Tái hòa nhập việc làm cho lao động di cư về nước trong ASEAN
Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch Hỗ trợ lao động di cư, tự do: Cần nhanh chóng và linh hoạt Sẻ chia khó khăn với nữ lao động di cư, lao động tự do |
Hội thảo nhằm trình bày và trao đổi về dự thảo báo cáo Nghiên cứu Quốc gia của Việt Nam “Tái hòa nhập thị trường lao động cho lao động di cư trở về trong khu vực ASEAN” để hiểu rõ hơn những thách thức, cơ hội mà lao động di cư trở về gặp phải trong việc tái hòa nhập vào cộng đồng và nơi làm việc. Trên cơ sở đó, Hội thảo thảo luận về một số khuyến nghị chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ hơn nữa cho người lao động.
![]() |
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan khai mạc Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan đã điểm lại những chuyển biến tích cực của thị trường lao động trong nước nói chung, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cần được huy động và sử dụng có hiệu quả vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động về nước đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Theo báo cáo tại Hội thảo, thời gian qua, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng; thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt; thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gia tăng đáng kể. Nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Rumani...
![]() |
Chuyên gia trao đổi tại Hội thảo |
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm; trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động lao động đi làm việc ở nước ngoài; lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động. Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã mang lại những chuyển biến tích cực của thị trường lao động trong nước nói chung và với việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng.
Tại Hội thảo, qua những trao đổi của các bên liên quan đã cung cấp được cái nhìn tổng thể đầy đủ và sát thực, từ đó đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quay trở về một cách hiệu quả cũng như kết nối giữa thị trường lao động trong nước và khu vực.
Nhìn chung, di cư lao động quốc tế nói chung và di cư lao động trong ASEAN đã gia tăng trong những thập kỷ qua. Dù chững lại trong giai đoạn đại dịch Covid-19, thị trường lao động ngoài nước đã gần như phục hồi sau đại dịch với số người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua trở lại đạt mức trước đại dịch.
![]() |
Chuyên gia trao đổi tại hội thảo |
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm về ứng phó với khủng hoảng thu được trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong chính sách cũng như hướng tiếp cận để có thể bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng như tận dụng những thế mạnh mà lực lượng lao động có kinh nghiệm này có thể mang lại cho nền kinh tế.
Tại Hội thảo, bà Katherine Loh - Tư vấn quốc tế bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án tái hòa nhập việc làm cho lao động di cư. "Lao động di cư quay về cần được hỗ trợ an sinh. Những người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về đều nói rằng, những kinh nghiệm, kiến thức họ có được trong quá trình làm việc thật sự giá trị. Nếu được hỗ trợ, khi trở về nhóm lao động này sẽ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội qua những kinh nghiệm họ có được trong thời gian làm việc tại nước ngoài", bà Katherine Loh chia sẻ.
Dự kiến, Báo cáo quốc gia của Việt Nam sẽ được hoàn thiện trong Quý I năm 2023. Trong giai đoạn tiếp theo, Báo cáo của Việt Nam sẽ được sử dụng làm tiền đề để xây dựng phương pháp tiếp cận vấn đề với các quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm xây dựng báo cáo cấp khu vực về Tái hòa nhập cho lao động di cư trở về.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Công đoàn chủ động, sáng tạo chăm lo và đồng hành cùng người lao động

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng
Tin khác

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động
Việc làm 11/05/2025 22:51

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động
Việc làm 10/05/2025 16:28

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025
Việc làm 09/05/2025 18:04

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025
Việc làm 07/05/2025 14:16

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động
Việc làm 05/05/2025 22:47

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài
Việc làm 04/05/2025 18:09

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học
Việc làm 02/05/2025 11:22

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI
Việc làm 27/04/2025 21:09

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Việc làm 27/04/2025 20:32

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm
Việc làm 27/04/2025 18:00