm đối tượng công chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Đưa giấc mơ an cư thành hiện thực

Không chỉ là mái nhà che mưa nắng, những ngôi nhà mới ở những nơi ngoại thành xa còn chất chứa tình người, được xây nên từ những bàn tay sẻ chia, từ trái tim ấm áp của tình đồng chí, nghĩa đồng nghiệp. Ở nơi đó, từng viên gạch, từng bức tường không đơn thuần là hồ vữa, mà là hiện thân của sự quan tâm, của tinh thần tương thân tương ái mà tổ chức Công đoàn dành tặng người lao động có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn”.
Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời trước ngày 30/6

Bộ Nội vụ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan của địa phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước tới đối tượng chính sách kịp thời, đầy đủ trước ngày 30/6/2025, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Lan tỏa phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo công nhân lao động và sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.
Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ một năm sẽ bị tinh giản biên chế

Từ ngày 16/6, Nghị định 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong năm trước liền kề hoặc năm xét tinh giản biên chế bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị tinh giản biên chế.
Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc: Nền tảng để mỗi thành viên phát triển toàn diện

Gia đình văn minh và hạnh phúc không chỉ là một mục tiêu lý tưởng của mỗi gia đình mà còn là nền tảng để mỗi thành viên có thể phát triển toàn diện, là nền móng của một xã hội phát triển. Nhưng để đạt được mục tiêu đó thì đều cần sự chung tay, nỗ lực của các thành viên trong gia đình.
Hà Nội: 11.000 người dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm

Hà Nội: 11.000 người dôi dư sau sắp xếp bộ máy sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm

Qua rà soát, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, số lượng cán bộ công chức, viên chức và không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp của Thành phố khoảng 11 nghìn người. Thành phố sẽ có chính sách hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho họ.
Xem thêm
Phiên bản di động